[Tài liệu toán 11 file word] 50 Câu Trắc Nghiệm Rút Gọn Biểu Thức Lôgarit Giải Chi Tiết

Bài Giới Thiệu Bài Học: 50 Câu Trắc Nghiệm Rút Gọn Biểu Thức Lôgarit Giải Chi Tiết 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng rút gọn biểu thức logarit. Qua 50 câu trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết, học sinh sẽ nắm vững các quy tắc cơ bản về logarit, từ đó vận dụng linh hoạt vào việc giải quyết các bài toán liên quan. Mục tiêu chính là giúp học sinh đạt được sự thành thạo trong việc biến đổi và rút gọn các biểu thức logarit phức tạp.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ được học và củng cố các kiến thức sau:

Các định nghĩa cơ bản về logarit: Định nghĩa, tính chất cơ bản của logarit. Các quy tắc cơ bản về logarit: Quy tắc logarit của tích, thương, lũy thừa, căn bậc n. Các công thức biến đổi logarit: Biến đổi logarit cơ số a thành logarit cơ số b. Cách vận dụng các quy tắc logarit để rút gọn biểu thức: Phân tích biểu thức, áp dụng các quy tắc để thu gọn. Các dạng bài tập trắc nghiệm về rút gọn biểu thức logarit: Phát hiện và áp dụng các quy tắc phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Học sinh sẽ rèn luyện kỹ năng:

Phân tích và nhận biết các quy tắc logarit phù hợp.
Vận dụng linh hoạt các quy tắc logarit để biến đổi và rút gọn các biểu thức.
Giải quyết các bài toán trắc nghiệm một cách chính xác và hiệu quả.
Phát triển tư duy logic và khả năng phân tích bài toán.

3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được thiết kế dựa trên phương pháp hướng dẫn - luyện tập.

Giải thích chi tiết các quy tắc logarit: Các ví dụ minh họa rõ ràng, dễ hiểu.
Các ví dụ minh họa: Các ví dụ từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh làm quen dần với các dạng bài tập.
Câu hỏi trắc nghiệm: 50 câu trắc nghiệm giúp học sinh kiểm tra và củng cố kiến thức.
Đáp án và lời giải chi tiết: Giải thích rõ ràng từng bước giải, giúp học sinh hiểu rõ nguyên lý và kỹ thuật.
Phân loại câu hỏi: Câu hỏi được sắp xếp theo trình tự tăng dần về độ khó.

4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về logarit có nhiều ứng dụng trong thực tế, bao gồm:

Khoa học: Các phép tính liên quan đến sự tăng trưởng, suy giảm, và sự phóng xạ. Kỹ thuật: Trong các phép đo mức độ âm thanh, đo cường độ ánh sáng... Kinh tế: Tính lãi suất kép, tính toán sự tăng trưởng kinh tế. Toán học: Một số bài toán về phương trình, bất phương trình logarit. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng trong chương trình đại số lớp 12, giúp học sinh chuẩn bị cho các bài học về phương trình, bất phương trình logarit. Bài học cũng kết nối với các kiến thức toán học ở các lớp dưới.

6. Hướng dẫn học tập Đọc kỹ lý thuyết: Hiểu rõ các quy tắc và định nghĩa cơ bản về logarit. Làm các ví dụ minh họa: Thực hành áp dụng các quy tắc vào việc giải các bài toán. Làm bài tập trắc nghiệm: Kiểm tra sự hiểu biết và nắm vững kiến thức. Xem lại lời giải chi tiết: Phân tích lỗi sai, tìm hiểu cách giải quyết hiệu quả. Tự đặt câu hỏi: Thử áp dụng các quy tắc logarit vào các bài toán tương tự. Hỏi đáp với giáo viên hoặc bạn bè: Giải quyết những thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm học tập. * Làm bài tập liên tục: Thực hành càng nhiều bài tập càng tốt để củng cố kiến thức và kỹ năng. Keywords: Logarit, rút gọn biểu thức, quy tắc logarit, câu trắc nghiệm, giải chi tiết, toán lớp 12, đại số, biến đổi logarit, công thức logarit, phương trình logarit, bất phương trình logarit, ứng dụng thực tế, kỹ năng giải toán, 50 câu trắc nghiệm, tài liệu học tập. (Lưu ý: Danh sách keywords được rút gọn và tối ưu để tìm kiếm.)

50 câu trắc nghiệm rút gọn biểu thức lôgarit giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Câu 1. Cho hai số dương $a,b\left( {a \ne 1} \right)$. Mệnh đề nào dưới đây SAI?

A. ${log_a}a = 2a$. .

B. ${log_a}{a^\alpha } = \alpha $.

C. ${log_a}1 = 0$.

D. ${a^{{log_a}b}} = b$.

Lời giải

Chọn A.

${log_a}a = 1 \ne 2a$

Câu 2. Với các số thực dương $a,b$ bất kì. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. $log\left( {ab} \right) = loga \cdot logb$.

B. $log\frac{a}{b} = logb – loga$. .

C. $log\frac{a}{b} = \frac{{loga}}{{logb}}$.

D. $log\left( {ab} \right) = loga + logb$.

Lời giải

Chọn D.

Với các số thực dương $a,b$ bất kì ta có:

+) $log\frac{a}{b} = loga – logb$ nên $B,C$ sai.

$ + )log\left( {ab} \right) = loga + logb$ nên $A$ sai, $D$ đúng.

Câu 3. Với mọi số thực dương $a,b,x,y$ và $a,b \ne 1$, mệnh đề nào sau đây sai?

A. ${log_a}\frac{1}{x} = \frac{1}{{{log_a}x}}$.

B. ${log_a}\left( {xy} \right) = {log_a}x + {log_a}y$.

C. ${log_b}a \cdot {log_a}x = {log_b}x$.

D. ${log_a}\frac{x}{y} = {log_a}x – {log_a}y$.

Lời giải

Chọn A.

Với mọi số thực dương $a,b,x,y$ và $a,b \ne 1$.

Ta có: ${log_a}\frac{1}{x} = {log_a}{x^{ – 1}} \ne \frac{1}{{{log_a}x}}$.

Vậy $A$ sai.

Theo các tính chất logarit thì các phương án $B,C$ và $D$ đều đúng.

Câu 4. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. ${log_a}{b^\alpha } = \alpha {log_a}b$ với mọi số $a,b$ dương và $a \ne 1$.

B. ${log_a}b = \frac{1}{{{log_b}a}}$ với mọi số $a,b$ dương và $a \ne 1$.

C. ${log_a}b + {log_a}c = {log_a}bc$ với mọi số $a,b$ dương và $a \ne 1$.

D. ${log_a}b = \frac{{{log_c}a}}{{{log_c}b}}$ với mọi số $a,b,c$ dương và $a \ne 1$.

Lời giải

Chọn A.

Câu 5. Với các số thực dương $a,b$ bất kì. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $log\left( {ab} \right) = loga \cdot logb$.

B. $log\frac{a}{b} = \frac{{loga}}{{logb}}$.

C. $log\left( {ab} \right) = loga + logb$.

D. $log\frac{a}{b} = logb – loga$.

Lời giải

Chọn C.

Ta có $log\left( {ab} \right) = loga + logb$.

Câu 6. Cho $a,b,c$ là các số dương $\left( {a,b \ne 1} \right)$. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?

A. ${log_a}\left( {\frac{b}{{{a^3}}}} \right) = \frac{1}{3}{log_a}b$

B. ${a^{{log_b}a}} = b$.

C. ${log_{{a^\alpha }}}b = \alpha {log_a}b\left( {\alpha \ne 0} \right)$.

D. ${log_a}c = {log_b}c \cdot {log_a}b$.

Lời giải

Chọn D.

Câu 7. Cho $a,b,c > 0,a \ne 1$ và số $\alpha \in \mathbb{R}$, mệnh đề nào dưới đây sai?

A. ${log_a}{a^c} = c$

B. ${log_a}a = 1$

C. ${log_a}{b^\alpha } = \alpha {log_a}b$

D. ${log_a}\left| {b – c} \right| = {log_a}b – {log_a}c$

Lời giải

Chọn D.

Theo tính chất của logarit, mệnh đề sai là ${log_a}\left| {b – c} \right| = {log_a}b – {log_a}c$.

Câu 8. Cho $a,b$ là hai số thực dương tùy ý và $b \ne 1$.Tìm kết luận đúng.

A. $lna + lnb = ln\left( {a + b} \right)$.

B. $ln\left( {a + b} \right) = lna \cdot lnb$.

C. $lna – lnb = ln\left( {a – b} \right)$.

D. ${log_b}a = \frac{{lna}}{{lnb}}$.

Lời giải

Chọn D.

Theo tính chất làm Mũ-Log.

Câu 9. Với các số thực dương $a,b$ bất kì. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $ln\left( {ab} \right) = lna + lnb$

B. $ln\left( {\frac{a}{b}} \right) = \frac{{lna}}{{lnb}}$

C. $ln\left( {ab} \right) = lna \cdot lnb$

D. $ln\left( {\frac{a}{b}} \right) = lnb – lna$

Lời giải

Chọn A.

Câu 10. Với các số thực dương $a$, b bất kì. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. ${log_2}\left( {\frac{{2{a^3}}}{b}} \right) = 1 + 3{log_2}a + {log_2}b$.

B. ${log_2}\left( {\frac{{2{a^3}}}{b}} \right) = 1 + \frac{1}{3}{log_2}a + {log_2}b$.

C. ${log_2}\left( {\frac{{2{a^3}}}{b}} \right) = 1 + 3{log_2}a – {log_2}b$.

D. ${log_2}\left( {\frac{{2{a^3}}}{b}} \right) = 1 + \frac{1}{3}{log_2}a – {log_2}b$.

Lời giải

Chọn A.

Ta có: ${log_2}\left( {\frac{{2{a^3}}}{b}} \right) = {log_2}\left( {2{a^3}} \right) – {log_2}\left( b \right) = {log_2}2 + {log_2}{a^3} – {log_2}b = 1 + 3{log_2}a – logb$.

Câu 11. Cho hai số thực $a$ và $b$, với $1 < a < b$. Khẳng định nào dưới đây là khẳng định đúng?

A. ${log_b}a < 1 < {log_a}b$

B. $1 < {log_a}b < {log_b}a$

C. ${log_b}a < {log_a}b < 1$

D. ${log_a}b < 1 < {log_b}a$

Lời giải

Chọn A.

Cách 1- Tự luận: Vì $b > a > 1 \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{log_a}b > {log_a}a} \\
{{log_b}b > {log_b}a}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{log_a}b > 1} \\
{1 > {log_b}a}
\end{array} \Rightarrow {log_b}a < 1 < {log_a}b} \right.} \right.$

Cách 2- Casio: Chọn $a = 2;b = 3 \Rightarrow {log_3}2 < 1 < {log_2}3 \Rightarrow $ Đáp án D.

Câu 12. Với $a$ là số thực dương tùy ý, $4log\sqrt a $ bằng

A. $ – 2loga$.

B. $2loga$.

C. $ – 4loga$.

D. $8loga$.

Lời giải

Chọn B.

Ta có $4log\sqrt a = 4log{a^{\frac{1}{2}}} = 4 \cdot \frac{1}{2}loga = 2loga$.

Câu 13. Với $a$ là số thực dương tùy ý, $log\left( {100a} \right)$ bằng

A. $1 – loga$.

B. $2 + loga$.

C. $2 – loga$.

D. $1 + loga$.

Lời giải

Chọn B.

$log\left( {100a} \right) = log\left( {100} \right) + loga = 2 + loga$

Câu 14. Với mọi số thực $a$ dương, ${log_2}\frac{a}{2}$ bằng

A. $\frac{1}{2}{log_2}a$.

B. ${log_2}a + 1$.

C. ${log_2}a – 1$.

D. ${log_2}a – 2$.

Lời giải

Chọn C.

Ta có ${log_2}\frac{a}{2} = {log_2}a – {log_2}2 = {log_2}a – 1$.

Câu 15. Cho $a > 0$ và $a \ne 1$, khi đó ${log_a}\sqrt[4]{a}$ bằng

A. 4 .

B. $\frac{1}{4}$.

C. $ – \frac{1}{4}$.

D. -4 .

Lời giải

Chọn B.

Ta có: ${log_a}\sqrt[4]{a} = {log_a}{a^{\frac{1}{4}}} = \frac{1}{4}$.

Câu 16. Cho $a > 0$ và $a \ne 1$, khi đó ${log_a}\sqrt[3]{a}$ bằng

A. -3 .

B. $\frac{1}{3}$.

C. $ – \frac{1}{3}$.

D. 3 .

Lời giải

Chọn B.

${log_a}\sqrt[3]{a} = {log_a}{a^{\frac{1}{3}}} = \frac{1}{3}$.

Câu 17. Với $a$ là số thực dương tùy ý, ${log_5}{a^3}$ bằng

A. $\frac{1}{3}{log_5}a$.

B. $\frac{1}{3} + {log_5}a$.

C. $3 + {log_5}a$.

D. $3{log_5}a$.

Lời giải

Chọn D.

${log_5}{a^3} = 3{log_5}a$

Câu 18. Với $a$ là số thực dương tùy ý, ${log_2}{a^{2023}}$ bằng:

A. $2023 + {log_2}a$.

B. $\frac{1}{{2023}} + {log_2}a$.

C. $2023{log_2}a$.

D. $\frac{1}{{2023}}{log_2}a$.

Lời giải

Chọn C.

Với $a > 0;b > 0;a \ne 1$. Với mọi $\alpha $.

Ta có công thức: ${log_a}{b^\alpha } = \alpha {log_a}b$.

Vậy: ${log_2}{a^{2023}} = 2023{log_2}a$.

Câu 19. Với $a,b$ là các số thực dương tùy ý và $a \ne 1,{log_{{a^5}}}b$ bằng:

A. $5{log_a}b$.

B. $\frac{1}{5} + {log_a}b$.

C. $5 + {log_a}b$.

D. $\frac{1}{5}{log_a}b$.

Lời giải

Chọn D.

${log_{{a^5}}}b = \frac{1}{5}{log_a}b$

Câu 20. Cho $a$ là số thực dương $a \ne 1$ và ${log_{\sqrt[3]{a}}}{a^3}$. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. $P = \frac{1}{3}$

B. $P = 3$

C. $P = 1$

D. $P = 9$

Lời giải

Chọn D.

${log_{\sqrt[3]{a}}}{a^3} = {log_{{a^{\frac{1}{3}}}}}{a^3} = 9$.

Câu 21. Với $a$ là số thực dương tùy ý, ${log_3}\left( {\frac{3}{a}} \right)$ bằng:

A. $1 – {log_3}a$

B. $3 – {log_3}a$

C. $\frac{1}{{{log_3}a}}$

D. $1 + {log_3}a$

Lời giải

Chọn A.

Ta có ${log_3}\left( {\frac{3}{a}} \right) = {log_3}3 – {log_3}a = 1 – {log_3}a$.

Câu 22. Với $a$ là số thực dương tùy ý, ${log_5}\left( {5a} \right)$ bằng

A. $5 + {log_5}a$.

B. $5 – {log_5}a$.

C. $1 + {log_5}a$.

D. $1 – {log_5}a$.

Lời giải

Chọn C.

Ta có: ${log_5}\left( {5a} \right) = {log_5}5 + {log_5}a = 1 + {log_5}a$.

Câu 23. Với $a,b$ là hai số dương tùy ý, $log\left( {a{b^2}} \right)$ bằng

A. $2\left( {loga + logb} \right)$

B. $loga + \frac{1}{2}logb$

C. $2loga + logb$

D. $loga + 2logb$

Lời giải

Chọn D.

Có $log\left( {a{b^2}} \right) = loga + log{b^2} = loga + 2logb$.

Câu 24. Với $a$ là số thực dương tùy ý, $ln\left( {7a} \right) – ln\left( {3a} \right)$ bằng

A. $\frac{{ln7}}{{ln3}}$

B. $ln\frac{7}{3}$

C. $ln\left( {4a} \right)$

D. $\frac{{ln\left( {7a} \right)}}{{ln\left( {3a} \right)}}$

Lời giải

Chọn B.

$ln\left( {7a} \right) – ln\left( {3a} \right) = ln\left( {\frac{{7a}}{{3a}}} \right) = ln\frac{7}{3}$.

Câu 25. Với $a$ là số thực dương tùy ý, $ln\left( {5a} \right) – ln\left( {3a} \right)$ bằng:

A. $ln\frac{5}{3}$

B. $\frac{{ln5}}{{ln3}}$

C. $\frac{{ln\left( {5a} \right)}}{{ln\left( {3a} \right)}}$

D. $ln\left( {2a} \right)$

Lời giải

Chọn A.

$ln\left( {5a} \right) – ln\left( {3a} \right) = ln\frac{5}{3}$.

Câu 26. Cho a là số thực dương khác 2 . Tính $I = {log_{\frac{a}{2}}}\left( {\frac{{{a^2}}}{4}} \right)$.

A. $I = 2$

B. $I = – \frac{1}{2}$

C. $I = – 2$

D. $I = \frac{1}{2}$

Lời giải

Chọn A. $I = {log_{\frac{a}{2}}}\left( {\frac{{{a^2}}}{4}} \right) = {log_{\frac{a}{2}}}{\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = 2$

Câu 27. Với $a,b$ là các số thực dương tùy ý và $a \ne 1,{log_{\frac{1}{a}}}\frac{1}{{{b^3}}}$ bằng

A. $3{log_a}b$.

B. ${log_a}b$.

C. $ – 3{log_a}b$.

D. $\frac{1}{3}{log_a}b$.

Lời giải

Chọn A.

${log_{\frac{1}{a}}}\frac{1}{{{b^3}}} = – {log_a}{b^{ – 3}} = 3{log_a}b$

Câu 28. Với mọi $a,b$ thỏa mãn ${log_2}a – 3{log_2}b = 2$, khẳng định nào dưới đây đúng?

A. $a = 4{b^3}$.

B. $a = 3b + 4$.

C. $a = 3b + 2$.

D. $a = \frac{4}{{{b^3}}}$.

Lời giải

Chọn A.

Ta có ${log_2}a – 3{log_2}b = 2 \Leftrightarrow {log_2}a – {log_2}{b^3} = 2 \Leftrightarrow {log_2}\frac{a}{{{b^3}}} = 2 \Leftrightarrow \frac{a}{{{b^3}}} = {2^2} \Leftrightarrow a = 4{b^3}$.

Câu 29. Với mọi $a,b$ thỏa mãn ${log_2}{a^3} + {log_2}b = 6$, khẳng định nào dưới đây đúng:

A. ${a^3}b = 64$

B. ${a^3}b = 36$

C. ${a^3} + b = 64$.

D. ${a^3} + b = 36$.

Lời giải

Chọn A.

Ta có ${log_2}{a^3} + {log_2}b = 6 \Leftrightarrow {a^3}b = {2^6} \Leftrightarrow {a^3}b = 64$

Câu 30. Với moi $a,b$ thỏa mãn ${log_2}{a^3} + {log_2}b = 8$, khẳng đinh nào dưới đây đúng?

A. ${a^3} + b = 64$.

B. ${a^3}b = 256$.

C. ${a^3}b = 64$.

D. ${a^3} + b = 256$.

Lời giải

Chọn B.

Ta có ${log_2}{a^3} + {log_2}b = 8 \Leftrightarrow {log_2}{a^3}b = 8 \Leftrightarrow {a^3}b = 256$.

Câu 31. Với $a,b$ là các số thực dương tùy ý thỏa mãn ${log_3}a – 2{log_9}b = 2$, mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $a = 9{b^2}$.

B. $a = 9b$.

C. $a = 6b$.

D. $a = 9{b^2}$.

Lời giải

Chọn B.

Ta có: ${log_3}a – 2{log_9}b = 2 \Leftrightarrow {log_3}a – {log_3}b = 2 \Leftrightarrow {log_3}\left( {\frac{a}{b}} \right) = 2 \Leftrightarrow a = 9b$.

Câu 32. Với $a$, blà các số thực dương tùy ý thỏa mãn ${log_2}a – 2{log_4}b = 4$, mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $a = 16{b^2}$.

B. $a = 8b$.

C. $a = 16b$.

D. $a = 16{b^4}$.

Lời giải

Chọn C.

Ta có ${log_2}a – 2{log_4}b = 4$

$ \Leftrightarrow {log_2}a – 2{log_{{2^2}}}b = 4$

$ \Leftrightarrow {log_2}a – 2 \cdot \frac{1}{2}{log_2}b = 4$

$ \Leftrightarrow {log_2}a – {log_2}b = 4$

$ \Leftrightarrow {log_2}\frac{a}{b} = 4$

$ \Leftrightarrow \frac{a}{b} = {2^4}$

$ \Leftrightarrow a = 16b$

Câu 33. Xét tất cả các số dương $a$ và $b$ thỏa mãn ${log_2}a = {log_8}\left( {ab} \right)$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $a = {b^2}$.

B. ${a^3} = b$.

C. $a = b$.

D. ${a^2} = b$.

Lời giải

Chọn D.

Theo đề ta có:

$\begin{array}{*{20}{r}}
{{log_2}a = {log_8}\left( {ab} \right)}&{\; \Leftrightarrow {log_2}a = \frac{1}{3}{log_2}\left( {ab} \right) \Leftrightarrow 3{log_2}a = {log_2}\left( {ab} \right)} \\
{}&{\; \Leftrightarrow {log_2}{a^3} = {log_2}\left( {ab} \right) \Leftrightarrow {a^3} = ab \Leftrightarrow {a^2} = b}
\end{array}$

Câu 34. Xét số thực $a$ và $b$ thỏa mãn ${log_3}\left( {{3^a} \cdot {9^b}} \right) = {log_9}3$. Mệnh đề nào dưới đây đúng

A. $a + 2b = 2$.

B. $4a + 2b = 1$.

C. $4ab = 1$.

D. $2a + 4b = 1$.

Lời giải

Chọn D.

Ta có:

${log_3}\left( {{3^a}{{.9}^b}} \right) = {log_9}3 \Leftrightarrow {log_3}\left( {{3^a} \cdot {3^{2b}}} \right) = {log_{{3^2}}}3$

$ \Leftrightarrow {log_3}{3^{a + 2b}} = {log_3}{3^{\frac{1}{2}}} \Leftrightarrow a + 2b = \frac{1}{2} \Leftrightarrow 2a + 4b = 1.$

Câu 35. Với mọi $a,b,x$ là các số thực dương thoả mãn ${log_2}x = 5{log_2}a + 3{log_2}b$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $x = 5a + 3b$

B. $x = {a^5} + {b^3}$

C. $x = {a^5}{b^3}$

D. $x = 3a + 5b$

Lời giải

Chọn C.

Có ${log_2}x = 5{log_2}a + 3{log_2}b = {log_2}{a^5} + {log_2}{b^3} = {log_2}{a^5}{b^3} \Leftrightarrow x = {a^5}{b^3}$.

Câu 36. Với $a,b$ là các số thực dương tùy ý và $a$ khác 1 , đặt $P = {log_a}{b^3} + {log_{{a^2}}}\,{b^6}$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $P = 6{log_a}b$

B. $P = 27{log_a}b$

C. $P = 15{log_a}b$

D. $P = 9{log_a}b$

Lời giải

Chọn A.

$P = {log_a}{b^3} + {log_{{a^2}}}\,{b^6} = 3{log_a}b + \frac{6}{2}{log_a}b = 6{log_a}b$

Câu 37. Với a là số thực dương bất kì, mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. $log\left( {3a} \right) = \frac{1}{3}loga$

B. $log\left( {3a} \right) = 3loga$

C. $log{a^3} = \frac{1}{3}loga$

D. $log{a^3} = 3loga$

Lời giải

Chọn D.

Câu 38. Với $a$ và $b$ là hai số thực dương tùy ý; ${log_2}\left( {{a^3}{b^4}} \right)$ bằng

A. $\frac{1}{3}{log_2}a + \frac{1}{4}{log_2}b$

B. $3{log_2}a + 4{log_2}b$

C. $2\left( {{log_2}a + {log_4}b} \right)$

D. $4{log_2}a + 3{log_2}b$

Lời giải

Chọn B.

Ta có: ${log_2}\left( {{a^3}{b^4}} \right) = {log_2}{a^3} + {log_2}{b^4} = 3{log_2}a + 4{log_2}b$ nên ${\mathbf{B}}$ đúng.

Câu 39. Cho các số dương $a,b,c,d$. Biểu thức $S = ln\frac{a}{b} + ln\frac{b}{c} + ln\frac{c}{d} + ln\frac{d}{a}$ bằng

A. 1 .

B. 0 .

C. $ln\left( {\frac{a}{b} + \frac{b}{c} + \frac{c}{d} + \frac{d}{a}} \right)$.

D. $ln\left( {abcd} \right)$.

Lời giải

Chọn B.

Cách 1:

Ta có $S = ln\frac{a}{b} + ln\frac{b}{c} + ln\frac{c}{d} + ln\frac{d}{a} = ln\left( {\frac{a}{b} \cdot \frac{b}{c} \cdot \frac{c}{d} \cdot \frac{d}{a}} \right) = ln1 = 0$.

Cách 2:

Ta có: $S = ln\frac{a}{b} + ln\frac{b}{c} + ln\frac{c}{d} + ln\frac{d}{a} = lna – lnb + lnb – lnc + lnc – lnd + lnd – lna = 0$.

Câu 40. Với các số thực dương $a,b$ bất kỳ $a \ne 1$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. ${log_a}\frac{{\sqrt[3]{a}}}{{{b^2}}} = \frac{1}{3} – 2{log_a}b$.

B. ${log_a}\frac{{\sqrt[3]{a}}}{{{b^2}}} = 3 – \frac{1}{2}{log_a}b$.

C. ${log_a}\frac{{\sqrt[3]{a}}}{{{b^2}}} = \frac{1}{3} – \frac{1}{2}{log_a}b$.

D. ${log_a}\frac{{\sqrt[3]{a}}}{{{b^2}}} = 3 – 2{log_a}b$.

Lời giải

Chọn A.

Ta có:

${log_a}\frac{{\sqrt[3]{a}}}{{{b^2}}} = {log_a}\sqrt[3]{a} – {log_a}{b^2}$

$ = {log_a}{a^{\frac{1}{3}}} – 2{log_a}b$

$ = \frac{1}{3}{log_a}a – 2{log_a}b = \frac{1}{3} – 2{log_a}b$

Câu 41. Cho các số thực dương $a,b,c$ với $a$ và $b$ khác 1 . Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. ${log_a}{b^2} \cdot {log_{\sqrt b }}c = {log_a}c$.

B. ${log_a}{b^2} \cdot {log_{\sqrt b }}c = \frac{1}{4}{log_a}c$.

C. ${log_a}{b^2} \cdot {log_{\sqrt b }}c = 4{log_a}c$.

D. ${log_a}{b^2} \cdot {log_{\sqrt b }}c = 2{log_a}c$.

Lời giải

Chọn C.

Ta có: ${log_a}{b^2} \cdot {log_{\sqrt b }}c = 2{log_a}b \cdot {log_{{b^{\frac{1}{2}}}}}c = 2{log_a}b \cdot 2{log_b}c = 4{log_a}b \cdot {log_b}c = 4{log_a}c$.

Câu 42. Giả sử $a,b$ là các số thực dương bất kỳ. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. $log{(10ab)^2} = 2 + log{(ab)^2}$

B. $log{(10ab)^2} = {(1 + loga + logb)^2}$

C. $log{(10ab)^2} = 2 + 2log\left( {ab} \right)$

D. $log{(10ab)^2} = 2\left( {1 + loga + logb} \right)$

Lời giải

Chọn B.

$log{(10ab)^2} = log{10^2} + log{(ab)^2} = 2 + log{(ab)^2} \Rightarrow A$ đúng

$1 + loga + logb = log\left( {10ab} \right) \Rightarrow {(1 + loga + logb)^2} = {log^2}\left( {10ab} \right) \ne log{(10ab)^2} \Rightarrow B$ sai

$log{(10ab)^2} = log{10^2} + log{(ab)^2} = 2 + 2log\left( {ab} \right) \Rightarrow C$ đúng

$log{(10ab)^2} = log{10^2} + log{(ab)^2} = 2 + 2log\left( {ab} \right) = 2\left( {1 + loga + logb} \right) \Rightarrow D$ đúng

Câu 43. Rút gọn biểu thức $M = 3{log_{\sqrt 3 }}\sqrt x – 6{log_9}\left( {3x} \right) + {log_{\frac{1}{3}}}\frac{x}{9}$.

A. $M = – {log_3}\left( {3x} \right)$

B. $M = 2 + {log_3}\left( {\frac{x}{3}} \right)$

C. $M = – {log_3}\left( {\frac{x}{3}} \right)$

D. $M = 1 + {log_3}x$

Lời giải

Chọn A.

ĐK: $x > 0$.

$M = 3{log_3}x – 3\left( {1 + {log_3}x} \right) – {log_3}x + 2 = – 1 – {log_3}x = – \left( {1 + {log_3}x} \right) = – {log_3}\left( {3x} \right)$.

Câu 44. Cho ${log_{700}}490 = a + \frac{b}{{c + log7}}$ với $a,b,c$ là các số nguyên. Tính tổng $T = a + b + c$.

A. $T = 7$.

B. $T = 3$.

C. $T = 2$.

D. $T = 1$.

Lời giải

Chọn D.

Ta có: ${log_{700}}490 = \frac{{log490}}{{log700}} = \frac{{log10 + log49}}{{log100 + log7}}$

$ = \frac{{1 + 2log7}}{{2 + log7}} = \frac{{4 + 2log7 – 3}}{{2 + log7}} = 2 + \frac{{ – 3}}{{2 + log7}}$

Suy ra $a = 2,b = – 3,c = 2$

Vậy $T = 1$.

Câu 45. Cho hai số thực dương $a,b$. Nếu viết ${log_2}\frac{{\sqrt[6]{{64{a^3}{b^2}}}}}{{ab}} = 1 + x{log_2}a + y{log_4}b\,\left( {x,y \in \mathbb{Q}} \right)$ thì biểu thức $P = xy$ có giá trị bằng bao nhiêu?

A. $P = \frac{1}{3}$

B. $P = \frac{2}{3}$

C. $P = – \frac{1}{{12}}$

D. $P = \frac{1}{{12}}$

Lời giải

Chọn B.

Ta có ${log_2}\frac{{\sqrt[6]{{64{a^3}{b^2}}}}}{{ab}} = {log_2}{64^{\frac{1}{6}}} + \frac{1}{2}{log_2}a + \frac{1}{3}{log_2}b – {log_2}a – {log_2}b = 1 – \frac{1}{2}{log_2}a – \frac{4}{3}{log_4}b$.

$ \Rightarrow 1 – \frac{1}{2}{log_2}a – \frac{4}{3}{log_4}b = 1 + x{log_2}a + y{log_4}b$

Khi đó $x = – \frac{1}{2};y = – \frac{4}{3} \Rightarrow P = xy = \frac{2}{3}$

Câu 46. Tính giá trị biểu thức $P = {log_{{a^2}}}\left( {{a^{10}}{b^2}} \right) + {log_{\sqrt a }}\left( {\frac{a}{{\sqrt b }}} \right) + {log_{\sqrt[3]{b}}}\left( {{b^{ – 2}}} \right)($ với $0 < a \ne 1;0 < b \ne 1)$.

A. $\sqrt 3 $.

B. 1 .

C. $\sqrt 2 $.

D. 2 .

Lời giải

Chọn B.

Ta có: $P = {log_{{a^2}}}\left( {{a^{10}}{b^2}} \right) + {log_{\sqrt a }}\left( {\frac{a}{{\sqrt b }}} \right) + {log_{\sqrt[3]{b}}}\left( {{b^{ – 2}}} \right) = 5 + {log_a}b + 2 – {log_a}b – 6 = 1$.

Câu 47. Đặt $M = {log_6}56,N = a + \frac{{{log_3}7 – b}}{{{log_3}2 + c}}$ với $a,b,c \in R$. Bộ số $a,b,c$ nào dưới đây để có $M = N$ ?

A. $a = 3,b = 3,c = 1$.

B. $a = 3,b = \sqrt 2 ,c = 1$.

C. $a = 1,b = 2,c = 3$.

D. $a = 1,b = – 3,c = 2$.

Lời giải

Chọn A.

Ta có: $M = {log_6}56 = \frac{{{log_3}56}}{{{log_3}6}} = \frac{{{log_3}{2^3} \cdot 7}}{{1 + {log_3}2}} = \frac{{3{log_3}2 + {log_3}7}}{{1 + {log_3}2}}$

$ = \frac{{3\left( {1 + {log_3}2} \right) + {log_3}7 – 3}}{{1 + {log_3}2}} = 3 + \frac{{{log_3}7 – 3}}{{{log_3}2 + 1}}$

Vậy $M = N \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a = 3} \\
{b = 3} \\
{c = 1}
\end{array}} \right.$

Câu 48. Giá trị của biểu thức $M = {log_2}2 + {log_2}4 + {log_2}8 + \ldots + {log_2}256$ bằng

A. 48

B. 56

C. 36

D. $8{log_2}256$

Lời giải

Chọn C.

Ta có $M = {log_2}2 + {log_2}4 + {log_2}8 + \ldots + {log_2}256 = {log_2}\left( {2.4.8 \ldots 256} \right) = {log_2}\left( {{2^1} \cdot {2^2} \cdot {2^3} \ldots {{.2}^8}} \right)$

$ = {log_2}\left( {{2^{1 + 2 + 3 + \ldots + 8}}} \right) = \left( {1 + 2 + 3 + \ldots + 8} \right){log_2}2 = 1 + 2 + 3 + \ldots + 8 = 36$.

Câu 49. Tính $T = log\frac{1}{2} + log\frac{2}{3} + log\frac{3}{4} + \ldots + log\frac{{2022}}{{2023}} + log\frac{{2023}}{{2024}}$.

A. 2024 .

B. $ – log2024$.

C. $log2024$.

D. 0 .

Lời giải

Chọn B.

$T = log\frac{1}{2} + log\frac{2}{3} + log\frac{3}{4} + \ldots + log\frac{{2022}}{{2023}} + log\frac{{2023}}{{2024}}$

$ = log\left( {\frac{1}{2} \cdot \frac{2}{3} \cdot \frac{3}{4} \ldots \frac{{2022}}{{2023}} \cdot \frac{{2023}}{{2024}}} \right) = log\frac{1}{{2024}} = – log2024$.

Câu 50. Tính giá trị của biểu thức $P = ln\left( {tan{1^ \circ }} \right) + ln\left( {tan{2^ \circ }} \right) + ln\left( {tan{3^ \circ }} \right) + \ldots + ln\left( {tan{{89}^ \circ }} \right)$.

A. $P = 1$.

B. $P = \frac{1}{2}$.

C. $P = 0$.

D. $P = 2$.

Lời giải

Chọn C.

$P = ln\left( {tan{1^ \circ }} \right) + ln\left( {tan{2^ \circ }} \right) + ln\left( {tan{3^ \circ }} \right) + \ldots + ln\left( {tan{{89}^ \circ }} \right)$

$ = ln\left( {tan{1^ \circ } \cdot tan{2^ \circ } \cdot tan{3^ \circ } \ldots \cdot tan{{89}^ \circ }} \right)$

$\; = ln\left( {tan{1^ \circ } \cdot tan{2^ \circ } \cdot tan{3^ \circ } \ldots \cdot tan{{45}^ \circ } \cdot {\text{cot}}{{44}^ \circ } \cdot {\text{cot}}{{43}^ \circ } \ldots \cdot {\text{cot}}{1^ \circ }} \right)$

$\; = ln\left( {tan{{45}^ \circ }} \right) = ln1 = 0$ (vì $tan\alpha \cdot cot\alpha = 1$)

Tài liệu đính kèm

  • Trac-nghiem-Bai-19-Rut-gon-bieu-thuc-logarit-hay.docx

    462.48 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm