[Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4] Giải phần A. Tái hiện, củng cố trang 9 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2

Hướng dẫn học bài: Giải phần A. Tái hiện, củng cố trang 9 Bài tập phát triển năng lực Toán 4 tập 2 - Môn Toán học lớp 4 Lớp 4. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4 Lớp 4' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1

Rút gọn các phân số theo mẫu (theo mẫu):

Mẫu: $\frac{6}{8} = \frac{{6:2}}{{8:2}} = \frac{3}{4}$

${\text{a)  }}\frac{5}{{45}} = .......................$

${\text{b)  }}\frac{{39}}{{65}} = .......................$

${\text{c}}){\text{ }}\frac{{112}}{{140}} = .......................$

Phương pháp giải:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Lời giải chi tiết:

\({\text{a)  }}\frac{5}{{45}} = \frac{{5:5}}{{45:5}}{\text{ = }}\frac{1}{9}\)

\({\text{b)  }}\frac{{39}}{{65}} = \frac{{39:13}}{{65:13}}{\text{ = }}\frac{3}{5}\)

\({\text{c}}){\text{ }}\frac{{112}}{{140}} = \frac{{112:28}}{{140:28}} = \frac{4}{5}\)

Câu 2

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Trong các phân số: $\frac{1}{3};\frac{{13}}{{52}};\frac{{14}}{{56}};\frac{{34}}{{35}};\frac{{36}}{{63}}$ , những phân số chưa tối giản là:

${\text{A}}{\text{. }}\frac{1}{3}{\text{;}}\frac{{34}}{{35}}$

${\text{B}}{\text{. }}\frac{{13}}{{53}}{\text{;}}\frac{{34}}{{35}}$

${\text{C}}{\text{. }}\frac{{13}}{{52}}{\text{;}}\frac{{36}}{{63}}$

${\text{D}}{\text{. }}\frac{{13}}{{53}}{\text{;}}\frac{{14}}{{56}}{\text{;}}\frac{{36}}{{63}}$

Phương pháp giải:

Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1, hay phân số tối giản là phân số không thể rút gọn được nữa.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.

Câu 3

Quy đồng mẫu số các phân số:

a) \(\frac{5}{4}\) và $\frac{1}{3}$                                                            

b) $\frac{2}{9}$ và $\frac{3}{5}$          

Phương pháp giải:

Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

a) $\frac{5}{4} = \frac{{5 \times 3}}{{4 \times 3}} = \frac{{15}}{{12}}$                                            

\(\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 4}}{{3 \times 4}} = \frac{4}{{12}}\)

Vậy quy đồng mẫu số của \(\frac{5}{4}\)và $\frac{1}{3}$ được \(\frac{{15}}{{12}}\) và $\frac{4}{{12}}$.      

b)  $\frac{2}{9} = \frac{{2 \times 5}}{{9 \times 5}} = \frac{{10}}{{45}}$                                           

      \(\frac{3}{5} = \frac{{3 \times 9}}{{5 \times 9}} = \frac{{27}}{{45}}\)

Vậy quy đồng mẫu số của \(\frac{2}{9}\) và $\frac{3}{5}$ được \(\frac{{10}}{{45}}\) và $\frac{{27}}{{45}}$.

Câu 4

Quy đồng mẫu số các phân số:

a) \(\frac{1}{3}\) và $\frac{2}{{21}}$                                                                               

b) $\frac{5}{6}$ và $\frac{7}{8}$          

Phương pháp giải:

Nếu mẫu số của một trong hai phân số chia hết cho mẫu số của phân số còn lại thì ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số như sau:

Lấy mẫu số chung là mẫu số lớn hơn.

Tìm thừa số phụ bằng cách lấy mẫu số lớn hơn chia cho mẫu số nhỏ hơn.

Nhân cả tử số và mẫu số của phân số có mẫu số nhỏ hơn với thừa số phụ tương ứng.

Giữ nguyên phân số có mẫu số lớn hơn.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có $\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 7}}{{3 \times 7}} = \frac{7}{{21}}$;               

Giữ nguyên phân số\(\frac{2}{{21}}\)                   

Vậy quy đồng mẫu số của \(\frac{1}{3}\) và $\frac{2}{{21}}$ được \(\frac{7}{{21}}\) và $\frac{2}{{21}}$.

b) Ta có $\frac{5}{6} = \frac{{5 \times 4}}{{6 \times 4}} = \frac{{20}}{{24}}$                                  

    \(\frac{7}{8} = \frac{{7 \times 3}}{{8 \times 3}} = \frac{{21}}{{24}}\)

Vậy quy đồng mẫu số của $\frac{5}{6}$ và $\frac{7}{8}$được \(\frac{{20}}{{24}}\) và $\frac{{21}}{{24}}$.

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học lớp 4

Môn Tiếng Anh lớp 4

Lời giải và bài tập Lớp 4 đang được quan tâm

Bài 3 : Hai người thợ dệt được 270 m vải. Nếu người thứ nhất dệt thêm 12m và người thứ hai dệt thêm 8 m thì người thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn người thứ hai 10 m. Hỏi mỗi người đã dệt được bao nhiêu mét vải? DẠNG 3 Bài 2 : Tìm hai số có tổng bằng 412, biết rằng nếu thêm một chữ số 3 vào bên trái số bé thì ta được số lớn. DẠNG 3 Bài 1 : Hai hộp bi có tổng cộng 155 viên bi, biết rằng nếu thêm vào hộp bi thứ nhất 8 viên bi và thêm vào hộp thứ hai 17 viên bi thì hai hộp có số bi bằng nhau. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu viên bi? DẠNG 2 Bài 3 : Hồng có nhiều hơn Huệ 16 000 đồng. Nếu Hồng có thêm 5 000 đồng và Huệ có thêm 11 000 đồng thì cả hai bạn sẽ có tất cả 70 000 đồng. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu tiền? DẠNG 2 Bài 2 : Một nhà máy có hai tổ công nhân, tổ Một có nhiều hơn tổ Hai 18 công nhân, biết rằng nếu nhà máy có thêm 8 công nhân thì nhà máy sẽ có 100 công nhân. Hỏi mỗi tổ công nhân có bao nhiêu người? DẠNG 2 Bài 1 : Bố hơn con 31 tuổi, biết rằng bốn năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 51 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. Dạng 1 Bài 2 : Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả 2 tấn 56kg thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch nhiều hơn thửa ruộng thứ hai là 3 tạ. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg thóc. Dạng 1 Bài 1 : Cả hai ngày cửa hàng bán được 458 tạ gạo. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán bao nhiêu tạ gạo. Biết ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ hai 24 tạ gạo. Bài 16 : Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở nhiều hơn trung bình cộng ba xe là 10 tấn hàng. Hỏi xe thứ ba chở bao nhiêu tấn hàng? Bài 15 : Một người đi từ quê ra thành phố. Nếu chia quãng đường thành 3 phần bằng nhau thì trong $\frac{1}{3}$ quãng đường đầu người ấy đi bằng xe đạp với vận tốc 15km/giờ, $\frac{1}{3}$ quãng đường thứ

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm