[Toán nâng cao lớp 4] Bài tập tự luyện tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số - Toán nâng cao lớp 4
Hướng dẫn học bài: Bài tập tự luyện tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số - Toán nâng cao lớp 4 - Môn Toán học lớp 4 Lớp 4. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Toán nâng cao lớp 4 Lớp 4' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
Một cửa hàng bán hai loại áo: áo sơ mi và áo cộc tay. Buổi sáng, chủ cửa hàng đếm thấy số lượng áo sơ mi nhiều gấp 4 lần áo cộc tay. Buổi chiều, sau khi bán được 16 chiếc áo sơ mi thì số lượng áo cộc tay bằng $\frac{1}{2}$ số lượng áo sơ mi. Hỏi ban đầu cửa hàng có bao nhiêu chiếc áo sơ mi?
- Vì số lượng áo cộc tay không thay đổi nên ta chọn số lượng áo cộc tay làm đơn vị.
- Tìm tỉ số giữa áo sơ mi và áo cộc tay
- Tìm phân số chỉ 16 cái áo
- Tìm số áo cộc tay, áo sơ mi
Vì số lượng áo cộc tay không thay đổi nên ta chọn số lượng áo cộc tay làm đơn vị.
Ban đầu, số lượng áo sơ mi so với áo cộc tay là: $\frac{4}{1}$ (áo cộc tay)
Sau khi bán được 16 cái áo sơ mi, số lượng áo sơ mi so với áo cộc tay là: $\frac{2}{1}$ (áo cộc tay)
Phân số chỉ 16 cái áo là:4 – 2 = 2 (áo cộc tay)
Ban đầu cửa hàng có số áo cộc tay là:
16 : 2 x 1 = 8 (chiếc áo)
Ban đầu cửa hàng có số áo sơ mi là:
8 x 4 = 32 (chiếc áo)
Đáp số: 32 chiếc áo
Nhà An có một đàn gà trống và gà mái. Lúc đầu số gà trống bằng $\frac{2}{5}$ số gà mái. Sau khi đem 10 con gà trống ra chợ bán thì số gà trống bằng $\frac{3}{{10}}$ số gà mái. Hỏi lúc đầu đàn gà nhà An có bao nhiêu con?
- Vì số con gà mái không thay đổi nên ta chọn số gà mái làm đơn vị.
- Tìm phân số chỉ 10 con gà
- Tìm số gà mái, gà trống
Vì số con gà mái không thay đổi nên ta chọn số gà mái làm đơn vị.
Phân số chỉ 10 con gà là:
$\frac{2}{5} - \frac{3}{{10}} = \frac{1}{{10}}$ (số gà mái)
Có số con gà mái là:
10 x 10 = 100 (con)
Số con gà trống lúc đầu là:
$100 \times \frac{2}{5} = 40$ (con)
Tổng số con gà trống và mái lúc đầu là:
100 + 40 = 140 (con)
Đáp số: 140 con
Hiện nay tuổi con bằng $\frac{1}{6}$ tuổi bố. Sau 10 năm nữa tuổi con bằng $\frac{3}{8}$ tuổi bố. Tính tuổi mỗi người hiện nay.
- Vì hiệu số tuổi của bố và con không thay đổi nên ta chọn hiệu số tuổi làm đơn vị.
- Tìm tỉ số giữa tuổi con và hiệu số tuổi
- Tìm phân số chỉ 10 năm
- Tìm hiệu số tuổi
- Tìm tuổi của mỗi người
Vì hiệu số tuổi của bố và con không thay đổi nên ta chọn hiệu số tuổi làm đơn vị.
Hiện nay, tuổi con so với hiệu số tuổi của bố và con là $\frac{1}{{6 - 1}} = \frac{1}{5}$ (hiệu số tuổi)
10 năm nữa, tuổi con so với hiệu số tuổi của bố và con là: $\frac{3}{{8 - 3}} = \frac{3}{5}$ (hiệu số tuổi)
Phân số chỉ 10 năm là:
$\frac{3}{5} - \frac{1}{5} = \frac{2}{5}$ (hiệu số tuổi)
Bố hơn con số tuổi là:
$10:\frac{2}{5} = 25$ (tuổi)
Hiện nay, tuổi của con là:
$25 \times \frac{1}{5} = 5$ (tuổi)
Hiện nay, tuổi của bố là:
5 + 25 = 30 (tuổi)
Đáp số: Bố 30 tuổi; Con 5 tuổi
Năm nay tuổi bố gấp 3 lần tuổi con. 12 năm trước, tuổi bố gấp 7 lần tuổi con. Hỏi tuổi hiện nay của mỗi người.
- Vì hiệu số tuổi của bố và con không thay đổi nên ta chọn hiệu số tuổi làm đơn vị.
- Tìm tỉ số giữa tuổi bố và hiệu số tuổi ở hai thời điểm
- Tìm phân số ứng với 12 năm
- Tìm hiệu số tuổi
- tìm tuổi bố, tuổi con
Vì hiệu số tuổi của bố và con không thay đổi nên ta chọn hiệu số tuổi làm đơn vị.
Hiện nay, tuổi bố so với hiệu số tuổi của bố và con là $\frac{3}{{3 - 1}} = \frac{3}{2}$ (hiệu số tuổi)
12 năm trước, tuổi bố so với hiệu số tuổi của bố và con là: $\frac{7}{{7 - 1}} = \frac{7}{6}$ (hiệu số tuổi)
Phân số chỉ 12 năm là:
$\frac{3}{2} - \frac{7}{6} = \frac{1}{3}$ (hiệu số tuổi)
Bố hơn con số tuổi là:
$12:\frac{1}{3} = 36$ (tuổi)
Hiện nay, tuổi của bố là:
$36 \times \frac{3}{2} = 54$ (tuổi)
Hiện nay, tuổi của con là:
54 - 36 = 18 (tuổi)
Đáp số: Bố 54 tuổi; Con 18 tuổi
Có hai ngăn sách. Lúc đầu số sách ngăn I bằng $\frac{7}{3}$ số sách ngăn II. Người ta chuyển thêm vào hai ngăn mỗi ngăn 40 cuốn sách. Khi đó số sách ngăn II bằng $\frac{{17}}{{29}}$ số sách ngăn I. Hỏi lúc đầu mỗi ngăn có bao nhiêu cuốn sách?
- Vì hiệu số quyển sách không thay đổi nên ta chọn hiệu số quyển sách làm đơn vị.
- Tìm phân số giữa số sách ngăn 1 và hiệu số sách
- Tìm hiệu số sách
- Tìm số sách ở mỗi ngăn
Vì hiệu số quyển sách không thay đổi nên ta chọn hiệu số quyển sách làm đơn vị.
Ban đầu, số sách ngăn I so với hiệu số quyển sách là: $\frac{7}{{7 - 3}} = \frac{7}{4}$ (hiệu số quyển sách)
Sau khi chuyển thêm vào mỗi ngăn 40 quyển thì số sách ngăn I so với hiệu số quyển sách là:
$\frac{{29}}{{29 - 17}} = \frac{{29}}{{12}}$ (hiệu số quyển sách)
Phân số chỉ 40 quyển sách là:
$\frac{{29}}{{12}} - \frac{7}{4} = \frac{2}{3}$ (hiệu số quyển sách)
Số sách ngăn I nhiều hơn ngăn II là:
$40:\frac{2}{3} = 60$ (quyển)
Số sách ngăn I lúc đầu là:
$60 \times \frac{7}{4} = 105$ (quyển)
Số sách ngăn II lúc đầu là:
105 – 60 = 45 (quyển)
Đáp số: Ngăn I: 105 quyển
Ngăn II: 45 quyển
Có hai sọt cam. Sọt thứ nhất có số quả cam bằng $\frac{3}{4}$ sọt thứ hai. Nếu lấy 5 quả cam ở sọt thứ nhất chuyển sang sọt thứ hai thì sọt thứ nhất có số quả cam bằng $\frac{2}{3}$ sọt thứ hai. Tính số quả cam lúc đầu trong mỗi sọt.
- Vì tổng số cam ở hai sọt không thay đổi nên ta chọn tổng số cam làm đơn vị.
- Tìm phân số giữa số cam ở sọt 1 so với tổng số cam
- Tìm tổng số cam
- Tìm số cam ở mỗi sọt
Vì tổng số cam ở hai sọt không thay đổi nên ta chọn tổng số cam làm đơn vị.
Ban đầu, số cam ở sọt thứ nhất so với tổng số cam là: $\frac{3}{{3 + 4}} = \frac{3}{7}$ (tổng số cam)
Sau khi chuyển đi 5 quả, số cam ở sọt thứ nhất so với tổng số cam là: $\frac{2}{{2 + 3}} = \frac{2}{5}$ (tổng số cam)
Phân số chỉ 5 quả là:
$\frac{3}{7} - \frac{2}{5} = \frac{1}{{35}}$(tổng số cam)
Tổng số cam ở hai sọt là:
$5:\frac{1}{{35}} = 175$ (quả)
Số cam ở sọt thứ nhất lúc đầu là:
$175 \times \frac{3}{7} = 75$ (quả)
Số cam ở sọt thứ hai lúc đầu là:
175 – 75 = 100 (quả)
Đáp số: Sọt thứ nhất: 75 quả
Sọt thứ hai: 100 quả
Tỉ số học sinh nữ so với nam của một trường là $\frac{6}{5}$. Nếu chuyển đi 50 bạn nữ và nhận thêm 50 bạn nam thì tỉ số giữa học sinh nữ và nam là $\frac{5}{6}$. Tính số học sinh nam, số học sinh nữ ban đầu của trường.
- Vì tổng số học sinh cả trường không thay đổi nên ta chọn tổng số học sinh làm đơn vị.
- Tìm phân số chỉ số nữ so với học sinh toàn trường
- Tìm số học sinh toàn trường
- Tìm số nam, số nữ
Vì tổng số học sinh cả trường không thay đổi nên ta chọn tổng số học sinh làm đơn vị.
Ban đầu, số học sinh nữ so với số học sinh cả trường là: $\frac{6}{{6 + 5}} = \frac{6}{{11}}$ (tổng số học sinh)
Sau khi chuyển đi 50 em, số học sinh nữ so với số học sinh cả trường là: $\frac{5}{{5 + 6}} = \frac{5}{{11}}$ (tổng số học sinh)
Phân số chỉ 50 học sinh là:
$\frac{6}{{11}} - \frac{5}{{11}} = \frac{1}{{11}}$(tổng số học sinh)
Tổng số học sinh của trường là:
$50:\frac{1}{{11}} = 550$ (học sinh)
Số học sinh nữ ban đầu là:
$550 \times \frac{6}{{11}} = 300$ (học sinh)
Số học sinh nam ban đầu là:
550 – 300 = 250 (học sinh)
Đáp số: Nữ: 300 học sinh
Nam: 250 học sinh
Tỉ số học sinh nam so với nữ của một trường là $\frac{3}{4}$. Nếu trường nhận thêm 60 học sinh nam và chuyển đi 60 học sinh nữ thì tỉ số giữa nam và nữ là $\frac{{18}}{{17}}$. Tính số học sinh nam, số học sinh nữ ban đầu của trường?
- Vì tổng số học sinh cả trường không thay đổi nên ta chọn tổng số học sinh làm đơn vị.
- Tìm tỉ số giữa số học sinh nam và học sinh cả trường ở hai thời điểm
- Tìm số học sinh cả trường
- Tìm số nam, số nữ
Vì tổng số học sinh cả trường không thay đổi nên ta chọn tổng số học sinh làm đơn vị.
Ban đầu, số học sinh nam so với số học sinh cả trường là: $\frac{3}{{3 + 4}} = \frac{3}{7}$ (tổng số học sinh)
Sau khi nhận thêm 60 em, số học sinh nam so với số học sinh cả trường là: $\frac{{18}}{{18 + 17}} = \frac{{18}}{{35}}$ (tổng số học sinh)
Phân số chỉ 60 học sinh là:
$\frac{{18}}{{35}} - \frac{3}{7} = \frac{3}{{35}}$(tổng số học sinh)
Tổng số học sinh của trường là:
$60:\frac{3}{{35}} = 700$ (học sinh)
Số học sinh nam ban đầu là:
$700 \times \frac{3}{7} = 300$ (học sinh)
Số học sinh nữ ban đầu là:
700 – 300 = 400 (học sinh)
Đáp số: Nam: 300 học sinh
Nữ: 400 học sinh
Tỉ số sách ngăn I và ngăn II bằng $\frac{3}{5}$ . Nếu chuyển 12 quyển sách ngăn II sang ngăn I thì số sách hai ngăn bằng nhau. Tính số sách mỗi ngăn lúc đầu.
- Vì tổng số sách ở hai ngăn không thay đổi nên ta chọn tổng số sách làm đơn vị.
- Tìm tỉ số giữa số sách ngăn 1 và tổng số sách ở hai thời điểm
- tìm tổng số sách
- Tìm số sách ở mỗi ngăn
Vì tổng số sách ở hai ngăn không thay đổi nên ta chọn tổng số sách làm đơn vị.
Lúc đầu, số sách ngăn I so với tổng số sách là $\frac{3}{{3 + 5}} = \frac{3}{8}$ (tổng số sách)
Sau khi chuyển 12 cuốn từ ngăn II sang ngăn I thì số sách ngăn I so với tổng số sách là $\frac{1}{2}$ (tổng số sách)
12 cuốn sách ứng với phân số:
$\frac{1}{2} - \frac{3}{8} = \frac{1}{8}$ (tổng số sách)
Tổng số sách ở hai ngăn là:
$12:\frac{1}{8} = 96$ (cuốn)
Số sách ở ngăn I lúc đầu là:
$96 \times \frac{3}{8} = 36$ (cuốn)
Số sách ở ngăn II lúc đầu là:
96 – 36 = 60 (cuốn)
Đáp số: Ngăn 1: 36 cuốn; ngăn 2: 60 cuốn
Tỉ số sách ngăn I và ngăn II bằng $\frac{{12}}{5}$ . Nếu chuyển 10 cuốn sách từ ngăn II sang ngăn I thì số sách ngăn I bằng $\frac{{14}}{3}$ số sách ngăn II. Tính số sách mỗi ngăn lúc đầu.
- Vì tổng số sách ở hai ngăn không thay đổi nên ta chọn tổng số sách làm đơn vị.
- Tìm tỉ số giữa số sách ngăn I với tổng số sách ở 2 thời điểm
- Tìm tổng số sách
- Tìm số sách mỗi ngăn
Vì tổng số sách ở hai ngăn không thay đổi nên ta chọn tổng số sách làm đơn vị.
Lúc đầu, số sách ngăn I so với tổng số sách là $\frac{{12}}{{12 + 5}} = \frac{{12}}{{17}}$ (tổng số sách)
Sau khi chuyển 10 cuốn từ ngăn II sang ngăn I thì số sách ngăn I so với tổng số sách là $\frac{{14}}{{14 + 3}} = \frac{{14}}{{17}}$ (tổng số sách)
10 cuốn sách ứng với phân số:
$\frac{{14}}{{17}} - \frac{{12}}{{17}} = \frac{2}{{17}}$ (tổng số sách)
Tổng số sách ở hai ngăn là:
$10:\frac{2}{{17}} = 85$ (cuốn)
Số sách ở ngăn I lúc đầu là:
$85 \times \frac{{12}}{{17}} = 60$ (cuốn)
Số sách ở ngăn II lúc đầu là:
85 – 60 = 25 (cuốn)
Đáp số: Ngăn 1: 60 cuốn; ngăn 2: 25 cuốn
Biết $\frac{1}{2}$tuổi An cách nay 6 năm bằng $\frac{1}{5}$tuổi An 6 năm tới. Hỏi hiện nay An bao nhiêu tuổi?
- Tìm khoảng cách giữa 6 năm trước và 6 năm tới
- Giải bài toán hiệu tỉ để tìm tuổi An 6 năm trước
- Tìm tuổi An hiện tại
Tuổi An 6 năm tới so với tuổi An cách nay 6 năm thì hơn:
6 + 6 = 12 (tuổi)
Ta có sơ đồ:
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần)
Tuổi An 6 năm trước là:
12 : 3 x 2 = 8 (tuổi)
Tuổi An hiện nay là:
8 + 6 = 14 (tuổi)
Đáp số: 14 tuổi
Hiện nay, tuổi ông và tuổi cháu cộng lại được 72 tuổi, tuổi ông gấp 5 lần tuổi cháu. Hỏi trước đây mấy năm tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu.
- Tìm tuổi ông, tuổi cháu hiện nay
- Tìm hiệu số tuổi
-Tìm tuổi cháu khi tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu
- Tìm thời gian trước đây để tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu
Hiện nay tổng số phần bằng nhau của tuổi ông và tuổi cháu là:
1 + 5 = 6 (phần)
Hiện nay tuổi cháu là:
72 : 6 = 12 (tuổi)
Hiện nay tuổi ông là:
72 – 12 = 60 (tuổi)
Hiện nay tuổi ông hơn tuổi cháu là:
60 – 12 = 48 (tuổi)
Lúc tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu thì hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 1 = 8 (phần)
Lúc đó tuổi cháu là: 48 : 8 = 6 (tuổi)
Thời gian trước đây để tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu là
12 – 6 = 6 (năm)
Đáp số: 6 năm
Trong một đợt lao động, lớp 4A trồng được số cây bằng $\frac{3}{4}$ số cây của lớp 4B, lớp 4C trồng được số cây bằng $\frac{1}{2}$ số cây lớp 4B. Biết lớp 4A trồng nhiều hơn lớp 4C 11 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
- Vẽ sơ đồ
- Tìm số cây mỗi lớp trồng được
Số cây của lớp 4A trồng là:
11 x 3 = 33 (cây)
Số cây của lớp 4B trồng là:
11 x 4 = 44 (cây)
Số cây của lớp 4C trồng là:
44 : 2 = 22 (cây)
Đáp số: 4A: 33 cây
4B: 44 cây
4C: 22 cây
Có hai thùng dầu. Nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì số dầu ở hai thùng bằng nhau. Còn nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ hai sang thùng thứ nhất thì số dầu ở thùng thứ hai bằng $\frac{1}{3}$ số dầu ở thùng thứ nhất. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
- Tìm số lít dầu thùng 1 nhiều hơn thùng 2
- Tìm số lít dầu thùng 1 nhiều hơn thùng 2 nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ hai sang thùng thứ nhất
- Giải bài toán hiệu tỉ thông thường
Thùng thứ nhất có số dầu nhiều hơn thùng thứ hai là:
2 + 2 = 4 (lít)
Nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ hai sang thùng thứ nhất thì thùng thứ nhất có nhiều hơn thùng thứ hai là:
2 + 4 + 2 = 8 (lít)
Khi đó hiệu số phần bằng nhau là:
3 – 1 = 2 (phần)
Số lít dầu ở thùng thứ hai là:
8 : 2 + 2 = 6 (lít)
Số lít dầu ở thùng thứ nhất là:
6 + 4 = 10 (lít)
Đáp số: Thùng thứ nhất: 10 lít
Thùng thứ hai: 6 lít
Tìm hai số có hiệu bằng 593, biết rằng nếu xóa chữ số cuối bên phải của số lớn thì được số bé.
Ta có: xóa chữ số cuối bên phải của số lớn thì được số bé, vậy số lớn gấp 10 lần số bé và cộng thêm giá trị của chữ số bị xóa.
Ta có: xóa chữ số cuối bên phải của số lớn thì được số bé, vậy số lớn gấp 10 lần số bé và cộng thêm giá trị của chữ số bị xóa.
Gọi chữ số bị xóa là a
Suy ra 9 lần số bé bằng 593 – a hay 593 chia 9 thì được số bé và có số dư là a.
Ta có: 593 : 9 = 65 (dư 8)
Vậy số bé là 65 và số dư là 8.
Số lớn là:
65 x 10 + 8 = 658
Đáp số: Số bé: 65 ; số lớn: 658
Tổng số tuổi của hai ông cháu là 78 tuổi, biết rằng tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng. Hỏi ông bao nhiêu tuổi? Cháu bao nhiêu tuổi?
- Biết tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng, mà 1 năm có 12 tháng nên tuổi ông gấp 12 lần tuổi cháu.
- Giải bài toán tổng - tỉ thông thường
Biết tuổi ông bao nhiêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng, mà 1 năm có 12 tháng nên tuổi ông gấp 12 lần tuổi cháu.
Tổng số phần bằng nhau là:
12 + 1 = 13 (phần)
Tuổi cháu là:
78 : 13 = 6 (tuổi)
Tuổi của ông là:
6 x12 = 72 (tuổi)
Đáp số: ông: 72 tuổi ; cháu: 6 tuổi
Hai tổ công nhân có 48 người. Nếu chuyển $\frac{1}{4}$ số công nhân của tổ một sang tổ hai thì hai tổ có số công nhân bằng nhau. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu công nhân?
Ta coi số công nhân của tổ một là 4 phần bằng nhau.
Nếu chuyển 1 phần cho tổ hai thì tổ một còn lại 3 phần và tổ hai khi đó cũng có 3 phần.
Vậy thực sự tổ hai chỉ có 2 phần
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng - tỉ thông thường
Ta coi số công nhân của tổ một là 4 phần bằng nhau.
Nếu chuyển 1 phần cho tổ hai thì tổ một còn lại 3 phần và tổ hai khi đó cũng có 3 phần.
Vậy thực sự tổ hai chỉ có: 3 – 1 = 2 (phần)
Tổng số phần bằng nhau là:
4 + 2 = 6 (phần)
Số công nhân của tổ một là:
48 : 6 x 4 = 32 (người)
Số công nhân cuẩ tổ hai là:
48 – 32 = 16 (người)
Đáp số: Tổ một: 32 người
Tổ hai: 16 người
Mạnh và Dũng trồng tổng cộng được 105 cây bạch đàn, biết Mạnh trồng 4 cây thì Dũng trồng 3 cây. Hỏi mỗi bạn trồng được bao nhiêu cây bạch đàn?
Số cây của Mạnh trồng bằng $\frac{4}{3}$ số cây của Dũng.
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng - tỉ thông thường
Theo đề bài thì số cây của Mạnh trồng bằng $\frac{4}{3}$ số cây của Dũng.
Tổng số phần bằng nhau là:
4 + 3 = 7 (phần)
Số cây của Mạnh trồng là:
105 : 7 x 4 = 60 (cây)
Số cây của Dũng trồng được là:
105 – 60 = 45 (cây)
Đáp số: Mạnh: 60 cây ; Dũng 45 cây
Trong thúng có cam và quýt. Số quýt có nhiều hơn số cam 20 quả. Mẹ đã bán 40 quả quýt, như vậy trong thúng lúc này còn lại số quýt bằng $\frac{3}{5}$ số cam. Hỏi lúc đầu trong thúng có bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt?
- Tìm hiệu số quýt và cam sau khi bán
- Tìm số cam, quýt ban đầu
Ban đầu số quýt có nhiều hơn số cam 20 quả. Mẹ bán đi 40 quả quýt, lúc này số quýt ít hơn số cam là:
40 – 20 = 20 (quả)
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
Số cam trong thúng là:
20 : 2 x 5 = 50 (quả)
Số quýt lúc đầu là:
50 + 20 = 70 (quả)
Đáp số: cam: 50 quả; quýt: 70 quả
Bác Ba nuôi tổng cộng 80 con cả gà và vịt. Bác Ba đã bán hết 10 con gà và 7 con vịt nên còn lại số gà bằng \(\frac{2}{5}\) số vịt. Hỏi lúc chưa bán, bác Ba có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt?
- Tìm tổng số gà và vịt còn lại
- Tìm số gà còn lại sau khi bán
- Tìm số gà, vịt ban đầu
Tổng số gà và vịt còn lại là:
80 – 10 – 7 = 63 (con)
Khi đó ta có sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số gà còn lại sau khi bán là:
63 : 7 x 2 = 18 (con)
Số gà ban đầu là:
18 + 10 = 28 (con)
Số vịt ban đầu là:
80 – 28 = 52 (con)
Đáp số: Gà: 28 con; vịt: 52 con
Khối lớp 4 có 256 học sinh, biết $\frac{1}{3}$ số học sinh nữ bằng $\frac{1}{5}$ số học sinh nam. Hỏi khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ.
- Biết $\frac{1}{3}$ số học sinh nữ bằng $\frac{1}{5}$ số học sinh nam nên số học sinh nữ bằng $\frac{3}{5}$ số học sinh nam.
- Giải bài toán tổng - tỉ thông thường
Biết $\frac{1}{3}$ số học sinh nữ bằng $\frac{1}{5}$ số học sinh nam nên số học sinh nữ bằng $\frac{3}{5}$ số học sinh nam.
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Số học sinh nữ là:
256 : 8 x 3 = 96 (học sinh)
Số học sinh nam là:
256 – 96 = 160 (học sinh)
Đáp số: 96 học sinh nữ
160 học sinh nam
Tìm hai số có tổng bằng 295, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé được thương là 8 và số dư là 7.
- Số lớn chia cho số bé được thương là 8 và số dư là 7 nên số lớn gấp 8 lần số bé và cộng thêm 7 đơn vị.
- Tìm tổng hai số khi bớt đi 7 đơn vị ở số lớn
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng - tỉ thông thường
Số lớn chia cho số bé được thương là 8 và số dư là 7 nên số lớn gấp 8 lần số bé và cộng thêm 7 đơn vị.
Nếu bớt 7 đơn vị ở số lớn thì tổng hai số là:
295 – 7 = 288
Khi đó tổng số phần bằng nhau là:
1 + 8 = 9 (phần)
Số bé là:
288 : 9 = 32
Số lớn ban đầu là:
32 x 8 + 7 = 263
Đáp số: Số bé: 32 ; số lớn: 263