[SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều] Bài tập cuối chương VII

Bài tập cuối chương VII: Rèn luyện kỹ năng và ôn tập kiến thức 1. Tổng quan về bài học

Bài tập cuối chương VII là một bài học quan trọng nhằm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng và chuẩn bị cho các bài học tiếp theo. Bài học tập trung vào việc giải quyết các bài tập đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm, quy tắc và phương pháp giải trong chương VII. Mục tiêu chính của bài học là giúp học sinh:

Hiểu sâu kiến thức đã học trong chương VII. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập. Nắm chắc các phương pháp giải toán trọng tâm. Chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra, thi cử. 2. Kiến thức và kỹ năng

Bài học sẽ bao gồm các nội dung sau:

Ôn tập lý thuyết: Tóm tắt lại các khái niệm, định lý, công thức quan trọng trong chương VII. Giải bài tập: Luyện tập giải các bài tập từ dễ đến khó, bao gồm các dạng bài tập khác nhau, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Phân tích bài tập: Học sinh sẽ được hướng dẫn cách phân tích bài toán, xác định yêu cầu, lựa chọn phương pháp giải phù hợp. Nhận diện sai lầm: Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi thường gặp trong quá trình giải bài tập. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sẽ được tổ chức theo phương pháp tích cực, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành:

Thảo luận nhóm: Học sinh sẽ được làm việc nhóm để cùng nhau giải quyết các bài tập, trao đổi ý kiến và học hỏi lẫn nhau. Đặt câu hỏi: Giáo viên sẽ đặt câu hỏi gợi mở để kích thích tư duy của học sinh, giúp học sinh chủ động tìm kiếm lời giải. Giải đáp thắc mắc: Giáo viên sẽ dành thời gian để giải đáp thắc mắc của học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn về bài học. Trình bày bài giải: Học sinh sẽ được hướng dẫn cách trình bày bài giải một cách khoa học và chính xác. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức trong chương VII có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như:

Tính toán diện tích, thể tích các hình học. Giải quyết các bài toán liên quan đến hình học trong xây dựng, thiết kế. Ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. 5. Kết nối với chương trình học

Bài tập cuối chương VII là bước đệm quan trọng cho việc học các chương tiếp theo. Kiến thức và kỹ năng được học trong chương VII sẽ được vận dụng trong các bài học sau này.

6. Hướng dẫn học tập

Chuẩn bị trước bài học: Học sinh cần xem lại lý thuyết và làm quen với các dạng bài tập trong chương VII.
Làm bài tập: Học sinh cần làm bài tập một cách cẩn thận và tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
Tự học: Học sinh nên tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng kiến thức.
* Hỏi đáp: Nếu gặp khó khăn, học sinh nên hỏi giáo viên hoặc bạn bè để được hỗ trợ.

Tiêu đề Meta: Bài tập cuối chương 7 Toán 7 Mô tả Meta: Bài tập cuối chương 7 Toán 7 bao gồm các bài tập đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng và chuẩn bị cho các bài học tiếp theo. Keywords: Bài tập cuối chương 7, Toán 7, Ôn tập, Kiến thức, Kỹ năng, Vận dụng, Hình học, Đại số, Giải bài tập, Thảo luận nhóm, Phương pháp giải, Bài kiểm tra, Thi cử, Học tập, Học sinh, Giáo viên, Chương 7, Lý thuyết, Công thức, Định lý, Bài toán, Ứng dụng thực tế, Hệ thống kiến thức, Rèn luyện kỹ năng, ôn tập chương 7, bài tập chương 7, bài tập cuối chương, toán lớp 7, giải bài tập toán 7, ôn tập cuối kì, ôn tập giữa kì, bài tập tự luyện, bài tập nâng cao, kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích bài toán, khắc phục lỗi sai, ứng dụng trong thực tế, kết nối kiến thức, học tập hiệu quả, làm việc nhóm, đặt câu hỏi, giải đáp thắc mắc, trình bày bài giải, tài liệu tham khảo, bài tập bổ sung, ôn tập kiến thức hình học, ôn tập kiến thức đại số, bài tập vận dụng, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, bài tập thực hành, tìm tòi kiến thức, học hỏi lẫn nhau, chuẩn bị cho kì thi, chuẩn bị cho bài kiểm tra, học tập tích cực, học tập chủ động, giải toán hiệu quả, kỹ năng tự học. (40 keywords)

Đề bài

Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G. Khi đó

A.\(AM = 2GM\).                  B.\(AM = 2AG\).              C.\(GA = 3GM\).              D.\(GA = 2GM\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Khoảng cách từ đỉnh đến trọng tâm của tam giác bằng \(\dfrac{2}{3}\) khoảng cách từ đỉnh đến trung điểm của cạnh đối diện đỉnh đó.

Lời giải chi tiết

Đáp án: D. \(GA = 2GM\).

Đề bài

Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat {BAC} = 40^\circ \). Hai đường trung trực của hai cạnh AB, AC cắt nhau tại O. Khi đó

A.\(OA = OB = AB\).            B.\(OA = OB = OC\).       C.\(OB = OC = BC\).       D.\(OC = OA = AC\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong một tam giác: giao điểm của ba đường trung trực cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Lời giải chi tiết

Đáp án: B. \(OA = OB = OC\).

Đề bài

Cho tam giác ABC có BC > AC, I là giao điểm của hai đường phân giác góc A và góc B. Khi đó

A.\(\widehat {ICA} = \widehat {ICB}\).                        B.\(\widehat {IAC} = \widehat {IBC}\). C.\(\widehat {ICA} > \widehat {ICB}\).   D.\(\widehat {ICA} < \widehat {IBC}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ba đường phân giác trong tam giác cắt nhau tại một điểm.

Lời giải chi tiết

Ta có: I là giao điểm của hai đường phân giác góc A và góc B nên suy ra: CI là đường phân giác của góc C.

Vậy \(\widehat {ICA} = \widehat {ICB}\) ( tính chất tia phân giác của một góc).

Đáp án: A. \(\widehat {ICA} = \widehat {ICB}\).

Đề bài

Cho tam giác nhọn ABC có AB < AC. Hai đường cao AD và CE cắt nhau tại H. Khi đó

A.\(\widehat {HAB} = \widehat {HAC}\).                    

B.\(\widehat {HAB} > \widehat {HAC}\).    

C.\(\widehat {HAB} = \widehat {HCB}\).               

D.\(\widehat {HAC} = \widehat {BAC}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trpng một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn thì lớn hơn.

Lời giải chi tiết

Ta có: AB < AC nên \(\widehat {ACB} < \widehat {ABC}\) (góc ACB đối diện với cạnh AB; góc ABC đối diện với cạnh AC)

Mà tam giác ADB và tam giác ADC vuông tại D.

Vì tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông bằng 90°.

Mà \(\widehat {ACB} < \widehat {ABC}\).

Suy ra: \(90^\circ  - \widehat {ACB} > 90^0 - \widehat {ABC}\) hay \(\widehat {DAC} > \widehat {DAB}\).

Vậy \(\widehat {HAC} > \widehat {HAB}\) hay \(\widehat {HAB} < \widehat {HAC}\).

Suy ra: A, B, D sai.

Đáp án: C.\(\widehat {HAB} = \widehat {HCB}\).

Đề bài

Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực. Các điểm A, G, H, I, O phân biệt. Chứng minh rằng:

a) Nếu tam giác ABC cân tại A thì các điểm A, G, H, I, O cùng nằm trên một đường thẳng;

b) Nếu các điểm A, H, I cùng nằm trên một đường thẳng thì tam giác ABC cân tại A.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Trong tam giác cân: đường trung tuyến tại đỉnh cân đồng thời là đường cao và đường phân giác của góc tại đỉnh đó.

b) Chứng minh tam giác ABC cân tại A, ta chứng minh AB = AC hoặc góc B bằng góc C.

Lời giải chi tiết

a)

 

Trong tam giác ABC cân tại A có AD là đường trung tuyến.

Xét tam giác ABD và tam giác ACD có:

     AB = AC (tam giác ABC cân);

     AD chung;

     BD = DC (D là trung điểm của BC).

Vậy \(\Delta ABD = \Delta ACD\)(c.c.c.). Suy ra: \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC} = 90^\circ \) (vì ba điểm B, D, C thẳng hàng); \(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\).

Vậy AD là đường cao của tam giác và đường phân giác của góc A.

Suy ra: AD là đường trung trực của tam giác ABC.

Vậy AD là đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực của tam giác ABC.

Mà G là trọng tâm, H là trực tâm, I là giao điểm của ba đường phân giác, O là giao điểm của ba đường trung trực nên A, G, H, I, O cùng nằm trên một đường thẳng.

Vậy nếu tam giác ABC cân tại A thì các điểm A, G, H, I, O cùng nằm trên một đường thẳng.

b)

 

Ta có: \(AD \bot BC\).

H là trực tâm của tam giác ABC nên A, H, D thẳng hàng.

Mà A, H, I  thẳng hàng nên A, H, I, K thẳng hàng.

Suy ra: AD là tia phân giác của góc BAC (Vì AI là tia phân giác của góc BAC).

Nên \(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\).

Xét tam giác BAD và tam giác CAD có:

     \(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\);

     AD chung;

     \(\widehat {ADB} = \widehat {ADC}\) (\(AD \bot BC\)).

\(\Rightarrow \Delta ABD = \Delta ACD\)(g.c.g). Suy ra: AB = AC ( 2 cạnh tương ứng).

Do đó, tam giác ABC cân tại A

Vậy nếu các điểm A, H, I cùng nằm trên một đường thẳng thì tam giác ABC cân tại A.

Đề bài

Bạn Hoa vẽ tam giác ABC lên tờ giấy sau đó cắt một phần tam giác ở phía góc A (Hình 145). Bạn Hoa đố bạn Hùng: Không vẽ điểm A, làm thế nào tìm được điểm D trên đường thẳng BC sao cho khoảng cách từ D đến điểm A là nhỏ nhất? Em hãy giúp bạn Hùng tìm cách vẽ điểm D và giải thích cách làm của mình?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vẽ giao điểm của hai đường cao từ đỉnh B, C rồi lấy giao điểm và từ giao điểm đó vẽ đường thẳng vuông góc với BC cắt BC tại D.

Lời giải chi tiết

Trong tam giác, đường có độ dài ngắn nhất luôn là đường cao (đường vuông góc).

Vậy: khoảng cách từ D đến điểm A là nhỏ nhất khi \(AD \bot BC\).

Bước 1: Vẽ hai đường cao hạ từ đỉnh B và C.

Bước 2: Gọi H là giao điểm của hai đường cao.

Bước 3: Vẽ đường cao hạ từ H xuống BC. Và giao điểm của đường cao hạ từ H với đoạn thẳng BC là điểm D ta cần tìm.

Đề bài

Cho hai tam giác nhọn ABC và ECD, trong đó ba điểm B, C, D thẳng hàng. Hai đường cao BM và CN của tam giác ABC cắt nhau tại I, hai đường cao CP và DQ của tam giác ECD cắt nhau tại K (Hình 143). Chứng minh AI // EK.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

Lời giải chi tiết

Ta có:

     I là giao điểm của hai đường cao BM, CN trong tam giác ABC. Suy ra I là trực tâm của tam giác ABC. Vậy \(AI \bot BC\). (1)

     K là giao điểm của hai đường cao DQ, CP trong tam giác CED. Suy ra K là trực tâm của tam giác CED.

Vậy \(EK \bot CD\). (2)

Mà ba điểm B, C, D thẳng hàng. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: AI // EK. 

Đề bài

Cho tam giác ABC có O là giao điểm của ba đường trung trực. Qua các điểm A, B, C lần lượt kẻ các đường thẳng vuông góc với OA, OB, OC, hai trong ba đường đó lần lượt cắt nhau tại M, N, P (Hình 144). Chứng minh:

a) \(\Delta OMA = \Delta OMB\) và tia MO là tia phân giác của góc NMP;

b) O là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác MNP.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông.

b) Chứng minh dựa vào kết quả của phần a).

Lời giải chi tiết

a) O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC nên O cách đều ba đỉnh của tam giác đó hay OA = OB = OC.

Xét hai tam giác vuông OAM và OBM có:

     OA = OB;

     OM chung.

Vậy \(\Delta OAM = \Delta OBM\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra: \(\widehat {OMA} = \widehat {BMO}\) ( 2 góc tương ứng).

Vậy MO là tia phân giác của góc BMA hay MO là tia phân giác của góc NMP (ba điểm M, A, P thẳng hàng và ba điểm M, B, N thẳng hàng).

b) MO là tia phân giác của góc NMP.

Tương tự ta có:

     NO là tia phân giác của góc MNP.

     PO là tia phân giác của góc MPN.

Vậy O là giao điểm của ba đường phân giác MO, NO, PO của tam giác MNP. 

Đề bài

Cho Hình 142 có O là trung điểm của đoạn thẳng AB và O nằm giữa hai điểm M, N. Chứng minh:

 

a) Nếu OM = ON thì AM // BN;

b) Nếu AM // BN thì OM = ON.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chứng minh dựa vào chứng minh hai tam giác AOM và BON bằng nhau.

Lời giải chi tiết

a) Xét tam giác AOM và tam giác BON có:

     OA = OB;

     \(\widehat {AOM} = \widehat {BON}\)(đối đỉnh);

     OM = ON.

Vậy \(\Delta AOM = \Delta BON\)(c.g.c).

Suy ra: \(\widehat {AMO} = \widehat {BNO}\) (2 góc tương ứng).

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AM // BN.

b) Ta có: AM // BN nên \(\widehat {MAO} = \widehat {NBO}\)(hai góc so le trong).

Xét tam giác AOM và tam giác BON có:

     \(\widehat {MAO} = \widehat {NBO}\)

     OA = OB;

     \(\widehat {AOM} = \widehat {BON}\)(đối đỉnh);

Vậy \(\Delta AOM = \Delta BON\)(g.c.g). Suy ra: OM = ON ( 2 cạnh tương ứng).

Đề bài

Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat {ABC} = 70^\circ \). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

a) Tính số đo các góc còn lại của tam giác ABC.

b) Chứng minh BD = CE.

c) Chứng minh tia AH là tia phân giác của góc BAC.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Tam giác ABC cân tại A nên số đo góc B bằng số đo góc C và tổng ba góc trong một tam giác bằng 180°.

b) Chứng minh hai tam giác vuông ADB và AEC bằng nhau.

c) Chứng minh \(\widehat {BAH} = \widehat {CAH}\).

Lời giải chi tiết

a) Tam giác ABC cân tại A nên: \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB} = 70^\circ \).

Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180° nên: \(\widehat {BAC} = 180^\circ  - 70^\circ  - 70^\circ  = 40^\circ \).

b) Xét tam giác vuông ADB và tam giác vuông AEC có:

     AB = AC (tam giác ABC cân);

     \(\widehat A\) chung.

Vậy \(\Delta ADB = \Delta AEC\)(cạnh huyền – góc nhọn). Suy ra: BD = CE ( 2 cạnh tương ứng).

c) Trong tam giác ABC có H là giao điểm của hai đường cao BD và CE nên H là trực tâm trong tam giác ABC hay AF vuông góc với BC.

Xét hai tam giác vuông AFB và AFC có:

     AB = AC (tam giác ABC cân);

     AF chung.

Vậy \(\Delta AFB = \Delta AFC\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông). Suy ra: \(\widehat {FAB} = \widehat {FAC}\) ( 2 góc tương ứng) hay \(\widehat {BAH} = \widehat {CAH}\).

Vậy tia AH là tia phân giác của góc BAC.

Đề bài

Tìm các số đo x, y trong Hình 140.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180°.

Trong tam giác đều, ba góc có số đo bằng nhau và bằng 60°.

Lời giải chi tiết

Tam giác ABO là tam giác đều nên \(\widehat {ABO} = \widehat {AOB} = \widehat {BAO} = 60^\circ \). Vậy \(x = 60^\circ \).

Ba điểm B, O, C thẳng hàng nên \(\widehat {BOC} = 180^\circ \). Mà \(\widehat {AOB} = 60^\circ \)nên \(\widehat {AOC} = 180^\circ  - 60^\circ  = 120^\circ \).

Xét tam giác AOC có OA = OC. Vậy tam giác AOC cân tại O nên \(\widehat{OAC} = \widehat{OCA} =\dfrac{1}{2}. (180^0-\widehat{AOC})= \dfrac{1}{2}.(180^\circ  - 120^\circ ) = 30^\circ \)

Hay \(y = 30^\circ \).

Vậy \(x = 60^\circ \); \(y = 30^\circ \). 

Đề bài

Bạn Hoa đánh dấu ba vị trí A, B, C trên một phần sơ đồ xe buýt ở Hà Nội năm 2021 và xem xe buýt có thể đi như thế nào giữa hai vị trí A và B. Đường thứ nhất đi từ A đến C và đi tiếp từ C đến B, đường thứ hai đi từ B đến A (Hình 141). Theo em, đường nào đi dài hơn? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong một tam giác, tổng hai cạnh luôn lớn hơn độ dài cạnh còn lại.

Lời giải chi tiết

Xét tam giác ABC có: \(AC + CB > AB\).

Vậy nên bạn Hoa đi đường thứ nhất đi từ A đến C và đi tiếp từ C đến B sẽ dài hơn đi đường thứ hai đi từ B đến A.

Đề bài

Cho tam giác ABC có: \(\widehat A = 42^\circ ,\widehat B = 37^\circ \).

a) Tính \(\widehat C\).

b) So sánh độ dài các cạnh AB, BC, CA.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Tổng số đo ba góc trong một tam giác bằng 180°.

b) Cạnh đối diện với góc lớn hơn thì có số đo độ dài lớn hơn.

Lời giải chi tiết

a) Trong tam giác ABC: \(\widehat C = 180^\circ  - \widehat A - \widehat B = 180^\circ  - 42^\circ  - 37^\circ  = 101^\circ \).

b) Trong tam giác ABC: \(\widehat B < \widehat A < \widehat C\)nên \(AC < BC < AB\). (Vì AC đối diện với góc B; BC đối diện với góc A; AB đối diện với góc C). 

Đề bài

Cho hai tam giác ABC và MNP có: AB = MN, BC = NP, CA = PM. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của BC và NP. Chứng minh AI = MK.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chứng minh AI = MK bằng cách chứng hai tam giác ABI và MNK bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Hai tam giác ABC và MNP có: AB = MN, BC = NP, CA = PM nên \(\Delta ABC = \Delta MNP\)(c.c.c)

Suy ra: \(\widehat {ABI} = \widehat {MNK}\) ( 2 góc tương ứng).

Ta có: I, K lần lượt là trung điểm của BC và NP mà BC = NP, suy ra: \(BI = NK\).

Xét tam giác ABI và tam giác MNK có:

     AB = MN;

     \(\widehat {ABI} = \widehat {MNK}\);

     BI = NK.

Vậy \(\Delta ABI = \Delta MNK\)(c.g.c). Suy ra: AI = MK (2 cạnh tương ứng).

Vậy AI = MK.

Giải bài tập những môn khác

Môn Toán học Lớp 7

Môn Ngữ văn Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Cánh Diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Bài tập trắc nghiệm Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Đề thi, đề kiểm tra Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Lý Thuyết Ngữ Văn Lớp 7
  • SBT Văn Lớp 7 Cánh diều
  • SBT Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • SBT Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Cánh Diều Siêu Ngắn
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Chi Tiết
  • Soạn Văn Lớp 7 Kết Nối Tri Thức Siêu Ngắn
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn chi tiết Lớp 7 kết nối tri thức
  • Soạn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Siêu Ngắn
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 Cánh diều
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 chân trời sáng tạo
  • Soạn văn siêu ngắn Lớp 7 kết nối tri thức
  • Tác Giả - Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Cánh diều
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt, bố cục Văn Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Văn mẫu Lớp 7 Kết nối tri thức
  • Văn mẫu Lớp 7 Cánh Diều
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Vở Thực Hành Ngữ Văn Lớp 7
  • Môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

    Môn Tiếng Anh Lớp 7

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Lý Thuyết Tiếng Anh Lớp 7
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Friends Plus
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus - Chân Trời Sáng Tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 7 Right on!
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • SBT Tiếng Anh Lớp 7 Global Success - Kết Nối Tri Thức
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus
  • Tiếng Anh Lớp 7 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right on!
  • Tiếng Anh Lớp 7 Right On
  • Tiếng Anh Lớp 7 Global Success
  • Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm