[Tài liệu môn Hóa 11] Đề Thi Giữa HK2 Hóa 11 Chân Trời Sáng Tạo Giải Chi Tiết-Đề 2

Tiêu đề Meta: Đề Thi Giữa HK2 Hóa 11 - Giải Chi Tiết - Chân trời sáng tạo Mô tả Meta: Đề thi giữa học kỳ 2 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo kèm lời giải chi tiết. Tải ngay tài liệu hữu ích để ôn tập, nâng cao kiến thức và tự tin trong các bài kiểm tra. 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào đề thi giữa học kỳ 2 môn Hóa học lớp 11, sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Mục tiêu chính là cung cấp cho học sinh một bộ đề thi hoàn chỉnh với lời giải chi tiết, giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, và rèn luyện kỹ năng làm bài thi. Bài học sẽ giúp học sinh nắm vững các kiến thức quan trọng trong chương trình học kỳ 2, từ đó tự tin chinh phục các bài kiểm tra và thi cử.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ được học và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng sau:

Kiến thức: Nắm vững các kiến thức trọng tâm của chương trình Hóa học 11 học kỳ 2, bao gồm các phản ứng hóa học, tính chất vật lý, phương pháp tính toán, định luật và nguyên lý hóa học. Kỹ năng: Kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập hóa học. Kỹ năng phân tích, đánh giá các tình huống bài toán. Kỹ năng trình bày bài làm khoa học, rõ ràng và chính xác. Kỹ năng sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học này sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên đề thi, bao gồm:

Phân tích đề: Phân tích cấu trúc đề thi, xác định các dạng bài tập thường gặp. Giải chi tiết từng câu hỏi: Cung cấp lời giải chi tiết, rõ ràng cho từng câu hỏi trong đề thi. Ví dụ minh họa: Sử dụng các ví dụ minh họa để giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách giải các bài tập. Luyện tập: Học sinh được hướng dẫn làm các bài tập tương tự để tự kiểm tra kiến thức và kỹ năng của mình. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức và kỹ năng học được trong bài học này có thể được áp dụng vào thực tế trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Ứng dụng trong đời sống: Hiểu biết về các phản ứng hóa học trong cuộc sống hàng ngày như quá trình hô hấp, quá trình tiêu hóau2026 Ứng dụng trong công nghiệp: Hiểu biết về các phản ứng hóa học trong sản xuất các chất hóa học, vật liệu. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này liên kết chặt chẽ với các bài học khác trong chương trình Hóa học 11 học kỳ 2. Học sinh cần nắm vững kiến thức từ các bài học trước để có thể hiểu rõ và giải quyết các bài tập trong đề thi.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Đọc kỹ đề thi: Hiểu rõ yêu cầu của từng câu hỏi. Phân tích bài toán: Phân tích các dữ kiện, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức. Lập luận giải bài: Sử dụng các kiến thức đã học để lập luận và tìm ra lời giải. Kiểm tra kết quả: Kiểm tra lại kết quả sau khi giải bài và tìm hiểu các lỗi sai. Làm bài tập thường xuyên: Thực hành giải nhiều bài tập để củng cố kiến thức và kỹ năng. Hỏi đáp: Nếu có thắc mắc, hãy hỏi giáo viên hoặc các bạn để được giải đáp. Danh sách 40 keywords:

Đề thi, Hóa học, Hóa 11, Chân trời sáng tạo, Giữa HK2, Giải chi tiết, Lời giải, Ôn tập, Kiểm tra, Bài tập, Phản ứng hóa học, Tính chất vật lý, Phương pháp tính toán, Định luật hóa học, Nguyên lý hóa học, Bảng tuần hoàn, Ứng dụng, Đời sống, Công nghiệp, Học kỳ 2, Tài liệu, File word, Download, Tải xuống, Kiến thức, Kỹ năng, Làm bài, Bài kiểm tra, Thi cử, Học tập hiệu quả, Ôn thi, Giải bài tập, Phân tích đề, Ví dụ, Luyện tập, Củng cố, Hỏi đáp, Giáo viên, Bạn bè, Hóa 11 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa học kỳ 2.

Đề thi giữa HK2 Hóa 11 chân trời sáng tạo giải chi tiết-Đề 2 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng alkane?

A. CH2. B. C2H4. C. C3H6. D. C4H10.

Câu 2. Bậc của nguyên tử carbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là

A. bậc I. B. bậc II. C. bậc III. D. bậc IV.

Câu 3. Cho alkane X có công thức cấu tạo như sau: CH3–CH(CH3)–CH3. Tên gọi theo danh pháp thay thế của alkane X là

A. 2 – methylpropane. B. isopropane.

C. 2,2 – dimethylethane. D. isobutane.

Câu 4. Ở điều kiện thường alkane nào sau đây ở thể lỏng?

A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C6H14.

Câu 5. Hợp chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3CH(CH3)CH2CH3. B. CH3CH3.

C. CH3CH2CH2CH3. D. CH3(CH2)3CH3.

Câu 6. Chọn khái niệm đúng về alkyne:

A. Những hydrocarbon có 1 liên kết ba C ≡ C trong phân tử là alkyne.

B. Những hydrocarbon mạch hở có 1 liên kết ba C ≡ C trong phân tử là alkyne.

C. Alkyne là những hydrocarbon có liên kết đôi C=C trong phân tử.

D. Alkyne là những hydrocarbon mạch hở có liên kết đôi C=C trong phân tử.

Câu 7. Công thức phân tử chung của alkene là

A. CnH2n( n≥1) B. CnH2n( n≥4) C.CnH2n( n≥3) D. CnH2n( n≥2)

Câu 8. Tên thay thế alkene có công thức CH2=CH-CH3

A. propane B. propyne C. propene D. propylene

Câu 9. Trong phân tử ethyne các nguyên tử carbon và hydrogen

A. thuộc cùng một đường thẳng. B. không thuộc cùng một mặt phẳng

C. có thể tạo góc liên kết 1200 D. thuộc cùng một đường gấp khúc.

Câu 10. Trùng hợp ethylene, sản phẩm thu được có cấu tạo là

A. (-CH2=CH2-)n . B. (-CH2-CH2-)n C. (-CH-CH-)n D. (-CH3-CH3-)n

Câu 11. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon

không no?

A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng trùng hợp.

C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng thế.

Câu 12. Câu nào đúng nhất trong các Câu sau đây?

A. Benzene là một hydrocarbon. B. Benzene là một hydrocarbon no.

C. Benzene là một hydrocarbon không no. D. Benzene là một hydrocarbon thơm.

Câu 13. Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều

A. vòng benzene. B. liên kết đơn. C. liên kết đôi. D. liên kết ba.

Câu 14. Các arene tác động đến sức khỏe của con người chủ yếu thông qua hít thở không khí bị ô nhiễm, đặc biệt ở các khu vực có nhiều xe cơ giới, khu vực có trạm……………….và nơi có khói………..

Cụm từ điền vào các khoảng trống lần lượt là

A. thuốc lá, xăng dầu. B. xe buýt, thuốc lá. C. xăng dầu, thuốc lá. D. xăng dầu, bụi.

Câu 15. Benzene, toluene, xylene (được gọi chung là BTX) có trong…………….với hàm lượng thấp. Khi chưng cất dầu thô thường nhận được phân đoạn có chứa các arene này. Naphtalene và các arene đa vòng khác có trong dầu mỏ và nhựa……………

Cụm từ điền vào các khoảng trống lần lượt là

A. than đá, dầu mỏ. B. dầu mỏ, dầu mỏ. C. dầu mỏ, than đá. D. than đá, than đá.

Câu 16. Trong công nghiệp, Benzene, toluene được điều chế từ quá trình……………. phân đoạn dầu mỏ chứa các alkane và cycloalkane C6 – C8. Cụm từ điền vào khoảng trống là

A. cracking. B. reforming. C. dehydrogen. D. hydrogen hóa.

Câu 17. Naphthalene được điều chế chủ yếu bằng phương pháp…………………..nhựa than đá

Cụm từ điền vào khoảng trống là

A. chưng cất. B. tách, chiết. C. kết tủa. D. sắc ký.

Câu 18. Sự tách hydrogen halogenua của dẫn xuất halogen X có công thức phân tử C4H9Cl cho một alkene không phân nhánh duy nhất, X là chất nào trong những chất sau đây ?

A. 1-chlorobutane. B. 1-chloro-2-methylpropane.

C. 2-chloro-2-methylpropane. D. 2-chlorobutane.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Alkane X (tổng số nguyên tử trong phân tử của X là 14) là chất lỏng có thể nhìn thấy bên trong một chiếc bật lửa trong suốt, có nhiệt độ sôi thấp hơn một ít so với nhiệt độ của nước đóng băng.

a. X là butane.

b. X có 3 đồng phân cấu tạo.

c. Khi được đưa vào trong bật lửa, alkane X chịu áp suất rất cao so với áp suất khí quyển. Điều này làm tăng nhiệt độ sôi của alkane X lên cao hơn nhiệt độ phòng.

d. Khi được giải nén, alkane X lỏng lập tức bốc hơi và tạo khí, bốc cháy khi gặp tia lửa do ma sát giữa bánh răng kim loại với đá lửa.

Câu 2. Trong một phương pháp tổng hợp polyethylene (PE), các phân tử ethylene đã được hoà tan trong dung môi phản ứng với nhau để tạo thành polymer.

a. Công thức phân tử của ethylene là C2H2.

b. Các phân tử ethylene ban đầu gọi là monomer.

c. Phản ứng tạo thành polyethylene (PE) từ các phân tử ethylene gọi là phản ứng trùng hợp.

d. Có thể sử dụng hex–1–ene làm dung môi phản ứng để tạo thành polyethylene (PE).

Câu 3. Toluene có giá trị thương mại thấp hơn nhiều so với benzene. Chính vì lí do đó nên người ta đã tiến hành loại bỏ nhóm methyl khỏi toluene bằng một quá trình gọi là dealkyl hoá. Toluene được trộn với hydrogen ở nhiệt độ từ 550 °C đến 660 °C và áp suất từ 30 atm đến 50 atm, với hỗn hợp gồm silicon dioxide (SiO2) và aluminium oxide (Al2O3).

a. Toluene có công thức phân tử là C8H8.

b. Toluene là đồng đẳng kế tiếp của benzene.

c. Sản phẩm của quá trình dealkyl hoá toluene gồm có benzene và methane

d. Vai trò của silicon dioxide (SiO2) và aluminium oxide (Al2O3) là chất xúc tác.

Câu 4. Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ < 50 °C, tạo thành chất hữu cơ X chỉ chứa 1 nhóm NO2.

a. X có màu vàng.

b. X là chất lỏng sánh như dầu.

c. Có thể thay thế H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng.

d. X tan tốt trong nước.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Hợp chất C5H12 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có mạch carbon phân nhánh?

Câu 2. Ở điều kiện thường, có bao nhiêu chất ở thể khí trong số các chất sau: CH4, C2H4, C2H2, C6H14.

Câu 3. Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C6H14, C6H5Cl, C6H6 vào dung dịch NaOH đun nóng. Hỏi có bao nhiêu chất tham gia phản ứng?

Câu 4. Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene; ethyl acetylene và dimethyl acetylene. Số chất tạo được kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là là bao nhiêu?

Câu 5. Từ 1 tấn toluene điều chế được bao nhiêu tấn 2,4,6-trinitrotoluene, biết hiệu suất của phản ứng là 62%? (Cho NTK: H=1, C=12, N=14, O=16). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Câu 6. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol allyl chloride ; 0,3 mol benzyl bromide ; 0,1 mol hexyl chloride ; 0,15 mol phenyl bromide. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. (Cho NTK: Ag=108, Br=80).

(Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

ĐÁP ÁN

PHẦN I (4,5 đ). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 đ

1 2 3 4 5 6
D C A D D B
7 8 9 10 11 12
D C A B D D
13 14 15 16 17 18
A A C C A A

PHẦN II (4 đ). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

-Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

-Thí sinh lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S)
Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S)
1 a Đ 3 a S
b S b Đ
c Đ c Đ
d Đ d Đ
2 a S 4 a Đ
b Đ b Đ
c Đ c S
d S d S

PHẦN III (1,5 đ): Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu đúng 1,5 điểm

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6
ĐA 2 3 1 3 1,5 70,8

HƯỚNG DẪN GIẢI

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Alkane X (tổng số nguyên tử trong phân tử của X là 14) là chất lỏng có thể nhìn thấy bên trong một chiếc bật lửa trong suốt, có nhiệt độ sôi thấp hơn một ít so với nhiệt độ của nước đóng băng.

a. X là butane. →Đ

b. X có 3 đồng phân cấu tạo. →S

c. Khi được đưa vào trong bật lửa, alkane X chịu áp suất rất cao so với áp suất khí quyển. Điều này làm tăng nhiệt độ sôi của alkane X lên cao hơn nhiệt độ phòng. →Đ

d. Khi được giải nén, alkane X lỏng lập tức bốc hơi và tạo khí, bốc cháy khi gặp tia lửa do ma sát giữa bánh răng kim loại với đá lửa. →Đ

Câu 2. Trong một phương pháp tổng hợp polyethylene (PE), các phân tử ethylene đã được hoà tan trong dung môi phản ứng với nhau để tạo thành polymer.

a. Công thức phân tử của ethylene là C2H2. →S

b. Các phân tử ethylene ban đầu gọi là monomer. →Đ

c. Phản ứng tạo thành polyethylene (PE) từ các phân tử ethylene gọi là phản ứng trùng hợp. →Đ

d. Có thể sử dụng hex–1–ene làm dung môi phản ứng để tạo thành polyethylene (PE). →S

Hướng dẫn giải

Không sử dụng hex–1–ene làm dung môi cho phản ứng trùng hợp do có thể tạo ra polime khác PE.

Câu 3. Toluene có giá trị thương mại thấp hơn nhiều so với benzene. Chính vì lí do đó nên người ta đã tiến hành loại bỏ nhóm methyl khỏi toluene bằng một quá trình gọi là dealkyl hoá. Toluene được trộn với hydrogen ở nhiệt độ từ 550 °C đến 660 °C và áp suất từ 30 atm đến 50 atm, với hỗn hợp gồm silicon dioxide (SiO2) và aluminium oxide (Al2O3).

a. Toluene có công thức phân tử là C8H8. →S

b. Toluene là đồng đẳng kế tiếp của benzene. →Đ

c. Sản phẩm của quá trình dealkyl hoá toluene gồm có benzene và methane. →Đ

d. Vai trò của silicon dioxide (SiO2) và aluminium oxide (Al2O3) là chất xúc tác. →Đ

Hướng dẫn giải

Câu 4. Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ < 50 °C, tạo thành chất hữu cơ X chỉ chứa 1 nhóm NO2.

a. X có màu vàng. →Đ

b. X là chất lỏng sánh như dầu. →Đ

c. Có thể thay thế H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng. →S

d. X tan tốt trong nước. →S

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Hợp chất C5H12 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có mạch carbon phân nhánh?

ĐÁP ÁN 2

Câu 2: Ở điều kiện thường, có bao nhiêu chất ở thể khí trong số các chất sau: CH4, C2H4, C2H2, C6H14.

ĐÁP ÁN 3

Câu 3. Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C6H14, C6H5Cl, C6H6 vào dung dịch NaOH đun nóng. Hỏi có bao nhiêu chất tham gia phản ứng?

ĐÁP ÁN 1

Câu 4. Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene; ethyl acetylene và dimethyl acetylene. Số chất tạo được kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là bao nhiêu?

ĐÁP ÁN 3

Câu 5. Từ 1 tấn toluene điều chế được bao nhiêu tấn 2,4,6-trinitrotoluene, biết hiệu suất của phản ứng là 62%?

ĐÁP ÁN 1,5

Hướng dẫn giải

CH3C6H5 + 3HONO2 $\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},\,{t^0}}}$ CH3C6H2(NO2)3 + 3H2O

$\xrightarrow{{PTHH}}{m_{TNT}} = \frac{{1 \times 227}}{{92}} \times 0,62 = 1,5298$(tấn)

Câu 6:

Hỗn hợp X gồm 0,1 mol allyl chloride ; 0,3 mol benzyl bromide ; 0,1 mol hexyl chloride ; 0,15 mol phenyl bromide. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m. (Cho NTK: Ag=108, Br=80)

(Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

ĐÁP ÁN 70,8

Hướng dẫn giải

Khi đun sôi hỗn hợp X trong nước thì chỉ có anlyl clorua và benzyl bromua bị thủy phân.

Phương trình phản ứng :

C6H5CH2Br + H2O → C6H5CH2OH + HBr (1)

mol: 0,3 → 0,3

CH2=CH–CH2Cl + H2O → CH2=CH–CH2OH + HCl (2)

mol: 0,1 → 0,1

AgNO3 + HBr → AgBr + HNO3 (3)

mol: 0,3 → 0,3

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 (4)

mol: 0,1 → 0,1

Theo các phương trình phản ứng và giả thiết ta có :

m = 0,3.188 + 0,1.143,5 = 70,75 gam.

Tài liệu đính kèm

  • De-thi-giua-HK2-Hoa-11-CTST-cau-truc-moi-De-2-hay.docx

    37.05 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm