[Tài liệu toán 10 file word] Cách Tính Siêu Nhanh Tứ Phân Vị Thứ Nhất Thứ Ba Và Trung Vị Của Mẫu Số Liệu

{"metatitle":"Giải bài tập AFCDB | Học tốt mọi môn","metadescription":"Hướng dẫn chi tiết cách giải bài tập ABHDF với phương pháp dễ hiểu và đầy đủ. Tài liệu học tập giúp học sinh nắm vững kiến thức và cải thiện kỹ năng làm bài."}

Cách tính siêu nhanh tứ phân vị thứ nhất thứ ba và trung vị của mẫu số liệu giúp các bạn học tập một cách hiệu quả nhất.

Gọi ${x_1};{x_2};…;{x_n}$ là các giá trị của mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

I. Để tính tứ phân vị thứ nhất ${Q_1}$ và tứ phân vị thứ ba ${Q_3}$.

Ta tính: $A = \frac{{n + 1}}{4}$; $B = \frac{{3(n + 1)}}{4}$

– Nếu $A = a,75$ thì ${Q_1} = {x_{\left[ A \right] + 1}}$; ${Q_3} = {x_{\left[ B \right]}}$. (1)

– Nếu $A = a$ là số nguyên thì ${Q_1} = {x_A}$; ${Q_3} = {x_B}$. (2)

– Nếu $A = a,25$ hoặc $A = a,5$ thì ${Q_1} = \frac{{{x_{\left[ A \right]}} + {x_{\left[ A \right] + 1}}}}{2}$; ${Q_3} = \frac{{{x_{\left[ B \right]}} + {x_{\left[ B \right] + 1}}}}{2}$. (3)

Chú ý: $\left[ A \right]$ là phần nguyên của $A$, tức là số nguyên lớn nhất không vượt quá $A$. Ví dụ: $\left[ {5,5} \right] = 5$; $\left[ {4,9} \right] = 4$.

Ví dụ 1. Tìm ${Q_1}$ và ${Q_3}$ của dãy số liệu không giảm sau: ${x_1},\,{x_2},\,{x_3},…,{x_{34}}$.

Lời giải

Ta có: $A = \frac{{n + 1}}{4} = \frac{{34 + 1}}{4} = 8,75$; $B = \frac{{3(n + 1)}}{4} = \frac{{3(34 + 1)}}{4} = 26,25$.

Theo công thức (1) ta có: ${Q_1} = {x_{\left[ A \right] + 1}} = {x_{\left[ {8,75} \right] + 1}} = {x_9}$; ${Q_3} = {x_{\left[ B \right]}} = {x_{\left[ {26,25} \right]}} = x{\,_{26}}$.

Ví dụ 2. Tìm ${Q_1}$ và ${Q_3}$ của dãy số liệu không giảm sau: ${x_1},\,{x_2},\,{x_3},…,{x_{34}},{x_{35}}$.

Lời giải

Ta có: $A = \frac{{n + 1}}{4} = \frac{{35 + 1}}{4} = 9$ là số nguyên; $B = \frac{{3(n + 1)}}{4} = \frac{{3(35 + 1)}}{4} = 27$.

Theo công thức (2) ta có: ${Q_1} = {x_A} = {x_9}$; ${Q_3} = {x_B} = x{\,_{27}}$.

Ví dụ 3. Tìm ${Q_1}$ và ${Q_3}$ của dãy số liệu không giảm sau: ${x_1},\,{x_2},\,{x_3},…,{x_{35}},{x_{36}}$.

Lời giải

Ta có: $A = \frac{{n + 1}}{4} = \frac{{36 + 1}}{4} = 9,25$ là số nguyên; $B = \frac{{3(n + 1)}}{4} = \frac{{3(36 + 1)}}{4} = 27,75$.

Theo công thức (3) ta có: ${Q_1} = \frac{{{x_{\left[ A \right]}} + {x_{\left[ A \right] + 1}}}}{2} = \frac{{{x_9} + {x_{10}}}}{2}$; ${Q_3} = \frac{{{x_{\left[ B \right]}} + {x_{\left[ B \right] + 1}}}}{2} = \frac{{{x_{27}} + {x_{28}}}}{2}$.

II. Để tính trung vị ${M_e}$.

Ta tính: $C = \frac{{n + 1}}{2}$

– Nếu $C$ nguyên thì ${M_e} = {x_C}$. (4)

– Nếu $C$ không nguyên thì ${M_e} = \frac{{{x_{\left[ C \right]}} + {x_{\left[ C \right] + 1}}}}{2}$. (5)

Ví dụ 4. Tìm trung vị ${M_e}$ của dãy số liệu không giảm sau: ${x_1},\,{x_2},\,{x_3},…,{x_{50}}$.

Lời giải

Ta tính: $C = \frac{{n + 1}}{2} = \frac{{50 + 1}}{2} = 25,5$ không nguyên.

Theo công thức (5) ta có: thì ${M_e} = \frac{{{x_{\left[ C \right]}} + {x_{\left[ C \right] + 1}}}}{2} = \frac{{{x_{25}} + {x_{26}}}}{2}$

Ví dụ 5. Tìm trung vị ${M_e}$ của dãy số liệu không giảm sau: ${x_1},\,{x_2},\,{x_3},…,{x_{51}}$.

Lời giải

Ta tính: $C = \frac{{n + 1}}{2} = \frac{{51 + 1}}{2} = 26$ là số nguyên.

Theo công thức (4) ta có: ${M_e} = {x_C} = {x_{26}}$

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm