[Tài liệu toán 11 file word] 20 Câu Trắc Nghiệm Lý Thuyết Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Giải Chi Tiết

Bài Giới Thiệu Chi Tiết: 20 Câu Trắc Nghiệm Lý Thuyết Hai Mặt Phẳng Vuông Góc Giải Chi Tiết

1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài toán trắc nghiệm lý thuyết liên quan đến hai mặt phẳng vuông góc. Mục tiêu chính là giúp học sinh nắm vững các định lý, tính chất quan trọng, và phương pháp phân tích để giải quyết các dạng bài tập trắc nghiệm về chủ đề này một cách hiệu quả. Bài học cung cấp 20 câu trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và củng cố kiến thức.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:

Nắm vững các định lý về hai mặt phẳng vuông góc: Định lý về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, định lý về hai mặt phẳng vuông góc. Hiểu rõ các tính chất liên quan: Ví dụ như tính chất của đường thẳng và mặt phẳng vuông góc, mối quan hệ giữa các góc, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian. Phân tích và xử lý các tình huống phức tạp: Học sinh sẽ được hướng dẫn cách phân tích đề bài, xác định các yếu tố quan trọng và vận dụng các định lý, tính chất để tìm ra đáp án đúng. Rèn luyện kỹ năng tư duy logic và phân tích: Bài học nhấn mạnh việc sử dụng tư duy logic để giải quyết các vấn đề hình học không gian. Nắm vững các phương pháp giải trắc nghiệm: Bài học cung cấp các phương pháp giải trắc nghiệm hiệu quả, giúp học sinh tiết kiệm thời gian và tránh sai lầm. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được tổ chức theo cấu trúc bài tập trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết. Cụ thể:

Phân tích từng câu hỏi: Mỗi câu hỏi trắc nghiệm đều được phân tích kỹ lưỡng, chỉ ra các yếu tố quan trọng và cách vận dụng kiến thức.
Giải thích chi tiết: Lời giải của từng câu hỏi được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, với các bước giải chi tiết, minh họa bằng hình vẽ (nếu cần).
Ví dụ minh họa: Bài học sử dụng ví dụ minh họa để giúp học sinh dễ dàng nắm bắt các khái niệm và phương pháp giải.
Tập trung vào các dạng bài tập: Bài học phân loại các dạng bài tập trắc nghiệm, giúp học sinh nắm vững các kỹ thuật giải từng dạng.
Phương pháp tư duy: Bài học không chỉ cung cấp đáp án mà còn hướng dẫn học sinh tư duy logic để giải quyết các vấn đề tương tự.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về hai mặt phẳng vuông góc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Kỹ thuật xây dựng: Trong thiết kế và thi công các công trình kiến trúc, việc xác định các mặt phẳng vuông góc rất quan trọng để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ. Kỹ thuật máy móc: Trong thiết kế và chế tạo các chi tiết máy móc, việc hiểu rõ về hai mặt phẳng vuông góc là cần thiết để đảm bảo độ chính xác và hiệu suất hoạt động. Toán học và khoa học: Các khái niệm về hai mặt phẳng vuông góc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực toán học và khoa học khác nhau. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng trong chương trình học về hình học không gian. Nó kết nối với các bài học trước về các kiến thức cơ bản như đường thẳng, mặt phẳng, góc trong không gian. Nó cũng chuẩn bị cho việc học các chủ đề phức tạp hơn trong tương lai.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Đọc kỹ lý thuyết: Nắm vững các định lý và tính chất về hai mặt phẳng vuông góc.
Làm bài tập thường xuyên: Thực hành giải các bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
Phân tích lời giải: Hiểu rõ các bước giải của mỗi câu hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm.
Tìm kiếm tài liệu tham khảo: Sử dụng các tài liệu khác để bổ sung kiến thức và hiểu sâu hơn về chủ đề này.
Hỏi đáp với giáo viên hoặc bạn bè: Nếu gặp khó khăn, hãy hỏi giáo viên hoặc bạn bè để được hỗ trợ.
* Làm việc nhóm: Làm việc nhóm để thảo luận và giải quyết các bài tập cùng nhau.

Tóm lại: Bài học này giúp học sinh nắm vững các kiến thức và kỹ năng cần thiết về hai mặt phẳng vuông góc. Thông qua việc giải quyết các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết, học sinh sẽ tự tin hơn trong việc giải quyết các bài toán hình học không gian. Keywords: 20 câu trắc nghiệm, mặt phẳng vuông góc, hình học không gian, định lý, tính chất, trắc nghiệm, giải chi tiết, lời giải, phương pháp giải, tư duy logic, ứng dụng thực tế, chương trình học, hướng dẫn học tập, hình vẽ minh họa, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật máy móc, toán học, khoa học.

20 câu trắc nghiệm lý thuyết hai mặt phẳng vuông góc giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 2 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.

B. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.

C. Hai mặt phẳng song song khi và chỉ khi góc giữa chúng bằng ${0^0}$.

D. Hai đường thẳng trong không gian cắt nhau khi và chỉ khi góc giữa chúng lớn hơn ${0^0}$ và nhỏ hơn ${90^ \circ }$.

Lời giải

Chọn B

A sai vì hai mặt phẳng đó có thể cắt nhau.

C Sai vì hai đường thẳng đó có thể trùng nhau.

D Sai vì hai đường thẳng đó có thể cheo nhau.

Câu 2. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A. Góc giữa hai mặt phẳng bằng góc giữa hai đường thẳng tùy ý nằm trong mỗi mặt phẳng.

B. Góc giữa hai mặt phẳng bằng góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó.

C. Góc giữa hai mặt phẳng luôn là góc nhọn.

D. Góc giữa hai mặt phẳng bằng góc giữa hai vec tơ chỉ phương của hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó.

Lời giải

Chọn B

Câu 3. Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào sai?

A. Hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau.

B. Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau.

C. Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông.

D. Hình chóp tứ giác đều có hình chiếu vuông góc của đỉnh lên đáy trùng với tâm của đáy.

Lời giải

Chọn A

Lý thuyết.

Câu 4. Cho các đường thẳng $a,b$ và các mặt phẳng $\left( \alpha \right),\left( \beta \right)$. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau

A. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a \bot \left( \alpha \right)} \\
{a \subset \left( \beta \right)}
\end{array} \Rightarrow \left( \alpha \right) \bot \left( \beta \right)} \right.$.

B. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a \bot b} \\
{a \bot \left( \alpha \right)}
\end{array} \Rightarrow b//\left( \alpha \right)} \right.$.

C. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a \bot b} \\
{a \subset \left( \alpha \right)} \\
{b \subset \left( \beta \right)}
\end{array} \Rightarrow \left( \alpha \right) \bot \left( \beta \right)} \right.$.

D. $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( \alpha \right) \bot \left( \beta \right)} \\
{a \subset \left( \alpha \right)} \\
{b \subset \left( \beta \right)}
\end{array} \Rightarrow a \bot b} \right.$.

Lời giải

Chọn A

Câu 5. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào là đúng?

A. Cho hai mặt phẳng vuông góc với nhau, nếu một đường thẳng nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến của hai mặt phẳng thì vuông góc với mặt phẳng kia.

B. Qua một điểm có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước

C. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

D. Đường thẳng $d$ là đường vuông góc chung của hai đườngthẳng chéo nhau $a,b$ khi và chỉ khi $d$ vuông góc với cả $a$ và $b$.

Lời giải

Chọn A

Câu 6. Cho đường thẳng $a$ không vuông góc với mặt phẳng $\left( \alpha \right)$. có bao nhiêu mặt phẳng chứa $a$ và vuông góc với $\left( \alpha \right)$.

A. 2 .

B. 0 .

C. Vô số.

D. 1 .

Lời giải

Chọn D

Câu 7. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Nếu một đường thẳng nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với mặt phẳng kia thì hai mặt phẳng vuông góc nhau.

B. Nếu hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

C. Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng này đều vuông góc với mặt phẳng kia.

D. Nếu hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau.

Lời giải

Chọn A

Câu 8. Cho đường thẳng $a$ không vuông góc với mặt phẳng $\left( \alpha \right)$. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa $a$ và vuông góc với $\left( \alpha \right)$ ?

A. 2 .

B. 0 .

C. Vô số.

D. 1 .

Lời giải

Chọn D

Câu 9. Có bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây?

i) Hình hộp đứng có đáy là hình vuông là hình lập phương

ii) Hình hộp chữ nhật có tất cả các mặt là hình chữ nhật

iii) Hình lăng trụ đứng có các cạnh bên vuông góc với đáy

iv) Hình hộp có tất cả các cạnh bằng nhau là hình lập phương

A. 1 .

B. 2 .

C. 3 .

D. 4 .

Lời giải

Chọn B

Có hai mệnh đề đúng là ii) và iii)

Câu 10. Trong không gian cho hai đường thẳng $a,b$ và mặt phẳng $\left( P \right)$, xét các phát biểu sau:

(I). Nếu $a//b$ mà $a \bot \left( P \right)$ thì luôn có $b \bot \left( P \right)$.

(II). Nếu $a \bot \left( P \right)$ và $a \bot b$ thì luôn có $b//\left( P \right)$.

(III). Qua đường thẳng $a$ chỉ có duy nhất một mặt phẳng $\left( Q \right)$ vuông góc với mặt phẳng $\left( P \right)$.

(IV). Qua đường thẳng $a$ luôn có vô số mặt phẳng $\left( Q \right)$ vuông góc với mặt phẳng $\left( P \right)$.

Số khẳng định đúng trong các phát biểu trên là

A. 1 .

B. 4 .

C. 2 .

D. 3 .

Lời giải

Chọn A

Khẳng định $\left( I \right)$ đúng (Hình vẽ trên)

Khẳng định (II) sai vì nếu $a \bot \left( P \right)$ và $a \bot b$ thì $b//\left( P \right)$ hoặc $b \subset \left( P \right)$

Khẳng định (III) sai trong trường hợp đường thẳng $a$ vuông góc với mặt phẳng $\left( P \right)$. Khi đó có vô sô mặt phẳng chứa đường thẳng $a$ và vuông góc với mặt phẳng $\left( P \right)$. Ví dụ hình hộp chữ nhật $ABCD \cdot A’B’C’D’$ thì qua đường thẳng $AA’$ ta chỉ ra được ít nhất ba mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$.

Khẳng định (IV) sai trong trường hợp đường thẳng $a$ không vuông góc với mặt phẳng $\left( P \right)$. Khi đường thẳng $a$ không vuông góc với mặt phẳng $\left( P \right)$ thì qua đường thẳng $a$ có duy nhất một mặt phẳng $\left( Q \right)$ vuông góc với mặt phẳng $\left( P \right)$.

Câu 11. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là khẳng định sai?

A. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.

B. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì cũng vuông góc với đường thẳng còn lại.

C. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

D. Nếu một đường thẳng và một mặt phẳng (không chứa đường thẳng đó) cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.

Lời giải

Chọn A

Hình ảnh minh họa hai mặt phẳng $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ cùng vuông góc với mặt phẳng $\left( R \right)$ nhưng không song song với nhau.

Câu 12. Cho hai mặt phẳng $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ song song với nhau và một điểm $M$ không thuộc $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$. Qua $M$ có bao nhiêu mặt phẳng vuông góc với $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$.

A. 3 .

B. Vô số.

C. 1 .

D. 2 .

Lời giải

Chọn B

Qua $M$ có duy nhất một đường thẳng $d$ vuông góc với $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$.

Mọi mặt phẳng chứa $d$ đều vuông góc với $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$ nên có vô số mặt phẳng qua $M$ vuông góc với $\left( P \right)$ và $\left( Q \right)$

Câu 13. Cho hình chóp $S.ABCD$ đều. Gọi $H$ là trung điểm của cạnh $AC$. Tìm mệnh đề sai?

A. $\left( {SAC} \right) \bot \left( {SBD} \right)$.

B. $SH \bot \left( {ABCD} \right)$.

C. $\left( {SBD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$.

D. $CD \bot \left( {SAD} \right)$.

Lời giải

Chọn D

Câu 14. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành tâm $O$ và $SA = SC,SB = SD$. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. $SC \bot \left( {SBD} \right)$.

B. $SO \bot \left( {ABCD} \right)$.

C. $\left( {SBD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$.

D. $\left( {SAC} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$.

Lời giải

Chọn A

Từ giả thiết suy ra $SO \bot AC;SO \bot BD \Rightarrow SO \bot \left( {ABCD} \right)$ mà $SO \subset \left( {SBD} \right),SO \subset \left( {SAC} \right)$

$ \Rightarrow \left( {SBD} \right) \bot \left( {ABCD} \right);\left( {SAC} \right) \bot \left( {ABCD} \right)$. Vậy $SC \bot \left( {SBD} \right)$ là mệnh đề sai.

Câu 15. Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác $ABC$ vuông tại $B$ và cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABC} \right)$. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. $SA \bot BC$.

B. $AB \bot BC$.

C. $AB \bot SC$.

D. $SB \bot BC$.

Lời giải

Chọn C

$SA \bot BC$ đúng vì $SA \bot \left( {ABC} \right)$.

$AB \bot BC\;$ đúng vì $\vartriangle ABC\;$ vuông tại $B$

$SB \bot BC\;\;$đúng vì $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{AB \bot BC} \\
{SA \bot BC}
\end{array} \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right)} \right. $

Câu 16. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông, hai mặt bên $\left( {SAB} \right)$ và $\left( {SAD} \right)$ vuông góc với mặt đáy. $AH,AK$ lần lượt là đường cao của tam giác $SAB,SAD$. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. $BC \bot AH$.

B. $SA \bot AC$.

C. $HK \bot SC$.

D. $AK \bot BD$.

Lời giải

Ta có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABCD} \right)} \\
{\left( {SAD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)}
\end{array}} \right.$ nên $SA \bot \left( {ABCD} \right)$

Suy ra $SA \bot AC$ (B đúng); $SA \bot BC;SA \bot BD$.

Mặt khác $BC \bot AB$ nên $BC \bot \left( {SAB} \right)$ suy ra $BC \bot AH$ (A đúng).

và $BD \bot AC$ nên $BD \bot \left( {SAC} \right)$ suy ra $BD \bot SC$;

Đồng thời $HK//BD$ nên $HK \bot SC$ (C đúng).

Vậy mệnh đề sai là $AK \bot BD$ (vì không đủ điều kiện chứng minh).

Câu 17. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thoi và $SB$ vuông góc với mặt phẳng $\left( {ABCD} \right)$. Mặt phẳng nào sau đây vuông góc với mặt phẳng $\left( {SBD} \right)$ ?

A. $\left( {SBC} \right)$.

B. $\left( {SAD} \right)$.

C. $\left( {SCD} \right)$.

D. $\left( {SAC} \right)$.

Lời giải

Chọn D

Ta có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{AC \bot BD} \\
{AC \bot SB}
\end{array} \Rightarrow AC \bot \left( {SBD} \right) \Rightarrow \left( {SAC} \right) \bot \left( {SBD} \right)} \right.$.

Câu 18. Cho lăng trụ đứng $ABC \cdot A’B’C’$ có đáy là tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$. Gọi $M$ là trung điểm của $BC$, mệnh đề nào sau đây sai ?

A. $\left( {ABB’} \right) \bot \left( {ACC’} \right)$.

B. $\left( {AC’M} \right) \bot \left( {ABC} \right)$.

C. $\left( {AMC’} \right) \bot \left( {BCC’} \right)$.

D. $\left( {ABC} \right) \bot \left( {ABA’} \right)$.

Chọn B

Lời giải

Ta có $BC \bot AM$ và $BC \bot AA’$ nên $BC \bot \left( {AA’M} \right) \Rightarrow \left( {ABC} \right) \bot \left( {AA’B’B} \right)$.

Nếu $\left( {AC’M} \right) \bot \left( {ABC} \right)$ thì suy ra $\left( {AC’M} \right) \equiv \left( {AA’B’B} \right)$ : Vô lý.

Do đó B sai.

Câu 19. Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác cân tại $B$, cạnh bên $SA$ vuông góc với đáy, $I$ là trung điểm $AC,H$ là hình chiếu của $I$ lên $SC$. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. $\left( {BIH} \right) \bot \left( {SBC} \right)$.

B. $\left( {SAC} \right) \bot \left( {SAB} \right)$.

C. $\left( {SBC} \right) \bot \left( {ABC} \right)$.

D. $\left( {SAC} \right) \bot \left( {SBC} \right)$.

Lời giải

Ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{BI \bot AC\left( {gt} \right)} \\
{BI \bot SA\left( {SA \bot \left( {ABC} \right)} \right)}
\end{array} \Rightarrow BI \bot \left( {SAC} \right) \supset SC \Rightarrow SC \bot BI\;\left( 1 \right)} \right.$.

Theo giả thiết: $SC \bot IH\left( 2 \right)$.

Từ (1) và (2) suy ra: $SC \bot \left( {BIH} \right)$.

Mà $SC \subset \left( {SBC} \right)$ nên $\left( {BIH} \right) \bot \left( {SBC} \right)$.

Tài liệu đính kèm

  • 20-Trac-nghiem-Ly-thuyet-Hai-mp-vuong-goc-hay.docx

    179.49 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm