[Tài liệu toán 10 file word] 30 Câu Trắc Nghiệm Ôn Tập Phần Tập Hợp Có Lời Giải Chi Tiết

Bài Giới Thiệu Chi Tiết: 30 Câu Trắc Nghiệm Ôn Tập Phần Tập Hợp Có Lời Giải Chi Tiết 1. Tổng quan về bài học

Bài học tập trung vào việc ôn tập phần Tập hợp trong chương trình toán học. Mục tiêu chính là giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải các dạng bài tập trắc nghiệm liên quan đến tập hợp, bao gồm các khái niệm cơ bản, các phép toán tập hợp, và các dạng bài tập vận dụng. Qua bài học, học sinh sẽ tự tin hơn trong việc làm bài kiểm tra và thi cử về phần này.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ được ôn tập và nắm vững các kiến thức sau:

Khái niệm cơ bản về tập hợp: Tập hợp, phần tử của tập hợp, ký hiệu tập hợp, cách biểu diễn tập hợp (liệt kê, nêu tính chất đặc trưng). Các phép toán tập hợp: Giao, hợp, hiệu, phần bù của hai tập hợp. Tập hợp con, tập hợp bằng nhau: Khái niệm và cách xác định. Các dạng bài tập trắc nghiệm: Phân loại và giải quyết các dạng bài tập trắc nghiệm liên quan đến các phép toán trên tập hợp, tìm tập hợp con, xác định tính chất của tập hợp. Ứng dụng của tập hợp: Học sinh sẽ thấy được ứng dụng của các khái niệm tập hợp trong đời sống và các môn học khác. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sử dụng phương pháp ôn tập thông qua hệ thống 30 câu trắc nghiệm có lời giải chi tiết. Học sinh sẽ tự làm bài, sau đó đối chiếu với lời giải để hiểu rõ cách giải và nắm vững các kiến thức. Cách thức này kết hợp giữa tự học và hỗ trợ hướng dẫn, giúp học sinh chủ động và tích cực trong việc học tập.

Đọc kỹ đề bài: Học sinh cần đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi.
Phân tích đề bài: Xác định các thông tin cần thiết và các kiến thức liên quan đến câu hỏi.
Lựa chọn đáp án: Dựa vào kiến thức đã học để chọn đáp án chính xác.
Kiểm tra đáp án: So sánh đáp án của mình với lời giải chi tiết để tìm hiểu nguyên nhân đúng sai.
Phân tích lời giải: Hiểu rõ cách giải và lý do tại sao đáp án đó là chính xác.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về tập hợp có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ:

Phân loại và sắp xếp: Phân loại đồ vật, sắp xếp thông tin, phân chia nhóm người dựa trên các tiêu chí cụ thể. Lập kế hoạch: Lập kế hoạch học tập, công việc dựa trên các điều kiện và yêu cầu cụ thể. Giải quyết vấn đề: Phân tích vấn đề, xác định các yếu tố liên quan để tìm ra giải pháp tối ưu. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng trong chương trình toán học, giúp học sinh chuẩn bị cho các bài học tiếp theo về các chủ đề phức tạp hơn, như đại số, hình học. Nắm vững kiến thức về tập hợp sẽ là nền tảng vững chắc cho việc học tập các môn học khác.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Làm bài tập đều đặn: Thực hành giải các câu hỏi trắc nghiệm trong bài để củng cố kiến thức.
Đọc kỹ lời giải chi tiết: Phân tích kỹ từng bước giải để hiểu rõ cách làm bài.
Tự giải các bài tập tương tự: Tìm kiếm các bài tập tương tự để rèn luyện kỹ năng và nâng cao hiểu biết.
Trao đổi với bạn bè: Thảo luận về các câu hỏi khó hoặc các cách giải khác nhau với bạn bè.
Sử dụng tài liệu tham khảo: Tham khảo các tài liệu khác để tìm hiểu thêm về kiến thức tập hợp.

Keywords (40 từ khóa):

Tập hợp, phần tử, giao, hợp, hiệu, phần bù, tập hợp con, tập hợp bằng nhau, biểu diễn tập hợp, liệt kê, tính chất đặc trưng, trắc nghiệm, ôn tập, giải chi tiết, toán học, chương trình, kỹ năng, ứng dụng, phân loại, sắp xếp, kế hoạch, giải quyết vấn đề, đời sống, đại số, hình học, học tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, làm bài kiểm tra, thi cử, tự học, chủ động, tích cực, phương pháp, lời giải, đáp án, nguyên nhân, phân tích, tài liệu tham khảo, bạn bè, thảo luận.

30 câu trắc nghiệm ôn tập phần tập hợp có lời giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Câu 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp $X = \left\{ {x \in \mathbb{Z}\mid \left( {{x^2} – 10x + 21} \right)\left( {{x^3} – x} \right) = 0} \right\}$
A. $X = \left\{ {0;1;2;3} \right\}$.
B. $X = \left\{ {0;1;3;7} \right\}$.
C. $X = \emptyset $.
D. $X = \left\{ { – 1;0;1;3;7} \right\}$.

Lời giải

Chọn D.

Ta có $({x^2} – 10x + 21)({x^3} – x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
{x^2} – 10x + 21 = 0 \hfill \\
{x^3} – x = 0 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
\left[ \begin{gathered}
x = 3 \hfill \\
x = 7 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\left[ \begin{gathered}
x = 0 \hfill \\
x = \pm 1 \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Mà $x$ là các số nguyên nên chọn câu ${\mathbf{D}}$.

Câu 2: Tính chất đặc trưng của tập hợp $X = \left\{ {\frac{1}{2};\frac{1}{6};\frac{1}{{12}};\frac{1}{{20}}; \ldots .} \right\}$.
A. $\left\{ {x \in \mathbb{N}\mid x = \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}};n \in \mathbb{N}*} \right\}$.
B. $\left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid x = \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}};n \in \mathbb{N}*} \right\}$.
C. $\left\{ {x \in \mathbb{Z}\mid x = \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}};n \in \mathbb{N}*} \right\}$.
D. $\left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid x = \frac{1}{{{n^2}\left( {n + 1} \right)}};n \in \mathbb{N}*} \right\}$.

Lời giải

Chọn B.

Ta liệt kê các phần tử từng đáp án, đáp án nào thỏa yêu cầu bài toán ta sẽ chọn.

Câu 3: Cho hai tập hợp $A = \left\{ {1;3;5;7} \right\},B = \left\{ {5;7} \right\}$. Tìm mệnh đề sai
A. $B \subset A$.
B. $A \subset B$.
C. $A \subset A$.
D. $B \subset B$.

Lời giải

Chọn B.

Định nghĩa tập hợp con.

Câu 4: Cho tập hợp $A = \left\{ {a;b;c} \right\}$ khi đó tập hợp $A$ có tất cả bao nhiêu tập con.
A. 6 .
B. 7 .
C. 8 .
D. 9 .

Lời giải

Chọn C.

Liệt kê các tập con của tập $A$ là $\emptyset ,\left\{ a \right\},\left\{ b \right\},\left\{ c \right\},\left\{ {a;b} \right\},\left\{ {a,c} \right\},\left\{ {b,c} \right\},\left\{ {a,b,c} \right\}$

Câu 5: Cho tập hợp $A = \{ x \in \mathbb{N}\mid 2x – 3 < \sqrt 7 \} $. Tập hợp $A$ có tất cả bao nhiêu tập con khác rỗng.
A. 6 .
B. 7 .
C. 8 .
D. 9 .

Lời giải

Chọn B.

$A = \{ x \in \mathbb{N}\mid 2x – 3 < \sqrt 7 \} = \left\{ {0;1;2} \right\}$. Liệt kê các tập con của tập $A$ khác rỗng là $\left\{ 0 \right\},\left\{ 1 \right\},\left\{ 2 \right\},\left\{ {0;1} \right\}$$,\left\{ {1,2} \right\},\left\{ {0,2} \right\},\left\{ {0,1,2} \right\}$

Câu 6: Cho tập hợp $A\left\{ {1;2;3;4} \right\}$. Tập hợp $A$ có tất cả bao nhiêu tập con có đúng 3 phần tử.
A. 3 .
B. 16 .
C. 4 .
D. 5 .

Lời giải

Chọn C.

Liệt kê các tập con của tập $A$ có 3 phần tử là $\left\{ {1;2;3} \right\},\left\{ {1;2;4} \right\},\left\{ {1;3;4} \right\},\left\{ {2;3;4} \right\}$

Câu 7: Cho tập hợp $A = \left\{ {1;3} \right\},B = \left\{ {0;1;3} \right\},C = \left\{ {x \in \mathbb{R}\mid \left( {{x^2} – 4x + 3} \right) = 0} \right\}$. Tập mệnh đề đúng
A. $A = B$.
B. $A = C$.
C. $B = C$.
D. $A = B = C$.

Lời giải

Chọn B.

Giải phương trình ${x^2} – 4x + 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 1} \\
{x = 3}
\end{array}} \right.$ mà $x \in \mathbb{R}$ nên $A = \left\{ {1;3} \right\}$

Câu 8: Cho tập hợp $A = \left\{ {a,b,c,d} \right\}$. Tập $A$ có mấy tập con?
A. 15 .
B. 12 .
C. 16 .
D. 10 .

Lời giải

Chọn C.

Số tập hợp con của tập hợp có 4 phần tử là ${2^4} = 16$ tập hợp con.

Câu 9: Tập hợp nào sau đây có đúng một tập hợp con?
A. $\emptyset $.
B. $\left\{ 1 \right\}$.
C. $\left\{ \emptyset \right\}$.
D. $\left\{ {1;\emptyset } \right\}$.

Lời giải

Chọn A.

Đáp án A duy nhất một tập con là $\emptyset $.

Đáp án $B$ còn một tập con nữa là tập $\emptyset $.

Đáp án $C$ có hai tập con là $\emptyset $ và $\left\{ \emptyset \right\}$.

Đáp án $D$ có ba tập con $\left\{ \emptyset \right\},\left\{ 1 \right\}$ và $\left\{ {1;\emptyset } \right\}$.

Câu 10: Tập hợp nào sau đây có đúng hai tập hợp con?
A. $\left\{ {x;\emptyset } \right\}$.
B. $\left\{ x \right\}$.
C. $\left\{ {x;y;\emptyset } \right\}$.
D. $\left\{ {x;y} \right\}$.

Lời giải

Chọn B.

Cách 1: Công thức số tập con của tập hợp có $n$ phần tử là ${2^n}$ nên suy ra tập $\left\{ x \right\}$ có 1 phần tử nên có ${2^1} = 2$ tập con.

Cách 2: Liệt kê số tập con ra thì $\left\{ x \right\}$ có hai tập con là $\left\{ x \right\}$ và $\left\{ \emptyset \right\}$.

Câu 11: Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các số vô tỷ?
A. $\mathbb{Q} \setminus {\mathbb{N}^*}$.
B. $\mathbb{R} \setminus \mathbb{Q}$.
C. $\mathbb{Q} \setminus \mathbb{Z}$.
D. $\mathbb{R} \setminus \left\{ 0 \right\}$.

Lời giải

Chọn B.

Tập hợp chỉ gồm các số vô tỷ là $\mathbb{R} \setminus \mathbb{Q}$.

Câu 12: Tập hợp $A = \left\{ {x \in \mathbb{N}\mid \left( {x – 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {{x^3} + 4x} \right) = 0} \right\}$ có bao nhiêu phần tử?
A. 1 .
B. 3 .
C. 5 .
D. 2 .

Lời giải

Chọn D.

Ta có $\left( {x – 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {{x^3} + 4x} \right) = 0 \Leftrightarrow x\left( {x – 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} + 4} \right) = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{x – 1 = 0} \\
{x + 2 = 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 1} \\
{x = – 2} \\
{x = 0}
\end{array}} \right.} \right.$ (Do ${x^2} + 4 > 0,\forall x \in \mathbb{R}$).

Vì $x \in \mathbb{N} \Rightarrow x = 0;x = 1$. Vậy $A = \left\{ {0;1} \right\} \Rightarrow $ tập $A$ có hai phần tử.

Câu 13: Trong các tập hợp sau, tập nào là tập rỗng?
A. ${T_1} = \left\{ {x \in \mathbb{N}\mid {x^2} + 3x – 4 = 0} \right\}$.
B. ${T_1} = \left\{ {x \in \mathbb{R}\mid {x^2} – 3 = 0} \right\}$
C. ${T_1} = \left\{ {x \in \mathbb{N}\mid {x^2} = 2} \right\}$.
D. ${T_1} = \left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {2x – 5} \right) = 0} \right\}$.

Lời giải

Chọn C.

Vì ${x^2} = 2 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = \sqrt 2 \notin \mathbb{N}} \\
{x = – \sqrt 2 \notin \mathbb{N}}
\end{array}} \right.$.

Câu 14: Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp: $X = \left\{ {x \in \mathbb{R},{x^2} + x + 1 = 0} \right\}$.
A. $X = \left\{ 0 \right\}$.
B. $X = \left\{ 2 \right\}$.
C. $X = \emptyset $.
D. $X = 0$.

Lời giải

Chọn C.

Trên tập số thực, phương trình ${x^2} + x + 1 = 0$ vô nghiệm. Vậy: $X = \emptyset $.

Câu 15: Cho $A = \left\{ {1;2;3} \right\}$, số tập con của $A$ là
A. 3 .
B. 5 .
C. 8 .
D. 6 .

Lời giải

Chọn C.

Số tập hợp con của tập hợp $A$ là ${2^3} = 8$.

Câu 16: Trong các tập hợp sau, tập nào là tập rỗng?
A. $\left\{ {x \in \mathbb{R}\mid {x^2} + 5x – 6 = 0} \right\}$.
B. $\left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid 3{x^2} – 5x + 2 = 0} \right\}$.
C. $\left\{ {x \in \mathbb{Z}\mid {x^2} + x – 1 = 0} \right\}$.
D. $\left\{ {x \in \mathbb{R}\mid {x^2} + 5x – 1 = 0} \right\}$.

Lời giải

Chọn C.

${x^2} + x – 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{ – 1 \pm \sqrt 5 }}{2}$ nên $\left\{ {x \in \mathbb{Z}\mid {x^2} + x – 1 = 0} \right\} = \emptyset $.

Câu 17: Cho tập $X$ có $n + 1$ phần tử $\left( {n \in \mathbb{N}} \right)$. Số tập con của $X$ có hai phần tử là
A. $n\left( {n + 1} \right)$.
B. $\frac{{n\left( {n – 1} \right)}}{2}$.
C. $n + 1$.
D. $\frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2}$.

Lời giải

Chọn D.

Lấy một phần tử của $X$, ghép với $n$ phần tử còn lại được $n$ tập con có hai phần tử. Vậy có $\left( {n + 1} \right)n$ tập. Nhưng mỗi tập con đó được tính hai lần nên số tập con của $X$ có hai phần tử là $\frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2}$.

Câu 18: Cho ba tập hợp:

$M$ : tập hợp các tam giác có 2 góc tù.

$N$ : tập hợp các tam giác có độ dài ba cạnh là ba số nguyên liên tiếp.

$P$ : tập hợp các số nguyên tố chia hết cho 3 .

Tập hợp nào là tập hợp rỗng?
A. Chỉ $N$ và $P$.
B. Chỉ $P$ và $M$.
C. Chỉ $M$.
D. Cả $M,N$ và $P$.

Lời giải

Chọn C.

$M = \emptyset $ : Tổng ba gốc trong tam giác bằng ${180^ \circ }$ nên không thể có hai gốc tù.

$N \ne \emptyset $ Ba số tự nhiên liên tiếp là $a,a + 1,a + 2$. Khi $a > 1$ thì $a + a + 1 = 2a + 1 > a + 2$

Lúc đó ba số: $a,a + 1,a + 2$ thõa điều kiện ba cạnh trong tam giác.

số nguyên tố chia hết cho 3 là số $3 \Rightarrow P = \left\{ 3 \right\}$.

Câu 19: Xác định số phần tử của tập hợp $X = \{ n \in \mathbb{N}\mid n:4,n < 2017\} $.
A. 505 .
B. 503 .
C. 504 .
D. 502 .

Lời giải

Chọn A.

Tập hợp $X$ gồm các phần tử là những số tự nhiên nhỏ hơn 2017 và chia hết cho 4 .

Từ 0 đến 2015 có 2016 số tự nhiên, ta thấy cứ 4 số tự nhiên liên tiếp sẽ có duy nhất một số chia hết cho 4 . Suy ra có 504 số tự nhiên chia hết cho 4 từ 0 đến 2015 . Hiển nhiên 2016:4

Vậy có tất cả 505 số tự nhiên nhỏ hơn 2017 và chia hết cho 4 .

Câu 20: Hình nào sau đây minh họa tập $B$ là con của tập $A$ ?

A.

B.

C.

D.

Lời giải

Chọn C.

Câu 21: Tìm $x,y$ để ba tập hợp $A = \left\{ {1;3} \right\},B = \left\{ {3;x} \right\}$ và $C = \left\{ {x;y;3} \right\}$ bằng nhau.
A. $x = y = 1$.
B. $x = y = 1$ hoặc $x = 1,y = 3$.
C. $x = 1,y = 3$.
D. $x = 3,y = 1$ hoặc $x = y = 3$.

Lời giải

Chọn B.

Câu 22: Cho ba tập hợp $E,F$ và $G$. Biết $E \subset F,F \subset G$ và $G \subset E$. Khẳng định nào sau đây đúng.
A. $E \ne F$.
B. $F \ne G$.
C. $E \ne G$.
D. $E = F = G$.

Lời giải

Chọn D.

Câu 23: Liệt kê các phần tử của tập hợp $X = \left\{ {x \in \mathbb{R}\mid 2{x^2} – 7x + 5 = 0} \right\}$.
A. $X = \left\{ {1;\frac{5}{2}} \right\}$.
B. $X = \left\{ 1 \right\}$.
C. $X = \left\{ { – 1;\frac{5}{2}} \right\}$.
D. $X = \emptyset $.

Lời giải

Chọn B.

Giải phương trình $2{x^2} – 7x + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 1} \\
{x = \frac{5}{2}}
\end{array}} \right.$. Hai nghiệm này đều thuộc $\mathbb{R}$.

Câu 24: Liệt kê các phần tử của tập hợp $X = \{ x \in \mathbb{N}\mid 3x – 5 < x\} $.
A. $X = \left\{ {1;2;3} \right\}$.
B. $X = \left\{ {1,2} \right\}$.
C. $X = \left\{ {0;1;2} \right\}$.
D. $X = \emptyset $.

Lời giải

Chọn C.

Giải bất phương trình $3x – 5 < x \Leftrightarrow 2x < 5 \Leftrightarrow x < \frac{5}{2}$. Mà $x$ là các số tự nhiên nên chọn câu $C$.

Câu 25: Số phần tử của tập hợp: $A = \left\{ {x \in \mathbb{R}\mid {{\left( {{x^2} + x} \right)}^2} = {x^2} – 2x + 1} \right\}$ là:
A. 0
B. 3
C. 1
D. 2

Lời giải

Chọn D.

Giải phương trình ${\left( {{x^2} + x} \right)^2} = {x^2} – 2x + 1$ trên $\mathbb{R} \Leftrightarrow {\left( {{x^2} + x} \right)^2} – {(x – 1)^2} = 0$

$ \Leftrightarrow \left( {{x^2} + x – x + 1} \right)\left( {{x^2} + x + x – 1} \right) = 0$

$ \Leftrightarrow \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {{x^2} + 2x – 1} \right) = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = – 1 – \sqrt 2 } \\
{x = – 1 + \sqrt 2 }
\end{array}} \right.$.

Câu 26: Số tập con của tập hợp: $A = \left\{ {x \in \mathbb{R}\mid 3{{\left( {{x^2} + x} \right)}^2} – 2{x^2} – 2x = 0} \right\}$ là:
A. 16
B. 8
C. 12
D. 10

Lời giải

Chọn A.

Giải phương trình

$3{\left( {{x^2} + x} \right)^2} – 2\left( {{x^2} + x} \right) = 0$

Đặt ${x^2} + x = t$ ta có phương trình

$3{t^2} – 2t = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{t = 0} \\
{t = \frac{2}{3}}
\end{array}} \right.$

Với $t = 0$ ta có ${x^2} + x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{x = – 1}
\end{array}} \right.$

Với $t = \frac{2}{3}$ ta có: ${x^2} + x = \frac{2}{3}$

$ \Leftrightarrow 3{x^2} + 3x – 2 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{ – 3 \pm \sqrt {33} }}{3}$

Vậy $A$ có 4 phần tử suy ra số tập con của $A$ là ${2^4} = 16$.

Câu 27: Tính chất đặc trưng của tập hợp $X = \left\{ {\frac{1}{2};\frac{1}{4};\frac{1}{8};\frac{1}{{16}}; \ldots .} \right\}$.
A. $\left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid x = \frac{1}{{2n}};n \in \mathbb{N}} \right\}$.
B. $\left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid x = \frac{1}{{2n}};n \in \mathbb{N}*} \right\}$.
C. $\left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid x = \frac{1}{{2n + 1}};n \in \mathbb{N}*} \right\}$.
D. $\left\{ {x \in \mathbb{Q}\mid x = \frac{1}{{2n – 1}};n \in \mathbb{N}*} \right\}$.

Lời giải

Chọn B.

Ta liệt kê các phần tử từng đáp án, đáp án nào thỏa yêu cầu bài toán ta sẽ chọn.

Câu 28: Ký hiệu $\left| X \right|$ là số phần tử của tập hợp $X$. Mệnh đề nào sai trong các mệnh đề sau?
A. $A \cap B = \emptyset \Rightarrow \left| A \right| + \left| B \right| = \left| {A \cup B} \right| + \left| {A \cap B} \right|$
B. $A \cap B \ne \emptyset \Rightarrow \left| A \right| + \left| B \right| = \left| {A \cup B} \right| – \left| {A \cap B} \right|$
C. $A \cap B \ne \emptyset \Rightarrow \left| A \right| + \left| B \right| = \left| {A \cup B} \right| + \left| {A \cap B} \right|$
D. $A \cap B = \emptyset \Rightarrow \left| A \right| + \left| B \right| = \left| {A \cup B} \right|$

Lời giải

Chọn C.

Kiểm tra các đáp án bằng cách vẽ biểu đồ Ven cho hai trường hợp $A \cap B = \emptyset $ và $A \cap B \ne \emptyset $

Câu 29: Cho $A,B,C$ là ba tập hợp. Mệnh đề nào sau đây là sai?
A. $A \subset B \Rightarrow A \cap C \subset B \cap C$
B. $A \subset B \Rightarrow C \setminus A \subset C \setminus B$
C. $A \subset B \Rightarrow A \cup C \subset B \cup C$
D. $A \subset B,B \subset C \Rightarrow A \subset C$

Lời giải

Chọn B.

Ta có thể dùng biểu đồ Ven ta thấy $A \subset B \Rightarrow C \setminus A \subset C \setminus B$

Tài liệu đính kèm

  • Trac-nghiem-On-tap-tap-hop.docx

    230.20 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm