[SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều] Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số

Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số Tiêu đề Meta: Biểu thức số và đại số - Lớp 7 Mô tả Meta: Khám phá thế giới biểu thức số và đại số. Học sinh sẽ hiểu cách nhận biết, phân loại và xây dựng các biểu thức. Bài học cung cấp các ví dụ và bài tập thực hành để củng cố kiến thức. 1. Tổng quan về bài học

Bài học này giới thiệu về biểu thức số và biểu thức đại số, hai khái niệm cơ bản trong đại số. Mục tiêu chính là giúp học sinh nhận biết, phân loại, và xây dựng các biểu thức này. Học sinh sẽ học cách phân biệt giữa biểu thức số và biểu thức đại số, hiểu ý nghĩa của các phép toán trong biểu thức, và nắm vững quy tắc ưu tiên các phép toán.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:

Nhận biết: Phân biệt được biểu thức số và biểu thức đại số. Phân loại: Phân loại các biểu thức thành các loại khác nhau (ví dụ: biểu thức số, biểu thức đại số đơn giản, biểu thức đại số phức tạp). Xây dựng: Xây dựng được các biểu thức số và đại số dựa trên các yêu cầu đề bài. Đọc hiểu: Hiểu ý nghĩa của các phép toán trong biểu thức. Áp dụng: Áp dụng quy tắc ưu tiên các phép toán để tính giá trị của biểu thức. Giải quyết vấn đề: Giải quyết được các bài toán liên quan đến biểu thức số và đại số. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sẽ được tổ chức theo các bước sau:

Giới thiệu khái niệm: Khởi động bằng việc giới thiệu các khái niệm cơ bản về biểu thức số và biểu thức đại số thông qua các ví dụ cụ thể. Phân tích ví dụ: Phân tích chi tiết các ví dụ để giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách nhận biết và phân loại các loại biểu thức. Thực hành bài tập: Thực hành với nhiều bài tập khác nhau, từ dễ đến khó, để củng cố kiến thức và rèn kỹ năng. Giải đáp thắc mắc: Tạo không gian để học sinh đặt câu hỏi và được giải đáp thắc mắc. Tổng kết bài học: Tóm tắt lại kiến thức chính yếu của bài học và nhấn mạnh những điểm cần lưu ý. 4. Ứng dụng thực tế

Biểu thức số và biểu thức đại số có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày và các lĩnh vực khác như:

Khoa học: Mô tả các hiện tượng vật lý, hóa học.
Kỹ thuật: Thiết kế và tính toán các cấu trúc, máy móc.
Toán học: Giải quyết các bài toán phức tạp.
Tài chính: Tính toán lợi nhuận, chi phí.

5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là nền tảng cho các bài học tiếp theo về đại số, giúp học sinh làm quen với việc sử dụng các biến số và các phép toán với các biểu thức. Nó kết nối trực tiếp với việc học các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, và các quy tắc ưu tiên các phép toán.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tốt bài học này, học sinh nên:

Đọc kỹ bài giảng: Cần đọc kỹ các định nghĩa và ví dụ trong bài học.
Làm bài tập: Làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập bổ sung.
Tìm hiểu thêm: Học sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin về biểu thức số và biểu thức đại số trên internet hoặc các nguồn tài liệu khác.
Hỏi đáp: Không ngại đặt câu hỏi nếu gặp khó khăn.
Làm việc nhóm: Thảo luận với bạn bè để hiểu rõ hơn về bài học.
* Luyện tập thường xuyên: Luyện tập thường xuyên là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức.

Từ khóa: 1. Biểu thức số 2. Biểu thức đại số 3. Biến số 4. Phép toán 5. Quy tắc ưu tiên 6. Giá trị của biểu thức 7. Biểu thức đơn giản 8. Biểu thức phức tạp 9. Đại số 10. Toán học lớp 7 11. Phép cộng 12. Phép trừ 13. Phép nhân 14. Phép chia 15. Luỹ thừa 16. Hằng số 17. Biểu thức chứa dấu ngoặc 18. Tính giá trị biểu thức 19. Phương trình 20. Bất phương trình 21. Hệ số 22. Hạng tử 23. Thu gọn biểu thức 24. Phân tích đa thức thành nhân tử 25. Phương trình bậc nhất một ẩn 26. Hệ phương trình 27. Hệ bất phương trình 28. Giá trị tuyệt đối 29. Số thực 30. Số hữu tỉ 31. Số nguyên 32. Số tự nhiên 33. Phân số 34. Phần trăm 35. Tỉ lệ 36. Hình học 37. Hình học không gian 38. Hình học phẳng 39. Đồ thị hàm số 40. Hệ trục tọa độ

Đề bài

a) Lãi suất ngân hàng quy định cho kì hạn 1 năm là r%/năm. Viết biểu thức đại số biểu thị số tiền lãi khi hết kì hạn 1 năm nếu gửi ngân hàng A đồng.

b) Cô Ngân gửi ngân hàng 200 triệu đồng với lãi suất 6%/năm. Hết kì hạn 1 năm, cô Ngân nhận được số tiền lãi là bao nhiêu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Số tiền lãi khi hết kì hạn một năm bằng số tiền gửi ngân hàng nhân với lãi suất rồi chia cho 100.

b) Thay các giá trị tương ứng vào biểu thức phần a rồi thực hiện phép tính. 

Lời giải chi tiết

a) Biểu thức đại số biểu thị số tiền lãi khi hết kì hạn 1 năm nếu gửi ngân hàng A đồng là:

\(\dfrac{{A.r}}{{100}}\) (đồng).

b) Cô Ngân gửi ngân hàng 200 triệu đồng với lãi suất 6%/năm. Hết kì hạn 1 năm, cô Ngân nhận được số tiền lãi là:

\(\dfrac{{200.6}}{{100}} = 12\) (triệu đồng).

Đề bài

Bạn Quân dự định mua 5 cốc trà sữa có giá x đồng/cốc và 3 lọ sữa chua có giá y đồng/lọ. Khi đến cửa hàng, bạn Quân thấy giá bán trà sữa mà bạn dự định mua đã giảm 10%, còn giá sữa chua thì không thay đổi.

a) Viết biểu thức biểu thị:

-        Giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá;

-        Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá;

-        Số tiền mua 3 lọ sữa chua.

b) Bạn Quân mang theo 195 000 đồng. Số tiền này vừa đủ để mua lượng trà sữa và sữa chua như dự định (khi chưa giảm giá). Giá tiền của một cốc trà sữa sau khi đã giảm giá là bao nhiêu? Biết giá một lọ sữa chua là 15 000 đồng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Viết biểu thức biểu thị các đại lượng.

(giá tiền 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá = số tiền ban đầu - số tiền được giảm).

b) Viết biểu thức biểu thị số tiền vừa đủ để mua lượng trà sữa và sữa chua như dự định (khi chưa giảm giá) để tính số tiền một cốc trà sữa khi chưa giảm giá.

Sau đó ta tính số tiền của một cốc trà sữa sau khi giảm giá.

Lời giải chi tiết

a)

Giá bán trà sữa mà bạn Quân dự định mua đã giảm 10%, số tiền mà bạn Quân được giảm là: \(\dfrac{{x.10}}{{100}} = \dfrac{x}{{10}}\)(đồng).

Biểu thức biểu thị:

-        Giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá là \(x - \dfrac{x}{{10}} = \dfrac{{10x - x}}{{10}} = \dfrac{{9x}}{{10}} = \dfrac{9}{{10}}x\) (đồng).

-        Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá là \(5.\dfrac{9}{{10}}x = \dfrac{9}{2}x\) (đồng).

-        Số tiền mua 3 lọ sữa chua là \(3y\).

b)

Biểu thức biểu thị số tiền vừa đủ để mua lượng trà sữa và sữa chua như dự định (khi chưa giảm giá) là:

\(5x + 3y = 195000 = 5x + 3.15000 = 195000\).

                                               \(\Rightarrow 5x + 45000 = 195000\).

                                               \(\Rightarrow 5x = 150000\).

                                               \(\Rightarrow x = 30000\).

Vậy giá tiền của một cốc trà sữa khi chưa giảm giá là 30000 đồng.

Giá tiền của một cốc trà sữa sau khi đã giảm giá là: \(\dfrac{9}{{10}}.30000 = 27000\) (đồng).

Đề bài

Nho là một đặc sản của Ninh Thuận. Năm 2021, giá mua nho đỏ Red Cardinal là 45 000 đồng/kg, nho xanh NH01-48 là 70 000 đồng/kg, nho ba màu NH01-152 là 140 000 đồng/kg.

a) Viết biểu thức tính số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal, y (kg) nho xanh NH01-48 và t (kg) nho ba màu NH01-152.

b) Tính số tiền khi mua 300 kg nho đỏ Red Cardinal, 250 kg nho xanh NH01-48 và 100 kg nho ba màu NH01-152.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Biểu thức đại số được tạo thành từ các số, biến số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

Trong biểu thức đại số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

a) Ta viết biểu thức tính số tiền khi mua từng loại nho (bằng số tiền nhân với số kg mua) rồi cộng lại với nhau.

b) Thay các giá trị (số kg mua) vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.

Lời giải chi tiết

a)

Biểu thức tính số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal: \(45000x\) (đồng).

Biểu thức tính số tiền khi mua y (kg) nho xanh NH01-48: \(70000y\) (đồng).

Biểu thức tính số tiền khi mua t (kg) nho ba màu NH01-152: \(140000t\) (đồng).

Vậy biểu thức tính số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal, y (kg) nho xanh NH01-48 và t (kg) nho ba màu NH01-152 là:

\(45000x + 70000y + 140000t\)(đồng).

b) Số tiền khi mua 300 kg nho đỏ Red Cardinal, 250 kg nho xanh NH01-48 và 100 kg nho ba màu NH01-152 là:

\(45000.300 + 70000.250 + 140000.100 = 13500000 + 17500000 + 14000000 = 45000000\) (đồng)

Đề bài

Các nhà khoa học đã đưa ra cách ước tính chiều cao của trẻ em khi trưởng thành dựa trên chiều cao b của bố và chiều cao m của mẹ (b, m tính theo đơn bị xăng-ti-mét) như sau:

Chiều cao của con trai \( = \dfrac{1}{2}.1,08(b + m)\);

Chiều cao của con gái \( = \dfrac{1}{2}(0,923b + m)\)

(Nguồn: https://vietnamnet.vn)

Theo cách ước tính trên, nếu bố cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì chiều cao ước tính của con trai, con gái khi trưởng trành là bao nhiêu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thay chiều cao của bố và của mẹ vào biểu thức rồi thực hiện phép toán để ra chiều cao ước tính của con trai, con gái khi trưởng thành.

Lời giải chi tiết

Theo cách ước tính trên, nếu bố cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì chiều cao ước tính của con trai, con gái khi trưởng trành là:

Chiều cao của con trai \( = \dfrac{1}{2}.1,08(b + m)\)\( = \dfrac{1}{2}.1,08.(170 + 160) = \dfrac{1}{2}.1,08.330 = 178,2\) (cm).

Chiều cao của con gái \( = \dfrac{1}{2}(0,923b + m) = \dfrac{1}{2}.(0,923.170 + 160) = \dfrac{1}{2}.(156,91 + 160) = 158,455\) (cm).

Đề bài

Cho \(A =  - ( - 4x + 3y),B = 4x + 3y,C = 4x - 3y\). Khi tính giá trị của biểu thức tại \(x =  - 1\) và \(y =  - 2\), bạn An cho rằng giá trị của các biểu thức A và B bằng nhau, bạn Bình cho rằng giá trị của các biểu thức A và C bằng nhau. Theo em, bạn nào đúng? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Muốn xem bạn nào đúng, ta thay \(x =  - 1\) và \(y =  - 2\) vào các biểu thức A, B, C rồi thực hiện phép tính. Sau đó, so sánh kết quả của 3 biểu thức.

Lời giải chi tiết

Thay giá trị \(x =  - 1\) và \(y =  - 2\) vào các biểu thức đã cho, ta có:

\(A =  - ( - 4x + 3y) =  - ( - 4. - 1 + 3. - 2) =  - (4 +  - 6) =  - ( - 2) = 2\).

\(B = 4x + 3y = 4. - 1 + 3. - 2 =  - 4 +  - 6 =  - 10\).

\(C = 4x - 3y = 4.( - 1) - 3.( - 2) =  - 4 -  - 6 =  - 4 + 6 = 2\).

Ta thấy 2 ≠ -2 = 2. Do vậy, khi thay giá trị \(x =  - 1\) và \(y =  - 2\) vào các biểu thức đã cho ta thấy giá trị của các biểu thức A và C bằng nhau.

Vậy bạn Bình nói đúng.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

III. Giá trị của biểu thức đại số

LT - VD 6

Tính giá trị của biểu thức \(D =  - 5x{y^2} + 1\) tại , \(x = 10\),\(y =  - 3\).

Phương pháp giải:

Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay những giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.

Với bài tập trên, ta thay \(x = 10\),\(y =  - 3\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.

Lời giải chi tiết:

Thay giá trị \(x = 10\),\(y =  - 3\) vào biểu thức đã cho, ta có:

\(D =  - 5x{y^2} + 1\) \( =  - 5.10.{( - 3)^2} + 1 =  - 50.9 + 1 =  - 450 + 1 =  - 449\).

LT - VD 7

a) Tính \(S =  - {x^2}\)tại \(x =  - 3\).

b) Nếu x ≠ 0 thì \( - {x^2}\)và \({( - x)^2}\)có bằng nhau không?

Phương pháp giải:

Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay những giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.

a) Ta thay\(x =  - 3\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.

b) Muốn so sánh nếu x ≠ 0 thì \( - {x^2}\)và \({( - x)^2}\)có bằng nhau không, ta có thể tính hoặc thay một giá trị bất kì của x thỏa mãn điều kiện đã cho vào hai biểu thức rồi so sánh kết quả phép tính.

Lời giải chi tiết:

a) Thay giá trị \(x =  - 3\) vào biểu thức đã cho, ta có:

\(S =  - {x^2} =  - {3^2} =  - 9\).

b) Ta thấy, nếu x ≠ 0 thì: \( - {x^2} =  - {x^2}\) và \({( - x)^2} = {x^2}\)

Vậy nếu x ≠ 0 thì \( - {x^2}\)và không bằng nhau.

Đề bài

Tính giá trị của biểu thức:

a) \(M = 2(a + b)\) tại \(a = 2\), \(b =  - 3\);

b) \(N =  - 3xyz\) tại \(x =  - 2\), \(y =  - 1\), \(z = 4\);

c) \(P =  - 5{x^3}{y^2} + 1\) tại \(x =  - 1\); \(y =  - 3\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay những giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.

a) Ta thay \(a = 2\), \(b =  - 3\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.

b) Ta thay \(x =  - 2\), \(y =  - 1\), \(z = 4\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.

c) Ta thay \(x =  - 1\); \(y =  - 3\) vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.

Lời giải chi tiết

a) Thay giá trị \(a = 2\), \(b =  - 3\) vào biểu thức đã cho, ta có:

\(M = 2(a + b) = 2.(2 + ( - 3)) = 2.(2 - 3) = 2.( - 1) =  - 2\).

b) Thay giá trị \(x =  - 2\), \(y =  - 1\), \(z = 4\) vào biểu thức đã cho, ta có:

\(N =  - 3xyz = ( - 3). (- 2). (- 1).4 = 6. (- 1).4 = ( - 6).4 =  - 24\).

c) Thay giá trị \(x =  - 1\); \(y =  - 3\) vào biểu thức đã cho, ta có:

\(P =  - 5{x^3}{y^2} + 1 =  - 5.{( - 1)^3}.{( - 3)^2} + 1 = (- 5). (- 1).9 + 1 = 5.9 + 1 = 45 + 1 = 46\).

Đề bài

Một hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 6 cm. Biểu thức nào sau đây dùng để biểu thị chu vi hình chữ nhật đó?

a) \(2.5 + 6\) (cm)

b) \(2.(5 + 6)\) (cm).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật: \(P = 2.(a + b)\)  (trong đó a là chiều dài và b là chiều rộng, cùng đơn vị đo).

Lời giải chi tiết

Biểu thức b) \(2.(5 + 6)\) (cm) dùng để biểu thị chu vi hình chữ nhật đó.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

II. Biểu thức đại số

LT - VD 3

Cho ví dụ về biểu thức đại số và chỉ rõ biến số (nếu có).

Phương pháp giải:

Các số, biến số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa làm thành một biểu thức đại số.

Các biến số như x, y, a, b, c, …

Lời giải chi tiết:

Biểu thức đại số: \(2x + 1\) (biến số là x).

Biểu thức đại số: \(x.(3 + y).(z - 2)\)  (biến số là x, y, z)

LT - VD 4

Các bạn lớp 7A quyên góp tiền mua vở và bút bi để ủng hộ học sinh vùng lũ lụt. Giá mỗi quyển vở là 6 000 đồng, giá mỗi chiếc bút bi là 3 000 đồng.

Nếu mua 15 quyển vở và 10 chiếc bút bi thì hết 120 000 đồng.

Nếu mua 12 quyển vở và 18 chiếc bút bi thì hết 126 000 đồng.

Có thể sử dụng một biểu thức để biểu thị số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi được không?

Phương pháp giải:

Biểu thức đại số được tạo thành từ các số, biến số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

Lời giải chi tiết:

Giá mỗi quyển vở là 6 000 đồng, vậy số tiền mua a quyển vở là: \(6000a\) (đồng).

Giá mỗi chiếc bút bi là 3 000 đồng, vậy số tiền mua b chiếc bút bi là: \(3000b\) (đồng).

Biểu thức để biểu thị số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi là: \(6000a + 3000b\) (đồng).

Vậy có thể sử dụng một biểu thức để biểu thị số tiền mua a quyển vở và b chiếc bút bi.

LT - VD 5

Viết biểu thức đại số biểu thị:

a) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y;

b) Ba phẩy mười bốn nhân với bình phương của r.

Phương pháp giải:

Biểu thức đại số được tạo thành từ các số, biến số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

Trong biểu thức đại số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính.

Lời giải chi tiết:

a) Tổng x và y là: \(x + y\)

Hiệu x và y là: \(x - y\)

Vậy, biểu thức đại số biểu thị tích của tổng x và y với hiệu của x và y là: \((x + y).(x - y)\).

b) Biểu thức đại số biểu thị ba phẩy mười bốn nhân với bình phương của r là: \(3,14.{x^2}\)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Biểu thức số

HĐ 1

Xác định các số và các phép tính có trong mỗi biểu thức.

Phương pháp giải:

Quan sát biểu thức có trong bảng để đưa ra số và phép tính.

Lời giải chi tiết:

Biểu thức

Số

Phép tính

\(100 - (20.3 + 30.1,5)\)

100; 20; 3; 30; 1,5

Trừ, nhân, cộng

\(300 + 300.\dfrac{1}{{50}}\)

300; \(\dfrac{1}{{50}}\)

Cộng, nhân

\({2.3^4}:5\)

2; \({3^4}\); 5

Nhân, chia, nâng lên lũy thừa

LT - VD 1

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) 12 . a không phải là biểu thức số.

b) Biểu thức số phải có đầy đủ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

Phương pháp giải:

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa) tạo thành một biểu thức số.

Mỗi số cũng là một biểu thức số.

Lời giải chi tiết:

a) Đúng.

b) Sai.

LT - VD 2

Viết biểu thức số biểu thị:

a) Diện tích của hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 3 cm, chiều cao tương ứng là 5 cm;

b) Diện tích hình tròn có bán kính là 2 cm.

Phương pháp giải:

a) Nhớ lại công thức tính diện tích tam giác (bằng đáy nhân chiều cao chia hai).

b) Nhớ lại công thức tính diện tích hình tròn (bằng pi (3,14) nhân bán kính bình phương).

Lời giải chi tiết:

a) Biểu thức số biểu thị diện tích của hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 3 cm, chiều cao tương ứng là 5 cm là: \(\dfrac{1}{2}.3.5\)(cm2)

b) Biểu thức số biểu thị diện tích của hình tròn có bán kính là 2 cm là: \(3,{14.2^2}\)(cm2)

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học Lớp 7

Môn Ngữ văn Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Cánh Diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7
  • SBT Văn Lớp 7 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • SBT Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Siêu Ngắn
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Siêu Ngắn
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 kết nối tri thức
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Siêu Ngắn
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 kết nối tri thức
  • Tác Giả - Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 7 Cánh Diều
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

    Môn Tiếng Anh Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Lý Thuyết Tiếng Anh Lớp 7
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Friends Plus
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus - Chân Trời Sáng Tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Right on!
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Global Success - Kết Nối Tri Thức
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm