[Tài liệu toán 10 file word] Các Dạng Bài Tập Xác Định Mệnh Đề Và Mệnh Đề Chứa Biến Giải Chi Tiết

Các Dạng Bài Tập Xác Định Mệnh Đề Và Mệnh Đề Chứa Biến u2013 Giải Chi Tiết

1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc phân tích và xác định các mệnh đề, mệnh đề chứa biến, cũng như giải quyết các dạng bài tập liên quan. Mục tiêu chính là giúp học sinh nắm vững các khái niệm về logic toán học, từ đó phát triển kỹ năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề một cách chính xác. Bài học sẽ bao gồm các dạng bài tập điển hình, kèm theo hướng dẫn giải chi tiết, giúp học sinh tự tin áp dụng kiến thức vào các bài tập khác.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:

Hiểu rõ khái niệm mệnh đề: Phân biệt được mệnh đề với các câu không phải là mệnh đề. Nắm vững khái niệm mệnh đề chứa biến: Xác định được biến trong mệnh đề chứa biến và hiểu được ý nghĩa của tính đúng sai của mệnh đề chứa biến với từng giá trị của biến. Phân loại các dạng mệnh đề: Hiểu và phân loại các dạng mệnh đề khác nhau (mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương,u2026) Áp dụng các quy tắc logic: Sử dụng các quy tắc logic để xác định tính đúng sai của các mệnh đề phức tạp. Giải quyết được các dạng bài tập: Thực hành giải các bài tập xác định mệnh đề, mệnh đề chứa biến, từ đó củng cố kiến thức và kỹ năng. Biết vận dụng các phương pháp: Tìm ra các phương pháp phù hợp để giải quyết các bài tập về mệnh đề. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học sẽ được tổ chức theo phương pháp kết hợp lý thuyết và thực hành.

Giải thích lý thuyết: Bài học sẽ trình bày rõ ràng các khái niệm về mệnh đề, mệnh đề chứa biến và các dạng mệnh đề khác nhau. Phân tích ví dụ: Các ví dụ minh họa sẽ được đưa ra để giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách xác định tính đúng sai của các mệnh đề và mệnh đề chứa biến. Bài tập thực hành: Bài học sẽ cung cấp một số lượng lớn các bài tập thực hành, từ dễ đến khó, để học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học. Các bài tập này sẽ được phân loại theo mức độ khó, giúp học sinh tự đánh giá năng lực. Giải chi tiết: Giải chi tiết từng bài tập, bao gồm cả quá trình suy luận và cách xác định tính đúng sai của mệnh đề và mệnh đề chứa biến. Thảo luận nhóm: Để khuyến khích sự tương tác và hợp tác, học sinh có thể thảo luận nhóm về các bài tập khó hoặc các vấn đề liên quan. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về mệnh đề và mệnh đề chứa biến có nhiều ứng dụng trong thực tế, đặc biệt trong các lĩnh vực:

Khoa học máy tính: Logic toán học là nền tảng của nhiều thuật toán và lập trình.
Toán học: Xác định tính đúng sai của các mệnh đề là một phần quan trọng trong chứng minh toán học.
Khoa học xã hội: Phân tích các vấn đề xã hội cũng dựa trên logic để đưa ra kết luận đúng đắn.

5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng trong chương trình học về logic toán học. Nó sẽ giúp học sinh chuẩn bị cho các bài học tiếp theo về các chủ đề phức tạp hơn, chẳng hạn như:

Hệ thống logic: Nắm vững về mệnh đề là cơ sở để hiểu về hệ thống logic phức tạp hơn. Các phương pháp chứng minh toán học: Xác định tính đúng sai của mệnh đề sẽ giúp học sinh làm quen với các phương pháp chứng minh toán học. Lập trình: Kiến thức về mệnh đề và mệnh đề chứa biến có ứng dụng trực tiếp trong lập trình. 6. Hướng dẫn học tập

Để học tốt bài học này, học sinh nên:

Đọc kỹ lý thuyết: Hiểu rõ các khái niệm về mệnh đề, mệnh đề chứa biến và các dạng mệnh đề khác nhau.
Luyện tập thường xuyên: Giải nhiều bài tập khác nhau để củng cố kiến thức.
Phân tích các ví dụ: Hiểu rõ cách phân tích và giải quyết các bài tập.
Tìm kiếm tài liệu tham khảo: Tham khảo thêm các tài liệu khác để mở rộng kiến thức.
Hỏi đáp với giáo viên: Nếu gặp khó khăn, hãy hỏi giáo viên để được giải đáp.
* Học nhóm: Thảo luận nhóm để cùng nhau giải quyết các bài tập khó.

Keywords: mệnh đề, mệnh đề chứa biến, tính đúng sai, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, logic toán học, chứng minh toán học, lập trình, hệ thống logic, suy luận, phân tích, giải quyết vấn đề, bài tập, ví dụ, hướng dẫn, phương pháp học, chương trình học, logic, toán học.

Các dạng bài tập Xác định mệnh đề và mệnh đề chứa biến giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. PHƯƠNG PHÁP

Để xác định mệnh đề và mệnh đề chứa biến ta cần biết:

⬩ Mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai.

Một mệnh đề không thể vừa đúng hoặc vừa sai

⬩ Mệnh đề chứa biến là một câu khẳng định chứa biến nhận giá trị trong một tập $X$ nào đó mà với mỗi giá trị chứa biến thuộc $X$ ta được một mệnh đề.

II. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

1. MỨC ĐỘ 1

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. Trong các câu sau đây, câu nào là mệnh đề?

(1) Ôi Đà Nẵng đẹp quá!

(2) Phương trình $2{x^2} + x + 5 = 0$ vô nghiệm

(3) $7$ là số nguyên tố

(4) Hai phương trình ${x^2} – 4x + 3 = 0$ và $(x – 3)(x – 1) = 0$ có nghiệm chung.

(5) Số $\pi $ có lớn hơn $3$ hay không?

(6) Argentina vô địch Worldcup 2022.

(7) Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng có diện tích bằng nhau.

(8) Một tứ giác là hình thoi khi và chỉ khi nó có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Lời giải

Câu (1) và (5) không là mệnh đề (vì là câu cảm thán, câu hỏi)

Các câu (3), (4), (6), (8) là những mệnh đề đúng

Câu (2) là mệnh đề sai vì

+ Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau (Đúng).

+ Nếu hai tam giác có diện tích bằng nhau thì chúng bằng nhau (Sai).

Câu (7) là mệnh đề sai vì

+ Nếu một tứ giác là hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau (Đúng).

+ Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì nó là hình thoi (Sai)

Bài 2. Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề, mệnh đề chứa biến, không là mệnh đề?

– Hãy cố gắng học thật tốt!

– Số $20$ chia hết cho $6$.

– Số $5$ là số nguyên tố.

– Số $x$ là số chẵn.

Lời giải

Có hai mệnh đề là:

– Số $20$ chia hết cho $6$.

– Số $5$ là số nguyên tố.

Có một mệnh đề chứa biến là:

– Số $x$ là số chẵn.

Có một câu không là mệnh đề là:

– Hãy cố gắng học thật tốt!

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tìm mệnh đề sai.

A. “$\forall x;{x^2} + 2x + 3 > 0$”. B. “$\forall x;{x^2} \geqslant x$”.
C. “$\exists x:{x^2} + 5x + 6 = 0$”. D. “$\exists x:x < \frac{1}{x}$”.

Lời giải

Chọn B

Chọn $x = \frac{1}{2} \Rightarrow {x^2} < x$. Vậy mệnh đề B sai

Câu 2. Cho mệnh đề chứa biến $P(x):$“$3x + 5 \leqslant {x^2}$” với $x$ là số thực. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. $P(3)$. B. $P(4)$. C. $P(1)$. D. $P(5)$.

Lời giải

Chọn D

$P(3): ” 3.3+5 \leq 3^2 ” \Leftrightarrow ” 14 \leq 9 “$ là mệnh đề sai.

$P(4): ” 3.4+5 \leq 4^{2 “} \Leftrightarrow ” 17 \leq 16 “$ là mệnh đề sai.

$P(1)$ : ” $3.1+5 \leq 1^{2 “} \Leftrightarrow ” 8 \leq 1 “$ là mệnh đề sai.

$P(5): ” 3.5+5 \leq 5^2 ” \Leftrightarrow$ ” $20 \leq 25$ ” là mệnh đề đúng.

Câu 3. Cho các phát biểu sau đây:

(I): “17 là số nguyên tố”

(II): “Tam giác vuông có một đường trung tuyến bằng nửa cạnh huyền”

(III): “Các em C14 hãy cố gắng học tập thật tốt nhé !”

(IV): “Mọi hình chữ nhật đều nội tiếp được đường tròn”

Hỏi có bao nhiêu phát biểu là một đề?

A. $x > – 1$. B. $ \Rightarrow $. C. ${x^2} > 1$. D. $\forall x \in \mathbb{R}$.

Lời giải

Chọn B

⬩ Câu (I) là mệnh đề.

⬩ Câu (II) là mệnh đề.

⬩ Câu (III) không phải là mệnh đề.

⬩ Câu (VI) là mệnh đề.

2. MỨC ĐỘ 2

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là mệnh đề, giải thích?

1) Hải Phòng là một thành phố của Việt Nam.

2) Bạn có đi xem phim không?

3) ${2^{10}} – 1$ chia hết cho $11$.

4) $2763$ là hợp số.

5) ${x^2} – 3x + 2 = 0$.

Lời giải

Các phát biểu không phải mệnh đề là 2 và 5

Câu $2$ là câu hỏi.

Câu $5$ là mệnh đề chứa biến.

Bài 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề, xét tính đúng, sai của mệnh đề đó.

(I): “17 là số nguyên tố”

(II): “Tam giác vuông có một đường trung tuyến bằng nửa cạnh huyền”

(III): “Các em C14 hãy cố gắng học tập thật tốt nhé !”

(IV): “Mọi hình thoi đều nội tiếp được đường tròn”

Lời giải

Câu (I) là mệnh đề đúng.

Câu (II) là mệnh đề đúng.

Câu (III) không phải là mệnh đề.

Câu (VI) là mệnh đề sai.

Bài 3: Cho các câu sau đây:

(I): “Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam”.

(II): “${\pi ^2} < 9,86$”.

(III): “Mệt quá!”.

(IV): “Chị ơi, mấy giờ rồi?”.

Hỏi có bao nhiêu câu là mệnh đề?

Lời giải

(I), (II) là mệnh đề, (III), (IV) không là mệnh đề.

Bài 4: Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề đúng

(I): Hãy cố gắng học thật tốt!

(II): Số $20$chia hết cho $6$.

(III): Số $5$ là số nguyên tố.

(IV): Với mọi $k \in \mathbb{N}$, $2k$ là số chẵn.

Lời giải

Có hai mệnh đề đúng là (III) và (IV)

Bài 5: Trong các câu dưới đây, câu nào là mệnh đề, câu nào là mệnh đề chứa biến:

a) $2 – \sqrt 5 < 0$.

b) 4 + x = 3.

c) Hãy trả lời câu hỏi này!.

d) Paris là thủ đô nước Ý.

Lời giải

a) Mệnh đề đúng.

b) Mệnh đề chứa biến.

c) Không phải là mệnh đề, câu mệnh lệnh.

d) Mệnh đề sai.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào sau đây không là mệnh đề?

A. Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

B. $3 < 1$.

C. $4 – 5 = 1$.

D. Bạn học giỏi quá!

Lời giải

Chọn D

Vì “Bạn học giỏi quá!” là câu cảm thán không có khẳng định đúng hoặc sai.

Câu 2: Câu nào trong các câu sau không phải là mệnh đề?

A. $\pi $ có phải là một số vô tỷ không?. B. $2 + 2 = 5$.

C. $\sqrt 2 $ là một số hữu tỷ. D. $\frac{4}{2} = 2$.

Lời giải

Chọn A

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

A. $12$là số tự nhiên lẻ. B. An học lớp mấy?

C. Các bạn có chăm học không? D. Các bạn hãy làm bài đi!

Lời giải

Chọn A

Câu a) là câu cảm thán không phải là mệnh đề.

Câu 4: Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?

a) Cố lên, sắp đói rồi!

b) Số 15 là số nguyên tố.

c) Tổng các góc của một tam giác là $180^\circ .$

d) $x$ là số nguyên dương.

A. $3.$ B. $2.$ C. $4.$ D. $1.$

Lời giải

Chọn B

Câu a) không là mệnh đề.

Câu 5: Câu nào sau đây không là mệnh đề?

A. Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

B. $3 < 1$.

C. $4 – 5 = 1$.

D. Bạn học giỏi quá!

Lời giải

Chọn D

Vì “Bạn học giỏi quá!” là câu cảm thán không có khẳng định đúng hoặc sai.

3. MỨC ĐỘ 3

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. Trong các mệnh đề sau, xét tính đúng sai của các mệnh đề sau?

a. Điều kiện cần và đủ để $x \geqslant y$ là ${x^3} \geqslant {y^3}$.

b. Điều kiện cần và đủ để số tự nhiên $n$ chia hết cho 2 và 3 là số tự nhiên đó chia hết cho 12.

c. Điều kiện cần và đủ để ${a^2} + {b^2} = 0$ là cả hai số $a$ và $b$ đều bằng 0.

d. Điều kiện cần và đủ để số tự nhiên $n$ chia hết cho 3 là ${n^2}$ chia hết cho 3.

Lời giải

a. Đúng

b. Sai vì với số tự nhiên $n = 6$ thì chia hết cho 2 và 3 nhưng 6 không chia hết cho 12.

c. Đúng

d. Đúng

Bài 2. Tìm tất cả các giá trị thực của $x$ để mệnh đề là mệnh đề đúng?

Lời giải

Ta có $x – 3 \geqslant 5 \Leftrightarrow x \geqslant 5 + 3 \Leftrightarrow x \geqslant 8$.

Bài 3. Tìm tất cả các giá trị thực của $x$ để mệnh đề là mệnh đề sai?

Lời giải

Mệnh đề sai khi và chỉ khi $2x – 1 < 0$ đúng $ \Leftrightarrow x < \frac{1}{2}$

Bài 4. Tìm tất cả các giá trị thực của $x$ để mệnh đề là mệnh đề sai?

Lời giải

Mệnh đề là mệnh đề sai khi ${x^2} + 5x + 4 \ne 0 \Leftrightarrow $ $x \ne – 1;x \ne – 4$.

Bài 5. Xét câu: $P\left( n \right):$ “$n$ là số thự nhiên nhỏ hơn 50 và $n$ chia hết cho 12”. Với giá trị nào của $n$ sau đây thì $P\left( n \right)$ là mệnh đề đúng. Khi đó số các giá trị của $n$ bằng bao nhiêu?

Lời giải

Các số thỏa mãn yêu cầu bài toán là 0;12;24;36;48.

Tài liệu đính kèm

  • Xac-dinh-menh-de-va-menh-de-chua-bien-hay.docx

    130.34 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm