[SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều] Bài 4. Phép nhân đa thức một biến
Bài học này tập trung vào phép nhân đa thức một biến, một kỹ năng quan trọng trong đại số. Mục tiêu chính là giúp học sinh hiểu và vận dụng thành thạo các quy tắc nhân đa thức một biến. Bài học sẽ hướng dẫn học sinh cách phân tích và thực hiện phép nhân, từ các đa thức đơn giản đến phức tạp hơn.
2. Kiến thức và kỹ năngSau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ có khả năng:
Hiểu khái niệm về đa thức một biến. Nhận biết các thành phần của đa thức (hệ số, biến, bậc). Áp dụng quy tắc nhân đơn thức với đơn thức. Áp dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức. Áp dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức. Thực hiện các phép tính nhân đa thức một biến một cách chính xác và hiệu quả. Giải quyết các bài tập về phép nhân đa thức một biến. 3. Phương pháp tiếp cậnBài học được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn u2013 thực hành.
Giải thích lý thuyết:
Bài học bắt đầu với việc giới thiệu khái niệm đa thức một biến, các thành phần của đa thức và các quy tắc nhân đơn thức với đơn thức, đơn thức với đa thức, và đa thức với đa thức. Các ví dụ minh họa sẽ được trình bày chi tiết, giúp học sinh dễ dàng hiểu và nắm bắt.
Thực hành bài tập:
Sau mỗi phần lý thuyết, học sinh sẽ được thực hành với các bài tập có mức độ từ dễ đến khó. Bài tập được thiết kế đa dạng, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế.
Bài tập áp dụng:
Một số bài tập áp dụng sẽ được đưa ra để học sinh vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.
Giải đáp thắc mắc:
Học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi và thảo luận với giáo viên hoặc bạn bè để giải đáp những thắc mắc.
Kiến thức về phép nhân đa thức một biến có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
Toán học:
Là nền tảng cho việc giải phương trình, bất phương trình, và các bài toán đại số phức tạp hơn.
Khoa học tự nhiên:
Ứng dụng trong việc tính toán diện tích, thể tích, và các đại lượng khác.
Kỹ thuật:
Có ứng dụng trong việc thiết kế và tính toán các cấu trúc, mạch điện.
Bài học này là bước đệm quan trọng cho các bài học về phân tích đa thức, giải phương trình bậc hai và các chủ đề đại số nâng cao. Nắm vững phép nhân đa thức một biến sẽ giúp học sinh có nền tảng vững chắc cho các bài học tiếp theo.
6. Hướng dẫn học tập Tập trung lắng nghe: Lắng nghe giảng bài, chú ý vào các ví dụ và giải thích của giáo viên. Ghi chép đầy đủ: Ghi lại các khái niệm quan trọng, quy tắc, và ví dụ. Thực hành thường xuyên: Làm bài tập thường xuyên để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Tìm hiểu thêm: Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hoặc tìm kiếm thông tin bổ sung trên internet. * Hỏi đáp: Đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu gặp khó khăn. Keywords:1. Phép nhân đa thức
2. Đa thức một biến
3. Đơn thức
4. Hệ số
5. Biến
6. Bậc
7. Đại số
8. Toán học lớp 7
9. Nhân đơn thức với đơn thức
10. Nhân đơn thức với đa thức
11. Nhân đa thức với đa thức
12. Quy tắc nhân
13. Ví dụ
14. Bài tập
15. Giải phương trình
16. Bất phương trình
17. Toán đại số
18. Kỹ năng
19. Phương pháp giải
20. Cách tính
21. Phân tích đa thức
22. Phương trình bậc hai
23. Khoa học tự nhiên
24. Kỹ thuật
25. Diện tích
26. Thể tích
27. Đại lượng
28. Lớp 7
29. Kiến thức cơ bản
30. Quy tắc
31. Thực hành
32. Củng cố
33. Bài tập nâng cao
34. Đa thức
35. Nhân
36. Một biến
37. Hằng đẳng thức
38. Định lý
39. Toán học
40. Giáo dục
Đề bài
Ảo thuật với đa thức
Bạn Hạnh bảo với bạn Ngọc:
“– Nếu bạn lấy tuổi của một người bất kì cộng thêm 5;
– Được bao nhiêu đem nhân với 2;
– Lấy kết quả đó cộng với 10;
– Nhân kết quả vừa tìm được với 5;
– Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100. Mình sẽ đoán được tuổi của người đó.”
Em hãy sử dụng kiến thức nhân đa thức để giải thích vì sao bạn Hạnh lại đoán được tuổi người đó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gọi tuổi của một người là x rồi ta thực hiện các bước như lời bạn Hạnh nói.
Lời giải chi tiết
Gọi số tuổi của một người là x (tuổi)
– Nếu bạn lấy tuổi của một người bất kì cộng thêm 5: \(x + 5\)
– Được bao nhiêu đem nhân với 2: \((x + 5).2 = 2x + 10\)
– Lấy kết quả đó cộng với 10: \(2x + 10 + 10 = 2x + 20\)
– Nhân kết quả vừa tìm được với 5: \((2x + 20).5 = 10x + 100\)
– Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100: \(10x + 100 - 100 = 10x\).
Vậy kết quả cuối cùng mà bạn Ngọc đọc sẽ là \(10x\) tức là 10 lần số tuổi của người đó. Vậy nên khi có kết quả mà bạn Ngọc đọc lên, bạn Hạnh chỉ cần lấy số đó chia cho 10 là ra tuổi của người mà bạn Hạnh chọn.
Đề bài
Từ tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 20 cm và 30 cm, bạn Quân cắt đi ở mỗi góc của tấm bìa một hình vuông sao cho bốn hình vuông bị cắt đi có cùng độ dài cạnh, sau đó gấp lại để tạo thành hình hộp chữ nhật không nắp (Hình 5). Viết đa thức biểu diễn thể tích của hình hộp chữ nhật được tạo thành theo độ dài cạnh của hình vuông bị cắt đi.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao cùng đơn vị đo.
Đối với bài trên, chiều dài của hình hộp chữ nhật bằng chiều dài của tấm bìa sau khi cắt, chiều rộng của hình hộp chữ nhật bằng chiều rộng của tấm bìa sau khi cắt, chiều cao của hình hộp chữ nhật bằng độ dài của cạnh hình vuông cắt.
Lời giải chi tiết
Gọi độ dài cạnh hình vuông bị cắt đi là x (cm). Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là x (cm),
Chiều dài tấm bìa sau khi cắt hay chiều dài hình hộp chữ nhật là: \(30 - 2x\) (cm).
Chiều rộng tấm bìa sau khi cắt hay chiều rộng hình hộp chữ nhật là: \(20 - 2x\)(cm).
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
\(\begin{array}{l}(30 - 2x).(20 - 2x).x \\= (30 - 2x)(20x - 2{x^2})\\ = 30(20x - 2{x^2}) - 2x(20x - 2{x^2})\\ = 600x - 60{x^2} - 40{x^2} + 4{x^3}\\ = 4{x^3} - 100{x^2} + 600x (cm^3)\end{array}\)
Vậy đa thức biểu diễn thể tích của hình hộp chữ nhật được tạo thành theo độ dài cạnh của hình vuông bị cắt đi là \(4{x^3} - 100{x^2} + 600x\).
Đề bài
Xét đa thức \(P(x) = {x^2}({x^2} + x + 1) - 3x(x - a) + \dfrac{1}{4}\) (với a là một số).
a) Thu gọn đa thức P(x) rồi sắp xếp đa thức đó theo số mũ giảm dần của biến.
b) Tìm a sao cho tổng các hệ số của đa thức P(x) bằng \(\dfrac{5}{2}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Để thu gọn đa thức P(x) ta nhân hết các biểu thức ra rồi rút gọn. Sau đó sắp xếp đa thức theo số mũ giảm dần.
b) Tổng các hệ số bằng các hệ số đi cùng biến cộng với hệ số tự do.
Lời giải chi tiết
a) \(P(x) = {x^2}({x^2} + x + 1) - 3x(x - a) + \dfrac{1}{4}\)\( = {x^4} + {x^3} + {x^2} - 3{x^2} + 3ax + \dfrac{1}{4}\)\( = {x^4} + {x^3} - 2{x^2} + 3ax + \dfrac{1}{4}\).
b) Các hệ số có trong đa thức P(x) là: 1; 1; – 2; 3a; \(\dfrac{1}{4}\).
Tổng các hệ số bằng \(\dfrac{5}{2}\) hay:
\(\begin{array}{l}1 + 1 - 2 + 3a + \dfrac{1}{4} = \dfrac{5}{2}\\ 3a = \dfrac{9}{4}\\ a = \dfrac{3}{4}\end{array}\)
Vậy \(a = \dfrac{3}{4}\).
Đề bài
Tìm bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của mỗi đa thức:
a) \(P(x) = ( - 2{x^2} - 3x + x - 1)(3{x^2} - x - 2)\);
b) \(Q(x) = ({x^5} - 5)( - 2{x^6} - {x^3} + 3)\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau.
Ta thực hiện nhân đa thức với đa thức rồi tìm bậc (là số mũ cao nhất của biến trong đa thức), hệ số cao nhất (là hệ số đi cùng với số mũ cao nhất của biến), hệ số tự do (là hệ số không đi cùng với biến hoặc biến có số mũ bằng 0).
Lời giải chi tiết
a) \(\begin{array}{l}P(x) = ( - 2{x^2} - 3x + x - 1)(3{x^2} - x - 2) \\= - 2{x^2}(3{x^2} - x - 2) - 3x(3{x^2} - x - 2) + x(3{x^2} - x - 2) - 1.(3{x^2} - x - 2)\\ = - 6{x^4} + 2{x^3} + 4{x^2} - 9{x^3} + 3{x^2} + 6x + 3{x^3} - {x^2} - 2x - 3{x^2} + x + 2\\ = - 6{x^4} - 4{x^3} + 3{x^2} + 5x + 2\end{array}\)
Bậc của đa thức là: 4.
Hệ số cao nhất của đa thức là: – 6.
Hệ số tự do của đa thức là: 2.
b)
\(\begin{array}{l}Q(x) = ({x^5} - 5)( - 2{x^6} - {x^3} + 3) \\= {x^5}( - 2{x^6} - {x^3} + 3) - 5( - 2{x^6} - {x^3} + 3) \\ = - 2{x^{11}} - {x^8} + 3{x^5} + 10{x^6} + 6{x^3} - 15\\ = - 2{x^{11}} - {x^8} + 10{x^6} + 3{x^5} + 6{x^3} - 15\end{array}\)
Bậc của đa thức là: 11.
Hệ số cao nhất của đa thức là: – 2.
Hệ số tự do của đa thức là: – 15.
Đề bài
Tính:
a) \(\dfrac{1}{2}{x^2}.\dfrac{6}{5}{x^3}\); b) \({y^2}(\dfrac{5}{7}{y^3} - 2{y^2} + 0,25)\);
c) \((2{x^2} + x + 4)({x^2} - x - 1)\); d) \((3x - 4)(2x + 1) - (x - 2)(6x + 3)\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Muốn nhân đơn thức A với đơn thức B, ta làm như sau:
Nhân hệ số của đơn thức A với hệ số của đơn thức B;
Nhân lũy thừa của biến trong A với lũy thừa của biên đó trong B;
Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
b) Muốn nhân một đơn thức với đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
c); d) Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau.
Lời giải chi tiết
a)
\(\dfrac{1}{2}{x^2}.\dfrac{6}{5}{x^3} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{6}{5}.{x^2}.{x^3} = \dfrac{3}{5}{x^5}\);
b)
\(\begin{array}{l}{y^2}(\dfrac{5}{7}{y^3} - 2{y^2} + 0,25) = {y^2}.\dfrac{5}{7}{y^3} - {y^2}.2{y^2} + {y^2}.0,25)\\ = \dfrac{5}{7}{y^5} - 2{y^4} + 0,25{y^2}\end{array}\);
c)
\(\begin{array}{l}(2{x^2} + x + 4)({x^2} - x - 1) \\= 2{x^2}({x^2} - x - 1) + x({x^2} - x - 1) + 4({x^2} - x - 1)\\ = 2{x^4} - 2{x^3} - 2{x^2} + {x^3} - {x^2} - x + 4{x^2} - 4x - 4 \\= 2{x^4} - {x^3} + {x^2} - 5x - 4\end{array}\);
d)
\(\begin{array}{l}(3x - 4)(2x + 1) - (x - 2)(6x + 3) \\= 3x(2x + 1) - 4(2x + 1) - x(6x + 3) + 2(6x + 3)\\ = 6{x^2} + 3x - 8x - 4 - 6{x^2} - 3x + 12x + 6\\ = 4x + 2\end{array}\).
II. Nhân đơn thức với đa thức
HĐ 2
Quan sát hình chữ nhật MNPQ ở Hình 3.
a) Tính diện tích mỗi hình chữ nhật (I), (II);
b) Tính diện tích của hình chữ nhật MNPQ;
c) So sánh: \(a(b + c)\) và \(ab + ac\).
Phương pháp giải:
a) Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng cùng đơn vị đo.
b) Diện tích của hình chữ nhật MNPQ bằng diện tích hình chữ nhật (I) cộng với diện tích hình chữ nhật (II).
c) Muốn so sánh \(a(b + c)\) và \(ab + ac\), ta thực hiện phép tính \(a(b + c)\) rồi so sánh.
Lời giải chi tiết:
a)
Diện tích của hình chữ nhật (I) là: \(a.b\).
Diện tích của hình chữ nhật (II) là: \(a.c\).
b) Diện tích của hình chữ nhật MNPQ là: \(ab + ac\).
c) Ta có: \(a(b + c) = a.b + a.c\).
Vậy \(a(b + c)\) = \(ab + ac\).
HĐ 3
Cho đơn thức \(P(x) = 2x\) và đa thức \(Q(x) = 3{x^2} + 4x + 1\).
a) Hãy nhân đơn thức P(x) với từng đơn thức của đa thức Q(x).
b) Hãy cộng các tích vừa tìm được.
Phương pháp giải:
a) Để nhân đơn thức P(x) với từng đơn thức của đa thức Q(x), trước tiên ta xác định các đơn thức của đa thức Q(x) rồi sau đó thực hiện phép tính.
b) Cộng các tích vừa tìm được ở phần a).
Lời giải chi tiết:
a)
Các đơn thức của đa thức Q(x) là: \(3{x^2};4x;1\).
Tích của đơn thức P(x) với từng đơn thức của đa thức Q(x) lần lượt là: \(2x.3{x^2} = 6{x^3};2x.4x = 8{x^2};2x.1 = 2x\).
b) Cộng các tích vừa tìm được:
\(6{x^3} + 8{x^2} + 2x\).
LT - VD 2
Tính:
a) \(\dfrac{1}{2}x(6x - 4)\);
b) \( - {x^2}(\dfrac{1}{3}{x^2} - x - \dfrac{1}{4})\).
Phương pháp giải:
Muốn nhân một đơn thức với đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{1}{2}x(6x - 4) = \dfrac{1}{2}x.6x + \dfrac{1}{2}x.( - 4) = 3{x^2} - 2x\).
b) \(\begin{array}{l} - {x^2}(\dfrac{1}{3}{x^2} - x - \dfrac{1}{4}) = - {x^2}.\dfrac{1}{3}{x^2} + - {x^2}. - x + - {x^2}. - \dfrac{1}{4}\\ = - \dfrac{1}{3}{x^4} + {x^3} + \dfrac{1}{4}{x^2}\end{array}\)
III. Nhân đa thức với đa thức
HĐ 4
Quan sát hình chữ nhật MNPQ ở Hình 4.
a) Tính diện tích mỗi hình chữ nhật (I), (II), (III), (IV).
b) Tính diện tích của hình chữ nhật MNPQ.
c) So sánh: \((a + b)(c + d)\) và \(ac + ad + bc + bd\).
Phương pháp giải:
a) Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân chiều rộng cùng đơn vị đo.
b) Diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng tổng diện tích của 4 hình chữ nhật con.
c) Muốn so sánh \((a + b)(c + d)\) và \(ac + ad + bc + bd\), ta thực hiện phép tính \((a + b)(c + d)\) rồi so sánh.
Lời giải chi tiết:
a)
Diện tích của hình chữ nhật (I) là: \(a.c\).
Diện tích của hình chữ nhật (II) là: \(a.d\).
Diện tích của hình chữ nhật (III) là: \(b.c\).
Diện tích của hình chữ nhật (IV) là: \(b.d\).
b) Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: \(ac + ad + bc + bd\).
c) Ta có:
\((a + b)(c + d) = a(c + d) + b(c + d) = ac + ad + bc + bd\).
Vậy \((a + b)(c + d)\) = \(ac + ad + bc + bd\).
HĐ 5
Cho đa thức \(P(x) = 2x + 3\) và đa thức \(Q(x) = x + 1\).
a) Hãy nhân mỗi đơn thức của đa thức P(x) với từng đơn thức của đa thức Q(x).
b) Hãy cộng các tích vừa tìm được.
Phương pháp giải:
a) Để nhân mỗi đơn thức P(x) với từng đơn thức của đa thức Q(x), trước tiên ta xác định các đơn thức của đa thức P(x), Q(x) rồi sau đó thực hiện phép tính.
b) Cộng các tích vừa tìm được ở phần a).
Lời giải chi tiết:
a)
Các đơn thức của đa thức P(x) là: \(2x;3\).
Các đơn thức của đa thức Q(x) là: \(x;1\).
Tích mỗi đơn thức P(x) với từng đơn thức của đa thức Q(x) lần lượt là: \(2{x^2};2x;3x;3\).
b) Cộng các tích vừa tìm được:
\(2{x^2} + 2x + 3x + 3 = 2{x^2} + 5x + 3\).
LT - VD 3
Tính:
a) \(({x^2} - 6)({x^2} + 6)\);
b) \((x - 1)({x^2} + x + 1)\).
Phương pháp giải:
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích lại với nhau.
Lời giải chi tiết:
a) \(\begin{array}{l}({x^2} - 6)({x^2} + 6) = {x^2}({x^2} + 6) + ( - 6).({x^2} + 6) = {x^2}.{x^2} + {x^2}.6) + ( - 6).{x^2} + ( - 6).6\\ = {x^4} + 6{x^2} - 6{x^2} - 36 = {x^4} - 36\end{array}\)
b) \(\begin{array}{l}(x - 1)({x^2} + x + 1) = x({x^2} + x + 1) + ( - 1)({x^2} + x + 1) = x.{x^2} + x.x + x.1 + ( - 1).{x^2} + ( - 1).x + ( - 1).1\\ = {x^3} + {x^2} + x - {x^2} - x - 1 = {x^3} - 1\end{array}\)
Đề bài
Trong quá trình biến đổi và tính toán những biểu thức đại số, nhiều khi ta phải thực hiện phép nhân hai đa thức một biến, chẳng hạn ta cần thực hiện phép nhân sau:
\((x - 1)({x^2} + x + 1)\)
Làm thế nào để thực hiện được phép nhân hai đa thức một biến?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại mục III. Nhân đa thức với đa thức.
Lời giải chi tiết
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
I. Nhân đơn thức với đơn thức
HĐ 1
Thực hiện phép tính:
a) \({x^2}.{x^4}\); b) \(3{x^2}.{x^3}\); c) \(a{x^m}.b{x^n}\) (a ≠ 0; b ≠ 0; m, n \(\in\) N).
Phương pháp giải:
Muốn thực hiện được phép tính, ta nhân hệ số của đơn thức thứ nhất với đơn thức thứ 2. Và nhân lũy thừa của biến trong đơn thức thứ nhất với lũy thừa của biến trong đơn thức thứ 2.
\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\)
Lời giải chi tiết:
a) \({x^2}.{x^4} = {x^{2 + 4}} = {x^6}\).
b) \(3{x^2}.{x^3} = 3.1.{x^{2 + 3}} = 3{x^5}\).
c) \(a{x^m}.b{x^n} = a.b.{x^{m + n}}\) (a ≠ 0; b ≠ 0; m, n \(\in\) N).
LT - VD 1
Tính:
a) \(3{x^5}.5{x^8}\);
b) \( - 2{x^{m + 2}}.4{x^{n - 2}}\) (m, n \(\in\) N; n > 2).
Phương pháp giải:
Muốn nhân đơn thức A với đơn thức B, ta làm như sau:
Nhân hệ số của đơn thức A với hệ số của đơn thức B;
Nhân lũy thừa của biến trong A với lũy thừa của biên đó trong B;
Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
Lời giải chi tiết:
a) \(3{x^5}.5{x^8} = 3.5.{x^5}.{x^8} = 15.{x^{5 + 8}} = 15.{x^{13}}\).
b) \( - 2{x^{m + 2}}.4{x^{n - 2}} = - 2.4.{x^{m + 2}}.{x^{n - 2}} = - 8.{x^{m + 2 + n - 2}} = - 8.{x^{m + n}}\) (m, n \(\in\) N; n > 2).