[SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều] Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch

Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch Tiêu đề Meta: Đại lượng tỉ lệ nghịch - Lớp 7 Mô tả Meta: Học về đại lượng tỉ lệ nghịch, cách nhận biết, tính chất và bài tập minh họa. Bài học giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và áp dụng vào các tình huống thực tế. 1. Tổng quan về bài học

Bài học này giới thiệu khái niệm đại lượng tỉ lệ nghịch, một dạng quan hệ giữa hai đại lượng trong đó khi đại lượng này tăng thì đại lượng kia giảm và ngược lại. Mục tiêu chính là giúp học sinh:
Hiểu được định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch.
Nhận biết mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa các đại lượng trong các bài toán.
Áp dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến đại lượng tỉ lệ nghịch.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ học được:
Định nghĩa về đại lượng tỉ lệ nghịch.
Cách nhận biết mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa hai đại lượng.
Tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch.
Cách giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
Cách lập phương trình và giải phương trình để tìm giá trị của các đại lượng tỉ lệ nghịch.

3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được tổ chức theo phương pháp kết hợp lý thuyết và thực hành.
Giải thích lý thuyết: Các khái niệm và tính chất sẽ được giải thích rõ ràng, kèm theo các ví dụ minh họa cụ thể. Học sinh sẽ được hướng dẫn cách phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng.
Thực hành giải bài tập: Bài học sẽ bao gồm nhiều bài tập từ dễ đến khó, giúp học sinh áp dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Các bài tập được lựa chọn đa dạng, từ bài tập đơn giản đến bài tập vận dụng cao.
Thảo luận nhóm: Học sinh được khuyến khích thảo luận nhóm để chia sẻ ý tưởng, tìm ra phương pháp giải quyết bài tập và hiểu sâu hơn về kiến thức.
Ứng dụng thực tế: Bài học sẽ đưa ra các ví dụ thực tế liên quan đến đại lượng tỉ lệ nghịch như vận tốc, thời gian, công suất... để giúp học sinh thấy được ứng dụng của kiến thức trong cuộc sống.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về đại lượng tỉ lệ nghịch được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống, bao gồm:
Vận tải: Khi vận tốc tăng thì thời gian di chuyển giảm và ngược lại.
Sản xuất: Số công nhân và thời gian hoàn thành công việc.
Tiêu thụ năng lượng: Số thiết bị và lượng điện tiêu thụ.
Đồ họa: Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật có diện tích không đổi.

5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một bước tiếp theo trong việc học về các dạng quan hệ giữa các đại lượng. Nó kết nối với kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận đã học ở các bài học trước và chuẩn bị cho việc học về hàm số ở các lớp học sau. Bài học này là nền tảng quan trọng để học sinh tiếp thu các khái niệm về hàm số và đồ thị hàm số trong tương lai.

6. Hướng dẫn học tập Đọc kỹ lý thuyết: Hiểu rõ định nghĩa, tính chất và các ví dụ minh họa. Làm bài tập thường xuyên: Thực hành giải các bài tập từ dễ đến khó để củng cố kiến thức. Thảo luận nhóm: Chia sẻ ý tưởng và giải pháp với bạn bè. Tìm kiếm các ví dụ thực tế: Ứng dụng kiến thức vào các tình huống cuộc sống. * Xem lại bài giảng: Học sinh có thể xem lại video bài giảng để nắm rõ hơn các khái niệm và phương pháp giải bài tập. Từ khóa:

1. Đại lượng tỉ lệ nghịch
2. Tỉ lệ nghịch
3. Quan hệ tỉ lệ nghịch
4. Định nghĩa đại lượng tỉ lệ nghịch
5. Tính chất đại lượng tỉ lệ nghịch
6. Phương trình đại lượng tỉ lệ nghịch
7. Bài tập đại lượng tỉ lệ nghịch
8. Ví dụ đại lượng tỉ lệ nghịch
9. Vận tốc
10. Thời gian
11. Công suất
12. Diện tích
13. Chiều dài
14. Chiều rộng
15. Số lượng
16. Số công nhân
17. Thời gian hoàn thành
18. Lượng điện tiêu thụ
19. Đồ họa
20. Hình chữ nhật
21. Hàm số
22. Đồ thị hàm số
23. Đại lượng
24. Tỉ lệ
25. Phương pháp giải
26. Phương trình
27. Bài toán
28. Toán học
29. Lớp 7
30. Toán lớp 7
31. Giáo dục
32. Học tập
33. Kiến thức
34. Kỹ năng
35. Thực hành
36. Thảo luận
37. Nhóm
38. Ứng dụng
39. Ví dụ thực tế
40. Quan hệ

Đề bài

Ở nội dung 400 m nữ tại vòng loại Thế vận hội mùa hè năm 2016, vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên đã về đích với thành tích 4 phút 36 giây 85 (tức là 4 phút và 36,85 giây).

Cũng ở nội dung bơi 400 m nữ tại Giải bơi lội vô địch thế giới tổ chức tại Kazan (Nga) năm 2015, Ánh Viên đạt thành tích là 4 phút 38 giây 78( tức là 4 phút và 38,78 giây).

Tính tỉ số giữa tốc độ trung bình của Ánh Viên tại Thế vận hội mùa hè năm 2016 và tại Giải bơi lội vô địch thế giới tổ chức ở Kazan (Nga) năm 2015

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đổi đơn vị về giây

Vận tốc và thời gian đi cùng quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\)

Lời giải chi tiết

Đổi 4 phút 36 giây 85 = 276,85 giây

4 phút 38 giây 78 = 278,78 giây

Vì quãng đường không đổi nên vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Áp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

\(\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{278,78}}{{276,85}} \approx 1,007\)

Vậy tỉ số giữa tốc độ trung bình của Ánh Viên tại Thế vận hội mùa hè năm 2016 và tại Giải bơi lội vô địch thế giới tổ chức ở Kazan (Nga) năm 2015 là: 1,007

Đề bài

Một loại tàu cao tốc hiện nay ở Nhật Bản có thể di chuyển với tốc độ trung bình là 300 km/h, nhanh gấp 1,43 lần so với thế hệ tàu cao tốc đầu tiên.

Nếu tàu cao tốc loại đó chạy một quãng đường trong 4 giờ thì tàu cao tốc thế hệ đầu tiên sẽ phải chạy quãng đường đó trong bao nhiêu giờ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận tốc và thời gian đi cùng quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\)

Lời giải chi tiết

Gọi t1, v1 lần lượt là thời gian và vận tốc của thế hệ tàu cao tốc đầu tiên.

t2, v2 lần lượt là thời gian và vận tốc của cao tốc hiện nay.

quãng đường không đổi nên vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.

Áp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

\(\frac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = \frac{{{t_1}}}{{{t_2}}}\)

Mà tàu hiện nay đi với vận tốc gấp 1,43 lần so với thế hệ tàu cao tốc đầu tiên nên \(\frac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = 1,43\).

Ta được: \(\frac{{{t_1}}}{4} = 1,43 \Rightarrow {t_1} = 1,43.4 = 5,72\)(h).

Vậy nếu tàu cao tốc loại đó chạy một quãng đường trong 4 giờ thì tàu cao tốc thế hệ đầu tiên sẽ phải chạy quãng đường đó trong 5,72 giờ.

Đề bài

Chị Lan định mua 10 bông hoa với số tiền định trước. Nhưng do vào dịp lễ nên giá hoa tăng 25%. Hỏi với số tiền đó, chị Lan mua được bao nhiêu bông hoa?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số hoa mua được và giá hoa là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.

Sử dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch: x1. y1 = x2. y2

Lời giải chi tiết

Gọi số hoa mua được là x (bông) (\(x \in \mathbb{N}^*\))

Giả sử giá hoa trước lễ là a thì giá hoa vào dịp lễ là 1,25.a

Vì số hoa . giá hoa = số tiền mua hoa (không đổi) nên số hoa và giá hoa là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Áp dụng tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

10. a = x.1,25.a nên x = \(\frac{{10.a}}{{1,25.a}} = 8\)(thỏa mãn)

Vậy chị Lan mua được 8 bông hoa.

Đề bài

Một bánh răng có 40 răng, quay mỗi phút được 15 vòng, nó khớp với một bánh răng thứ hai. Giả sử bánh răng thứ hai quay một phút được 20 vòng. Hỏi bánh răng thứ hai có bao nhiêu răng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số răng và số vòng quay được của bánh răng là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: x1. y1 = x2. y2 = x3. y3

Lời giải chi tiết

Vì quãng đường quay được của 2 bánh răng là như nhau nên số răng và số vòng quay được của bánh răng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Gọi số răng của bánh răng thứ hai là x (x >0)

Theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

40.15 = x . 20 nên x = 40.15:20=30 (thỏa mãn)

Vậy bánh răng thứ hai có 30 răng

Đề bài

Giá trị của hai đại lượng x, y được cho bởi bảng sau:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay x.y = a (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

Lời giải chi tiết

2 đại lượng x và y có tỉ lệ nghịch với nhau vì 3.32 = 4.24 = 6.16 = 8. 12 = 48 . 2

Đề bài

Theo dự định, một nhóm thợ có 35 người sẽ xây một tòa nhà hết 168 ngày. Nhưng khi bắt đầu làm, có một số người không tham gia được nên nhóm thợ chỉ còn 28 người. Hỏi khi đó, nhóm thợ phải mât bao lâu để xây xong tòa nhà? Giả sử năng suất làm việc của mỗi người là như nhau.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số thợ và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: x1. y1 = x2. y2

Lời giải chi tiết

Gọi thời gian để nhóm thợ hoàn thành công việc là x (ngày) (x > 0)

Vì khối lượng công việc không đổi và năng suất làm việc của mỗi người là như nhau nên số thợ và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Áp dụng tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

35 . 168 = 28 . x nên x = 35 . 168 : 28 = 210 (thỏa mãn)

Vậy nhóm thợ phải mất 210 ngày để xây xong tòa nhà.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 1

Giả sử một xe ô tô chuyển động đều trên quãng đường AB dài 240 km. Vận tốc v (km/h) và thời gian t (h) của xe ô tô khi đi từ A đến B được liên hệ theo công thức v = \(\frac{{240}}{t}\). Tìm số thích hợp cho  trong bảng sau:

Phương pháp giải:

Thay giá trị của t vào công thức v = \(\frac{{240}}{t}\)để tính giá trị v tương ứng

Lời giải chi tiết:

Với t  = 3 thì v = \(\frac{{240}}{3} = 80\)

Với t  = 4 thì v = \(\frac{{240}}{4} = 60\)

Với t  = 5 thì v = \(\frac{{240}}{5} = 48\)

Với t  = 6 thì v = \(\frac{{240}}{6} = 40\)

t (h)

3

4

5

6

v (km/h)

80

60

48

40

Luyện tập vận dụng 1

Một công nhân theo kế hoạch cần phải làm 1 000 sản phẩm.

a) Gọi x (h) là thời gian người công nhân đó làm và y là số sản phẩm làm được trong 1 giờ. Viết công thức tính y theo x.

b) Hỏi x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch hay không? Nếu có hãy xác định hệ số tỉ lệ.

c) Tính giá trị của y khi x = 10; x = 20; x = 25.

Phương pháp giải:

b) Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay x.y = a (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

c) Thay giá trị x vào công thức liên hệ, tìm y

Lời giải chi tiết:

a) y = \(\frac{{1000}}{x}\)

b) x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì x và y liên hệ với nhau theo công thức y = \(\frac{{1000}}{x}\)

Hệ số tỉ lệ là: 1000

c) Khi x = 10 thì y = \(\frac{{1000}}{{10}} = 100\)

Khi x = 20 thì y = \(\frac{{1000}}{{20}} = 50\)

Khi x = 25 thì y = \(\frac{{1000}}{{25}} = 40\)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Luyện tập vận dụng 3

Một xưởng may có 56 công nhân dự định hoàn thành một hợp đồng trong 21 ngày. Nhưng bên đặt hàng muốn nhận hàng sớm nên xưởng may cần phải hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày. Hỏi xưởng may cần tăng thêm bao nhiêu công nhân? Giả sử năng suất của mỗi công nhân là như nhau.

Phương pháp giải:

+) Số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: x1. y1 = x2. y2

+) Số công nhân cần tăng thêm = số công nhân cần – số công nhân có sẵn

Lời giải chi tiết:

Gọi số công nhân cần để hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày là x (x > 0)

Vì khối lượng công việc không đổi và năng suất của mỗi người là như nhau nên số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo tính chất của 2 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có: 56.21 = x.14 nên x = \(\frac{{56.21}}{{14}} = 84\)

Số công nhân cần tăng thêm là:

84 – 56 = 28 (người)

Luyện tập vận dụng 4

Có ba bánh răng a, b, c ăn khớp nhau (Hình 13). Số răng a,b,c theo thứ tự là 24; 18; 12. Cho biết mỗi phút bánh răng c quay được 18 vòng. Tính số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng a và b.

Phương pháp giải:

Số răng và số vòng quay được của bánh răng là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: x1. y1 = x2. y2 = x3. y3

Lời giải chi tiết:

Vì quãng đường quay được của 3 bánh răng là như nhau nên số răng và số vòng quay được của bánh răng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Gọi số vòng quay được trong 1 phút của bánh răng a và b lần lượt là x, y (vòng) (x,y >0)

Theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

24 . x = 18 . y = 12. 18

Nên x = 12.18:24 = 9 (vòng)

y = 12.18 : 18 = 12 (vòng)

Vậy số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng a và b lần lượt là: 9 vòng và 12 vòng.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 2

Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau:

 

x

x1 = 20

x2 = 18

x3 = 15

x4 = 5

y

y1 = 9

y2 = ?

y3 = ?

y4 = ?

a) Hãy xác định hệ số tỉ lệ

b) Tìm số thích hợp cho ? trong bảng trên

c) So sánh các tỉ số: x1y1 ; x2y2 ; x3y3 ; x4y4.

d) So sánh các tỉ số: \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) và \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}}\) và \(\frac{{{y_3}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_3}}}{{{x_4}}}\) và \(\frac{{{y_4}}}{{{y_3}}}\)

Phương pháp giải:

+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay x.y = a (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

+ Tính các tích rồi so sánh

+ Tính các tỉ số rồi so sánh

Lời giải chi tiết:

a) Hệ số tỉ lệ a = x1.y1 = 20. 9 =180

b) Ta có: y= \(\frac{{180}}{x}\)

Khi x2 = 18 thì y2 = \(\frac{{180}}{{{x_2}}} = \frac{{180}}{{18}} = 10\)

Khi x3 = 15 thì y3 = \(\frac{{180}}{{{x_3}}} = \frac{{180}}{{15}} = 12\)

Khi x4 = 18 thì y4 = \(\frac{{180}}{{{x_4}}} = \frac{{180}}{5} = 36\)

c) Tích x1.y1 = 20. 9 =180

x2.y2 = 18.10 =180

x3.y3 = 15.12 =180

x4.y4 = 5.36 =180

Vậy x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4y4 =180

d) Ta có:

\(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{20}}{{18}}\)=\(\frac{{10}}{9}\) ; \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\)= \(\frac{{10}}{9}\)

\(\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}}\) = \(\frac{{20}}{{15}}\)=\(\frac{4}{3}\) ; \(\frac{{{y_3}}}{{{y_1}}}\) = \(\frac{{12}}{9}\) = \(\frac{4}{3}\)

\(\frac{{{x_3}}}{{{x_4}}}\) = \(\frac{{15}}{5}\) = 3; \(\frac{{{y_4}}}{{{y_3}}}\)= \(\frac{{36}}{{12}}\) = 3

Vậy \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}}\)= \(\frac{{{y_3}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_3}}}{{{x_4}}}\) = \(\frac{{{y_4}}}{{{y_3}}}\)

Luyện tập vận dụng 2

Một ô tô dự định đi từ A đến B trong 6 giờ. Nhưng thực tế ô tô đi với vận tốc gấp \(\frac{4}{3}\) vận tốc dự định. Tính thời gian ô tô đã đi.

Phương pháp giải:

Thời gian ô tô đi và vận tốc đi trên cùng 1 quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\)

Lời giải chi tiết:

Vì v. t = s không đổi nên vận tốc và thời gian ô tô đi là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Theo tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

Đề bài

Khi tham gia thi công dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, một đội công nhân gồm 18 người dự định hoàn thành công việc được giao trong 12 ngày. Nhưng khi bắt đầu công việc, đội công nhân được bổ sung thêm thành 27 người. Giả sử năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau.

Khi số công nhân tăng lên thì thời gian hoàn thành công việc sẽ tăng lên hay giảm đi?

27 công nhân hoàn thành công việc đó trong bao lâu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cách 1: + Tính khối lượng công việc 1 người làm được trong 1 ngày

+ Tính khối lượng công việc 27 người làm được trong 1 ngày

+ Thời gian 27 người làm xong = 1 : khối lượng 27 người làm được trong 1 ngày

Cách 2: Thời gian hoàn thành và số công nhân là  hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

Lời giải chi tiết

Khi số công nhân tăng lên thì thời gian hoàn thành giảm đi.

Cách 1: Trong 1 ngày, 18 công nhân làm được: \(\frac{1}{{12}}\) (công việc)

Trong 1 ngày, 1 công nhân làm được: \(\frac{1}{{12}}:18 = \frac{1}{{216}}\) (công việc)

Trong 1 ngày, 27 công nhân làm được: \(\frac{1}{{216}}.27 = \frac{1}{8}\) (công việc)

27 công nhân hoàn thành công việc đó trong: 1 : \(\frac{1}{8}\) = 8 (ngày)

Cách 2:

Gọi thời gian để 27 công nhân hoàn thành công việc là x (ngày) (x > 0)

Vì thời gian hoàn thành và số công nhân là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

12. 18 = x . 17 nên \(x = \frac{{12.18}}{{27}} = 8\)

Vậy 27 công nhân hoàn thành công việc trong 8 ngày.

I. Khái niệm

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay x.y = a (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

Chú ý: Nếu đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ a thì đại lượng x cũng tỉ lệ nghịch với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ a. Ta nói x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

II. Tính chất

Nếu 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:

+ Tích hai đại lượng tương ứng của chúng luôn không đổi ( bằng hệ số tỉ lệ).

+ Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.

Cụ thể: Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a. Với mỗi giá trị x1 , x2 , x3 ,… khác 0 của x, lần lượt tương ứng với giá trị y1 , y2 , y3 ,… của y thì:

x1y1 = x2y2 = …. = a \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \frac{{{y_2}}}{{{y_1}}};\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}} = \frac{{{y_3}}}{{{y_1}}};...\)

Ví dụ:

Vì v. t = s không đổi nên vận tốc và thời gian ô tô đi là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch

Theo tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:

Đề bài

Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 36 thì y = 15

a) Tìm hệ số tỉ lệ.

b) Viết công thức tính y theo x

c) Tính giá trị của y khi x = 12; x =18; x = 60.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay x.y = a (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

+ Thay giá trị của x vào công thức liên hệ, tìm giá trị y tương ứng

Lời giải chi tiết

a) Hệ số tỉ lệ là: a = x .y = 36 . 15 = 540

b) Công thức tính y theo x là: y = \(\frac{a}{x} = \frac{{540}}{x}\)

c) Khi x = 12 thì y = \(\frac{{540}}{{12}} = 45\)

Khi x = 18 thì y = \(\frac{{540}}{{18}} = 30\)

Khi x = 60 thì y = \(\frac{{540}}{{60}} = 9\)

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học Lớp 7

Môn Ngữ văn Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Cánh Diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7
  • SBT Văn Lớp 7 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • SBT Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Siêu Ngắn
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Siêu Ngắn
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 kết nối tri thức
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Siêu Ngắn
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 kết nối tri thức
  • Tác Giả - Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 7 Cánh Diều
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

    Môn Tiếng Anh Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Lý Thuyết Tiếng Anh Lớp 7
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Friends Plus
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus - Chân Trời Sáng Tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Right on!
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Global Success - Kết Nối Tri Thức
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm