Trắc nghiệm định luật bảo toàn điện tích Hóa 11 có lời giải được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
+ Điều kiện để các ion có thể cùng tồn tại trong dung dịch: Các ion không phản ứng được với nhau.
+ Định luật bảo toàn điện tích: Trong một dung dịch chứa hoàn toàn các chất điện li, thì tổng số ${\text{mol}}$ của điện tích âm luôn bằng tổng số mol của điện tích dương.
Tổng ${\text{n}}$ điện tích $\left( + \right)$ = Tổng ${\text{n}}$ điện tích (-)
+ Khối lượng chất tan trong dung dịch
${{\text{m}}_{{\text{ct}}}} = {{\text{m}}_{{\text{anion}}}} + {{\text{m}}_{{\text{cation}}}}$
+ Cách tính số mol điện tích
$n$Điện tích = số chỉ điện tích.${{\text{n}}_{{\text{ion}}}}$
II. VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Một dung dịch có chứa các ion: ${\text{N}}{{\text{a}}^ + }\left( {0,2{\text{mol}}} \right),{\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}\left( {0,1{\text{mol}}} \right),{\text{C}}{{\text{a}}^{2 + }}\left( {0,05{\text{mol}}} \right)$, ${\text{NO}}_3^ – \left( {0,15{\text{mol}}} \right)$ và ${\text{C}}{{\text{l}}^ – }\left( {{\text{xmol}}} \right)$. Giá trị của ${\text{x}}$ là
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
$ \to 0,2 + 2 \cdot 0,1 + 2 \cdot 0,05 = 1 \cdot 0,15 + 1.x$
$ \to {\text{x}} = 0,35$
Câu 2. Dung dịch ${\text{X}}$ gồm a mol Na$;0,15{\text{mol}}{{\text{K}}^ + };0,1{\text{molHC}}{{\text{O}}_3}{^ – };0,15{\text{molC}}{{\text{O}}_3}{^{2 – }}$ và 0,05 ${\text{molS}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}$. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch ${\text{X}}$ là:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
Lời giải
$ \to {\text{a}} + 0,15 = 0,1 + 0,15 \cdot 2 + 0,05 \cdot 2$
$ \to {\text{a}} = 0,35$
${{\text{m}}_{{\text{muoi}}}} = {{\text{m}}_{{\text{Na}}}} + {{\text{m}}_{\text{K}}} + {{\text{m}}_{{\text{HCO}}3}} + {{\text{m}}_{{\text{CO}}3}} + {{\text{m}}_{{\text{SO}}4}}$
$ \to {{\text{m}}_{{\text{muoi}}}} = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8$ gam.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một dd ${\text{Y}}$ có chứa các ion: ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}\left( {0,05{\text{mol}}} \right),{{\text{K}}^ + }\left( {0,15{\text{mol}}} \right),{\text{NO}}_3^ – \left( {0,1{\text{mol}}} \right)$, và ${\text{SO}}_4^{2 – }\left( {{\text{xmol}}} \right)$. Khối lượng chất tan có trong dung dịch ${\text{Y}}$ là.
A. 22, $5{\text{gam}}$
B. 25,67 gam.
C. 20,45 gam
D. 27,65 gam
Câu 2. Dung dịch A chứa 0,02 mol $C{u^{2 + }}$, 0,03 mol ${K^ + }$, x mol $C{l^ – }$và y mol. Tổng khối lượng lượng muối tan trong ${\text{A}}$ là 5,435 gam. Giá trị của ${\text{x}}$ và ${\text{y}}$ lần lượt là:
A. 0,01 và 0,03 .
B. 0,05 và 0,01 .
C. 0,03 và 0,02 .
D. 0,02 và 0,05 .
Câu 3. Cho dd ${\text{Ba}}{({\text{OH}})_2}$ dư vào $50{\text{ml}}$ dd ${\text{X}}$ chứa các ion: ${\text{N}}{{\text{H}}_4}{^ + },{\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }},{\text{N}}{{\text{O}}_3}{^ – }$đun nóng thì có 11,65 gam kết tủa xuất hiện và có 4,48 lít khí Y thoát ra (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch ${\text{X}}$ là:
A. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}1{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}2{\text{M}}$.
B. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}1{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}1{\text{M}}$.
C. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}2{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}2{\text{M}}$.
D. ${\left( {{\text{N}}{{\text{H}}_4}} \right)_2}{\text{S}}{{\text{O}}_4}1{\text{M}};{\text{N}}{{\text{H}}_4}{\text{N}}{{\text{O}}_3}0,5{\text{M}}$.
Câu 4. Dung dịch ${\text{X}}$ có chứa 5 ion: ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }},{\text{B}}{{\text{a}}^{2 + }},{\text{C}}{{\text{a}}^{2 + }},0,1$ mol ${\text{C}}{{\text{l}}^ – }$và $0,2{\text{molN}}{{\text{O}}_3}$. Thêm dần ${\text{V}}$ lít dung dịch ${{\text{K}}_2}{\text{C}}{{\text{O}}_3}1{\text{M}}$ vào ${\text{X}}$ đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của ${\text{V}}$ là:
A. 0,15
B. 0,3
C. 0,2
D. 0,25
Câu 5. Chia hỗn hợp $X$ gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch ${\text{HCl}}$ dư thu được 1,792 lít ${{\text{H}}_2}$ (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxide. Khối lượng hỗn hợp X là:
A. $1,56{\text{g}}$
B. $2,4{\text{g}}$
C. $1,8{\text{g}}$
D. $3,12{\text{g}}$
Câu 6. Một dung dịch chứa các ion : ${\text{C}}{{\text{u}}^{2 + }}\left( {0,02{\text{mol}}} \right),{{\text{K}}^ + }\left( {0,10{\text{mol}}} \right),{\text{N}}{{\text{O}}^ – }\left( {0,05{\text{mol}}} \right)$ và ${\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}({\text{x}}$ mol $)$. Giá trị của ${\text{x}}$ là
A. 0,050 .
B. 0.070 .
C. 0,030 .
D. 0,045 .
Câu 7. Một dung dịch chứa ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}\left( {0,02{\text{mol}}} \right),{{\text{K}}^ + }\left( {0,03{\text{mol}}} \right),{\text{C}}{{\text{l}}^ – }\left( {0,04{\text{mol}}} \right)$ và ion ${\text{Z}}$ (y ${\text{mol}})$. Ion ${\text{Z}}$ và giá trị của ${\text{y}}$ là
A. ${\text{N}}{{\text{O}}_3}{^ – }\left( {0,03} \right)$.
B. ${\text{CO}}_3^{2 – }\left( {0,015} \right)$.
C. ${\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}\left( {0,01} \right)$.
D. ${\text{NH}}_4^ + \left( {0,01} \right)$
Câu 8. Dung dịch ${\text{X}}$ gồm: $0,09{\text{molC}}{{\text{l}}^ – },0,04{\text{molN}}{{\text{a}}^ + }$, a mol Fe${^{3 + }}$ và b mol SO ${4^{2 – }}$. Khi cô cạn $X$ thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của $a$ và $b$ lần lượt là
A. 0.05 và 0,05 .
B. 0,03 và 0,02 .
C. 0,07 và 0,08 .
D. 0,018 và 0,027 .
Câu 9. Hoàn toàn $10{\text{g}}$ hỗn hợp ${\text{X}}$ gồm ${\text{Mg}}$ và ${\text{Fe}}$ bằng dung dịch ${\text{HCl}}2{\text{M}}$. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch ${\text{Y}}$ và 5,6 lit khí ${{\text{H}}_2}$ (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch ${\text{Y}}$ cần vừa đủ $300{\text{mlNaOH}}2{\text{M}}$. Thể tích dung dịch ${\text{HCl}}$ đã dùng là:
A. 0,2 lít
B. 0,24 lít
C. 0,3 lít
D. 0,4 lít
Câu 10. Cho hỗn hợp ${\text{X}}$ gồm ${\text{x}}$ mol ${\text{Fe}}{{\text{S}}_2}$ và $0,045{\text{molC}}{{\text{u}}_2}{\text{S}}$ tác dụng vừa đủ với ${\text{HN}}{{\text{O}}_3}$ loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của ${\text{x}}$ là
A. 0,045
B. 0,09 .
C. 0,135 .
D. 0,18 .
ĐÁP ÁN
1 |
2 | 3 | 4 | 5 |
C |
C | A | A | D |
6 | 7 | 8 | 9 |
10 |
D | A | B | C |
B |
Câu 1.
Lời giải:
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:
$0,05 \cdot 2 + 0,15 \cdot 1 = 1 \cdot 0,1 + {\text{y}} \cdot 2 \to {\text{x}} = 0,075$
${\text{m}} = 0,05 \cdot 24 + 0,15 \cdot 39 + 0,1 \cdot 62 + 0,075 \cdot 96 = 20,45$ gam
Chọn C.
Câu 2.
Lời giải:
Ta có: $0,02.2 + 0,03.1 = {\text{x}}.1 + {\text{y}}.2$
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
${\text{m}} = 0,02.64 + 0,03 \cdot 39 + 35,5 \cdot {\text{x}} + 96 \cdot {\text{y}} = 5,435$
Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được: ${\text{x}} = 0,03;{\text{y}} = 0,02$
Chọn C.
Câu 3.
Lời giải:
${{\text{n}}_{{\text{BaSO}}4}} = 11,65/233 = 0,05{\text{mol}};{{\text{n}}_{{\text{NH}}3}} = 4,48/22,4 = 0,2{\text{mol}}$
$ \to \left[ {{\text{N}}{{\text{H}}_4}{^ + }} \right] = 0,2/0,05 = 4{\text{M}};\left[ {{\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}} \right] = 0,05/0,05 = 1{\text{M}}$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch ${\text{X}}$ :
$4 = 2.1 + {\text{x}} \to {\text{x}} = 2{\text{M}}$
Chọn A.
Câu 4.
Lời giải:
Vì cả 3 ion ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }},{\text{C}}{{\text{a}}^{2 + }}$ và ${\text{B}}{{\text{a}}^{2 + }}$ đều tạo kết tủa với ${\text{CO}}_3^{2 – }$ nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa ${K^ + },\,C{l^ – }$và $N{O_3}^ – $.
Ta có: ${n_{{K^ + }}} = {n_{C{l^ – }}} + {n_{N{O_3}^ – }} \to {n_{{K_2}C{O_3}}} = 0,15$mol
$ \to {\text{V}} = 0,15$ lít
Chọn A.
Câu 5.
Lời giải:
$ \to 2{\text{n}}{{\text{o}}^{2 – }} = 1 \cdot {{\text{n}}_{{\text{C}}{{\text{l}}^ – }}};{{\text{n}}_{{\text{C}}{{\text{l}}^ – }}} = {\text{n}}_{\text{H}}^ + = 2{{\text{n}}_{{\text{H}}2}} = 0,16{\text{mol}}$
$ \to {\text{n}}{{\text{O}}^{2 – }} = 0,16/2 = 0,08{\text{mol}}$
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ở phần 2:
${{\text{M}}_{{\text{oxide}}}} = {{\text{m}}_{{\text{Kl}}}} + {{\text{m}}_{\text{O}}} \Rightarrow {{\text{m}}_{{\text{Kl}}}} = 2,84 – 0,08 \cdot 16 = 1,56$ gam
$ \to $ Khối lượng hỗn hợp ${\text{X}} = 2.1,56$ = 3,12 (gam)
Chọn D.
Câu 6.
Lời giải:
Theo bảo toàn điện tích:
${n_{C{u^{2 + }}}} + {n_{{K^ + }}} = {n_{N{O_3}^ – }} + 2{n_{S{O_4}^{2 – }}}$
$ \to 2.0,02 + 0,1 = 0,05 + 2x \to x = 0,045$(mol)
Chọn D.
Câu 7.
Lời giải:
Gọi điện tích của ion $Z$ là $x$, số mol là $y$
Theo bảo toàn điện tích: $2{{\text{n}}_{{\text{Mg}}}}{^{2 + }} + {{\text{n}}_{\text{K}}}{^ + } + \left( { – 1} \right){{\text{n}}_{\text{a}}} + {\text{xy}} = 0$
$ \to {\text{xy}} = – 0,03$
Vậy ${\text{Z}}$ là anion.
Đáp án phù hợp là ${\text{A}}:{\text{x}} = – 1,{\text{y}} = 0,03{\text{mol}}$. Anion là ${\text{N}}{{\text{O}}_3}$.
Nếu ${\text{x}} = – 2,{\text{y}} = 0,015{\text{mol}}$, anion là ${\text{C}}{{\text{O}}_3}{^{2 – }}$ loại, vì ion này tạo kết tủa với ${\text{M}}{{\text{g}}^{2 + }}$.
Chọn A.
Câu 8.
Lời giải:
Theo bảo toàn điện tích: $3a + 0,04 = 0,09 + 2b$
Theo bảo toàn khối lượng: $56{\text{a}} + 0,04.23 + 0,09.35,5 + 96{\text{b}} = 7,715$
Giải hệ (1) và $\left( 2 \right) \to a = 0,03$ và $b = 0,02$
Chọn B.
Câu 9.
Lời giải:
${{\text{n}}_{{\text{Na}}}}{^ + } = 0,3 \cdot 0,2 = 0,6{\text{mol}}$
Dung dịch sau phản ứng: ${\text{N}}{{\text{a}}^ + }$và ${\text{C}}{{\text{l}}^ – }$.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch này ta có: ${n_{N{a^ + }}} = {n_{C{l^ – }}} = 0,6$ mol
$ \to {\text{V}} = 0,6/0,2 = 0,3$ lít
Chọn C.
Câu 10.
Lời giải:
DD sau phản ứng chứa:Fe ${^{3 + }}:{\text{x}}$ mol; ${\text{C}}{{\text{u}}^{2 + }}:0,09;{\text{S}}{{\text{O}}_4}{^{2 – }}:\left( {{\text{x}} + 0,045} \right){\text{mol}}$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch sau phản ứng ta có:
$3x + 2.0,09 = 2\left( {x + 0,045} \right) \to x = 0,09$
Chọn B.