[Tài liệu toán 11 file word] 50 Câu Trắc Nghiệm Phương Trình Lôgarit Mức Thông Hiểu Giải Chi Tiết

Bài Giới Thiệu Chi Tiết: 50 Câu Trắc Nghiệm Phương Trình Lôgarit Mức Thông Hiểu Giải Chi Tiết 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài toán phương trình lôgarit thông qua 50 câu trắc nghiệm. Mục tiêu chính là giúp học sinh nắm vững các công thức, quy tắc và phương pháp giải phương trình lôgarit, từ đó nâng cao khả năng tư duy logic và vận dụng kiến thức vào các bài tập khác nhau. Bài học sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong việc giải quyết các dạng bài toán lôgarit, đặc biệt là những dạng bài khó và phức tạp.

2. Kiến thức và kỹ năng

Học sinh sẽ được ôn tập và củng cố kiến thức về:

Khái niệm lôgarit: Định nghĩa, tính chất cơ bản của lôgarit. Các công thức lôgarit: Công thức logarit cơ số a, logarit thập phân, logarit tự nhiên, quy tắc logarit. Phương pháp giải phương trình lôgarit cơ bản: Phương pháp đặt ẩn phụ, phương pháp sử dụng tính chất đơn điệu của hàm số lôgarit. Các dạng phương trình lôgarit thường gặp: Phương trình logarit đơn giản, phương trình logarit có chứa tham số, phương trình logarit có chứa điều kiện xác định. Ứng dụng phương trình lôgarit: Giải quyết các bài toán liên quan đến phương trình lôgarit trong thực tế.

Sau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ có khả năng:

Xác định được dạng phương trình lôgarit.
Áp dụng các công thức và tính chất lôgarit đúng cách.
Sử dụng các phương pháp giải phương trình lôgarit hiệu quả.
Giải quyết được các bài toán trắc nghiệm về phương trình lôgarit.
Vận dụng kiến thức giải quyết các bài toán thực tế liên quan.

3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn u2013 thực hành, kết hợp giữa lý thuyết và bài tập. Nội dung bao gồm:

Giải thích chi tiết: Mỗi câu hỏi trắc nghiệm sẽ được giải thích chi tiết, rõ ràng, bao gồm cả các bước tính toán, cách xử lý từng trường hợp. Phân tích ví dụ: Các ví dụ minh họa sẽ được phân tích kỹ lưỡng, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách áp dụng các phương pháp giải. Luận giải các bài tập: Các câu hỏi trắc nghiệm được phân loại theo mức độ khó, giúp học sinh làm quen từ dễ đến khó. Trắc nghiệm tự luận: Học sinh sẽ được làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức và kỹ năng. 4. Ứng dụng thực tế

Kiến thức về phương trình lôgarit có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, bao gồm:

Khoa học tự nhiên: Trong các lĩnh vực như vật lý, hóa học, sinh học, phương trình lôgarit được sử dụng để mô hình hóa và giải quyết các vấn đề. Kỹ thuật: Trong thiết kế, tính toán, phương trình lôgarit đóng vai trò quan trọng. Kinh tế: Kiến thức này được sử dụng để phân tích và dự báo. 5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là phần tiếp theo của các bài học về hàm số lôgarit và các kiến thức cơ bản về phương trình. Nắm vững kiến thức trong bài học này sẽ giúp học sinh chuẩn bị tốt cho các bài học nâng cao hơn về phương trình và bất phương trình.

6. Hướng dẫn học tập

Để học tập hiệu quả, học sinh nên:

Đọc kỹ lý thuyết: Hiểu rõ các công thức và tính chất.
Làm thật nhiều bài tập: Thực hành giải các câu hỏi trắc nghiệm khác nhau.
Phân tích cách giải: Hiểu rõ cách giải từng câu hỏi.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu gặp khó khăn, hãy hỏi giáo viên hoặc bạn bè.
Tự kiểm tra: Thử làm lại các bài tập đã giải để củng cố kiến thức.
* Sử dụng tài liệu tham khảo: Thêm các tài liệu bổ sung nếu cần thiết.

40 Keywords:

Phương trình lôgarit, lôgarit, công thức logarit, giải phương trình logarit, trắc nghiệm, bài tập, ví dụ, phương pháp giải, logarit cơ số a, logarit tự nhiên, logarit thập phân, đặt ẩn phụ, tính chất đơn điệu, ứng dụng, điều kiện xác định, tham số, phương trình logarit đơn giản, phương trình logarit phức tạp, toán học, giải toán, luyện tập, củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng, tự học, tự kiểm tra, tài liệu, sách giáo khoa, bài tập trắc nghiệm, giải chi tiết, phương pháp, hướng dẫn, công thức, tính chất, kiến thức, thực hành.

50 câu trắc nghiệm Phương trình lôgarit mức thông hiểu giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. PHƯƠNG PHÁP

+ Dạng cơ bản: ${\log _a}x = b \Leftrightarrow x = {a^b}$

+ Đưa về cùng cơ số: ${\log _a}x = {\log _a}y \Leftrightarrow x = y$

II. CÁC VÍ DỤ

Câu 1: Nghiệm của phương trình $lo{g_7}x = 2$ là:

A. $x = 32$.

B. $x = 9$.

C. $x = 8$.

D. $x = 49$.

Lời giải

Chọn D

$lo{g_7}x = 2 \Leftrightarrow x = {7^2} \Leftrightarrow x = 49\;$

Câu 2: Nghiệm của phương trình $lo{g_{\sqrt 5 }}x = 2$ là:

A. $x = 32$.

B. $x = 9$.

C. $x = 5$.

D. $x = 49$.

Lời giải

Chọn C

$lo{g_{\sqrt 5 }}x = 2 \Leftrightarrow x = {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} \Leftrightarrow x = 5\;$

Câu 3: Nghiệm của phương trình $lo{g_{\sqrt[3]{7}}}x = 3$ là:

A. $x = 1$.

B. $x = 7$.

C. $x = 5$.

D. $x = 49$.

Lời giải

Chọn B

$lo{g_{\sqrt[3]{7}}}x = 3 \Leftrightarrow x = {\left( {\sqrt[3]{7}} \right)^3} \Leftrightarrow x = 7$

Câu 4: Nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {5x} \right) = 3$ là:

A. $x = \frac{8}{5}$.

B. $x = \frac{9}{5}$.

C. $x = 8$.

D. $x = 9$.

Lời giải

Chọn A

$lo{g_2}\left( {5x} \right) = 3 \Leftrightarrow 5x = {2^3} \Leftrightarrow 5x = 8 \Leftrightarrow x = \frac{8}{5}\;(nhan).\;$

Câu 5: Nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {2x} \right) – 2 = 0$ là

A. $x = \frac{9}{2}$.

B. $x = 9$.

C. $x = 4$.

D. $x = 8$.

Lời giải

Chọn A

$lo{g_3}\left( {2x} \right) – 2 = 0 \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {2x} \right) = 2$

$ \Leftrightarrow 2x = 9 \Leftrightarrow x = \frac{9}{2}.$

Câu 6: Nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {2x – 1} \right) = 2$ là:

A. $x = 3$.

B. $x = 5$.

C. $x = \frac{9}{2}$.

D. $x = \frac{7}{2}$.

Lời giải

Chọn B

Ta có $lo{g_3}\left( {2x – 1} \right) = 2 \Leftrightarrow 2x – 1 = {3^2} \Leftrightarrow x = 5$.

Vậy phương trình có nghiệm $x = 5$.

Câu 7: Nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {x – 1} \right) = 2$ là

A. $x = 8$.

B. $x = 9$.

C. $x = 7$.

D. $x = 10$.

Lời giải

Chọn D.

$lo{g_3}\left( {x – 1} \right) = 2 \Leftrightarrow x – 1 = {3^2} \Leftrightarrow x = 10$

Câu 8: Nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {x + 9} \right) = 5$ là

A. $x = 41$.

B. $x = 23$.

C. $x = 1$.

D. $x = 16$.

Lời giải

Chọn B.

Ta có: $lo{g_2}\left( {x + 9} \right) = 5 \Leftrightarrow x + 9 = {2^5} \Leftrightarrow x = 23$.

Câu 9: Nghiệm của phương trình $5 – lo{g_2}\left( {x + 8} \right) = 0$ bằng

A. $x = 17$.

B. $x = 24$.

C. $x = 2$.

D. $x = 40$.

Lời giải

Chọn B

Ta có $5 – lo{g_2}\left( {x + 8} \right) = 0 \Leftrightarrow lo{g_2}\left( {x + 8} \right) = 5$

$ \Leftrightarrow x + 8 = {2^5} \Leftrightarrow x = 24$.

Câu 10: Nghiệm của phương trình $lo{g_2}x = – 1$ bằng

A. $x = 1$.

B. $x = \frac{1}{2}$.

C. $x = 2$.

D. $x = 0$.

Lời giải

Chọn B

Ta có $lo{g_2}x = – 1 \Leftrightarrow x = {2^{ – 1}} \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}$

Câu 11: Nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {x – 7} \right) = – 2$ là

A. $x = 41$.

B. $x = \frac{{15}}{4}$.

C. $x = 1$.

D. $x = \frac{{64}}{9}$.

Lời giải

Chọn D

Ta có: $lo{g_3}\left( {x – 7} \right) = – 2 \Leftrightarrow x – 7 = {3^{ – 2}} \Leftrightarrow x – 7 = \frac{1}{9} \Leftrightarrow x = \frac{{64}}{9}$.

Câu 12: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {{x^2} – x + 2} \right) = 1$ là :

A. $\left\{ 0 \right\}$

B. $\left\{ {0;1} \right\}$

C. $\left\{ { – 1;0} \right\}$

D. $\left\{ 1 \right\}$

Lời giải

Chọn B

$lo{g_2}\left( {{x^2} – x + 2} \right) = 1 \Leftrightarrow {x^2} – x + 2 = 2 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{x = 1}
\end{array}} \right.$

Câu 13: Giải phương trình $lo{g_4}\left( {x – 1} \right) = 3$.

A. $x = 65$

B. $x = 80$

C. $x = 82$

D. $x = 63$

Lời giải

Chọn B

Phương trình $lo{g_4}\left( {x – 1} \right) = 3 \Leftrightarrow x – 1 = {4^3} \Leftrightarrow x = 65$.

Câu 14: Tìm nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {1 – x} \right) = 2$.

A. $x = 5$.

B. $x = – 3$.

C. $x = – 4$.

D. $x = 3$.

Chọn B

Lời giải

Ta có $lo{g_2}\left( {1 – x} \right) = 2 \Leftrightarrow 1 – x = 4 \Leftrightarrow x = – 3$.

Câu 15: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {{x^2} – 1} \right) = 3$ là

A. $\left\{ { – \sqrt {10} ;\sqrt {10} } \right\}$

B. $\left\{ { – 3;3} \right\}$

C. $\left\{ { – 3} \right\}$

D. $\left\{ 3 \right\}$

Lời giải

Chọn B

$lo{g_2}\left( {{x^2} – 1} \right) = 3 \Leftrightarrow {x^2} – 1 = 8 \Leftrightarrow {x^2} = 9 \Leftrightarrow x = \pm 3$.

Câu 16: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {{x^2} – 7} \right) = 2$ là

A. $\left\{ 4 \right\}$

B. $\left\{ { – 4} \right\}$

C. $\left\{ { – \sqrt {15} ;\sqrt {15} } \right\}$

D. $\left\{ { – 4;4} \right\}$

Lời giải

Chọn D

$lo{g_3}\left( {{x^2} – 7} \right) = 2 \Leftrightarrow {x^2} – 7 = 9 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 4} \\
{x = – 4}
\end{array}} \right.$

Câu 17: Tìm nghiệm của phương trình $lo{g_{25}}\left( {x + 1} \right) = \frac{1}{2}$.

A. $x = 6$

B. $x = 4$

C. $x = \frac{{23}}{2}$

D. $x = – 6$

Lời giải

Chọn B

Điều kiện: $x > – 1$

Xét phương trình $lo{g_{25}}\left( {x + 1} \right) = \frac{1}{2} \Leftrightarrow lo{g_5}\left( {x + 1} \right) = 1 \Leftrightarrow x + 1 = 5 \Leftrightarrow x = 4$.

Câu 18: Phương trình $lo{g_3}\left( {3x – 2} \right) = 3$ có nghiệm là

A. $x = \frac{{25}}{3}$.

B. $x = 87$.

C. $x = \frac{{29}}{3}$.

D. $x = \frac{{11}}{3}$.

Lời giải

Chọn C

Ta có: $lo{g_3}\left( {3x – 2} \right) = 3 \Leftrightarrow 3x – 2 = {3^3} \Leftrightarrow 3x = 29 \Leftrightarrow x = \frac{{29}}{3}$.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là $x = \frac{{29}}{3}$.

Câu 19: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {{x^2} – x + 3} \right) = 1$ là

A. $\left\{ 1 \right\}$.

B. $\left\{ {0;1} \right\}$.

C. $\left\{ { – 1;0} \right\}$.

D. $\left\{ 0 \right\}$.

Lời giải

Ta có: $lo{g_3}\left( {{x^2} – x + 3} \right) = 1 \Leftrightarrow {x^2} – x + 3 = 3 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{x = 1}
\end{array}} \right.$

Vậy tập nghiệm của phương trình là $S = \left\{ {0;1} \right\}$.

Câu 20: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {{x^2} + x + 3} \right) = 1$ là:

A. $\left\{ { – 1;0} \right\}$.

B. $\left\{ {0;1} \right\}$.

C. $\left\{ 0 \right\}$

D. $\left\{ { – 1} \right\}$.

Lời giải

$lo{g_3}\left( {{x^2} + x + 3} \right) = 1 \Leftrightarrow {x^2} + x + 3 = 3$

$ \Leftrightarrow {x^2} + x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{x = – 1}
\end{array}} \right.$

Câu 21: Cho phương trình $lo{g_2}{(2x – 1)^2} = 2lo{g_2}\left( {x – 2} \right)$. Số nghiệm thực của phương trình là:

A. 1 .

B. 0 .

C. 3 .

D. 2 .

Lời giải

Điều kiện: $x > 2$.

Phương trình đã cho tương đương với: $2lo{g_2}\left( {2x – 1} \right) = 2lo{g_2}\left( {x – 2} \right)$

$ \Leftrightarrow 2x – 1 = x – 2 \Leftrightarrow x = – 1$

Nghiệm này không thỏa mãn điều kiện của phương trình nên phương trình đã cho vô nghiệm.

Câu 22: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {{x^2} + 2x} \right) = 1$ là

A. $\left\{ {1; – 3} \right\}$.

B. $\left\{ {1;3} \right\}$.

C. $\left\{ 0 \right\}$.

D. $\left\{ { – 3} \right\}$.

Lời giải

Phương trình $lo{g_3}\left( {{x^2} + 2x} \right) = 1 \Leftrightarrow {x^2} + 2x = {3^1}$

$ \Leftrightarrow {x^2} + 2x – 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 1} \\
{x = – 3}
\end{array}} \right.$.

Tập nghiệm của phương trình là $\left\{ {1; – 3} \right\}$.

Câu 23: Tổng bình phương các nghiệm của phương trình $lo{g_{\frac{1}{2}}}\left( {{x^2} – 5x + 7} \right) = 0$ bằng

A. 6

B. 5

C. 13

D. 7

Lời giải

Chọn C

$lo{g_{\frac{1}{2}}}\left( {{x^2} – 5x + 7} \right) = 0 \Leftrightarrow {x^2} – 5x + 7 = 1$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 5x + 6 = 0 \Leftrightarrow {x_1} = 2 \vee {x_2} = 3 \Rightarrow x_1^2 + x_2^2 = 13$

Câu 24: Tổng các nghiệm của phương trình $lo{g_4}{x^2} – lo{g_2}3 = 1$ là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 0

Lời giải

Chọn D

Điều kiện $x \ne 0$.

Ta có có $lo{g_4}{x^2} – lo{g_2}3 = 1 \Leftrightarrow \frac{1}{2}lo{g_2}{x^2} = 1 + lo{g_2}3$

$ \Leftrightarrow lo{g_2}{x^2} = 2 \cdot lo{g_2}6 \Leftrightarrow lo{g_2}{x^2} = lo{g_2}{6^2}$

$ \Leftrightarrow {x^2} = {6^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 6 \hfill \\
x = – 6 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Dó đó, tổng các nghiệm sẽ bằng 0

Câu 25: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_{0,25}}\left( {{x^2} – 3x} \right) = – 1$ là:

A. $\left\{ 4 \right\}$.

B. $\left\{ {1; – 4} \right\}$.

C. $\left\{ {\frac{{3 – 2\sqrt 2 }}{2};\frac{{3 + 2\sqrt 2 }}{2}} \right\}$.

D. $\left\{ { – 1;4} \right\}$.

Lời giải

Ta có: $lo{g_{0,25}}\left( {{x^2} – 3x} \right) = – 1 \Leftrightarrow {x^2} – 3x = {(0,25)^{ – 1}}$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 3x – 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 4 \hfill \\
x = – 1 \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Vậy tập nghiệm của phương trình là $S = \left\{ { – 1;4} \right\}$.

Câu 26: Nghiệm nhỏ nhất của phương trình $lo{g_5}\left( {{x^2} – 3x + 5} \right) = 1$ là

A. -3 .

B. $a$.

C. 3 .

D. 0 .

Lời giải

$lo{g_5}\left( {{x^2} – 3x + 5} \right) = 1 \Leftrightarrow {x^2} – 3x + 5 = 5$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 3x = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 3} \\
{x = 0}
\end{array}} \right.$.

Vậy nghiệm nhỏ nhất của phương trình $lo{g_5}\left( {{x^2} – 3x + 5} \right) = 1$ là 0 .

Câu 27: Số nghiệm dương của phương trình $ln\left| {{x^2} – 5} \right| = 0$ là

A. 2 .

B. 4 .

C. 0 .

D. 1 .

Lời giải

Có $ln\left| {{x^2} – 5} \right| = 0 \Leftrightarrow \left| {{x^2} – 5} \right| = 1$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x^2} – 5 = 1} \\
{{x^2} – 5 = – 1}
\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = \sqrt 6 } \\
{x = – \sqrt 6 } \\
{x = 2} \\
{x = – 2}
\end{array}} \right.} \right.$.

Vậy phương trình có 2 nghiệm dương là $x = \sqrt 6 ,x = 2$.

Câu 28: Số nghiệm của phương trình $\left( {x + 3} \right)lo{g_2}\left( {5 – {x^2}} \right) = 0$.

A. 2 .

B. 0 .

C. 1 .

D. 3 .

Lời giải

Điều kiện: $5 – {x^2} > 0 \Leftrightarrow – \sqrt 5 < x < \sqrt 5 $.

Phương trình $\left( {x + 3} \right)lo{g_2}\left( {5 – {x^2}} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x + 3 = 0} \\
{lo{g_2}\left( {5 – {x^2}} \right) = 0}
\end{array}} \right.$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = – 3} \\
{5 – {x^2} = 1}
\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = – 3} \\
{x = \pm 2}
\end{array}} \right.} \right.$.

Đối chiếu điều kiện ta có $x = \pm 2$ thỏa mãn yêu cầu bài toán. Vậy phương trình có 2 nghiệm.

Câu 29: Tổng tất cả các nghiệm của phương trình $\left( {2{x^2} – 5x + 2} \right)\left[ {lo{g_x}\left( {7x – 6} \right) – 2} \right] = 0$ bằng

A. $\frac{{17}}{2}$.

B. 9 .

C. 8 .

D. $\frac{{19}}{2}$.

Lời giải

Điều kiện $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{0 < x \ne 1} \\
{x > \frac{6}{7}}
\end{array} \Leftrightarrow \frac{6}{7} < x \ne 1\left( * \right)} \right.$.

Phương trình $\left( {2{x^2} – 5x + 2} \right)\left[ {lo{g_x}\left( {7x – 6} \right) – 2} \right] = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2{x^2} – 5x + 2 = 0} \\
{lo{g_x}\left( {7x – 6} \right) – 2 = 0}
\end{array}} \right.$.

• Phương trình $2{x^2} – 5x + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 2} \\
{x = \frac{1}{2}}
\end{array}} \right.$.

Kết hợp với điều kiện $\left( * \right) \Rightarrow x = 2$.

• Phương trình $lo{g_x}\left( {7x – 6} \right) – 2 = 0 \Leftrightarrow 7x – 6 = {x^2}$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 7x + 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 1} \\
{x = 6}
\end{array}} \right.$.

Kết hợp với điều kiện $\left( * \right) \Rightarrow x = 6$.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm $x = 2;x = 6$ suy ra tổng các nghiệm bằng 8 .

Câu 30: Hàm số $y = lo{g_a}x$ và $y = lo{g_b}x$ có đồ thị như hình bên.

Đường thẳng $y = 3$ cắt hai đồ thị tại các điểm có hoành độ là ${x_1};{x_2}$. Biết rằng ${x_1} = 2{x_2}$. Giá trị của $\frac{a}{b}$ bằng

A. $\frac{1}{3}$.

B. $\sqrt 3 $.

C. 2 .

D. $\sqrt[3]{2}$.

Lời giải

Chọn D

Xét phương trình hoành độ giao điểm $lo{g_a}x = 3 \Leftrightarrow {x_1} = {a^3}$, và $lo{g_b}x = 3 \Leftrightarrow {x_2} = {b^3}$.

Ta có ${x_1} = 2{x_2} \Leftrightarrow {a^3} = 2{b^3} \Leftrightarrow {\left( {\frac{a}{b}} \right)^3} = 2 \Leftrightarrow \frac{a}{b} = \sqrt[3]{2}$.

Câu 31: Tìm tập nghiệm $S$ của phương trình $lo{g_2}\left( {x – 1} \right) + lo{g_2}\left( {x + 1} \right) = 3$.

A. $S = \left\{ 3 \right\}$

B. $S = \left\{ { – \sqrt {10} ;\sqrt {10} } \right\}$

C. $S = \left\{ { – 3;3} \right\}$

D. $S = \left\{ 4 \right\}$

Lời giải

Chọn A

Điều kiện $\left\{ \begin{gathered}
x – 1 > 0 \hfill \\
x + 1 > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
x > 1 \hfill \\
x > – 1 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow x > 1$.

Phương trình đã cho trở thành $lo{g_2}\left[ {\left( {x – 1} \right)(x + 1)} \right] = 3 \Leftrightarrow lo{g_2}\left( {{x^2} – 1} \right) = 3$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 1 = 8 \Leftrightarrow x = \pm 3$

Đối chiếu điều kiện, ta được nghiệm duy nhất của phương trình là $x = 3 \Rightarrow S = \left\{ 3 \right\}$

Câu 32: Nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {x + 1} \right) + 1 = lo{g_2}\left( {3x – 1} \right)$ à

A. $x = 1$.

B. $x = 2$.

C. $x = – 1$.

D. $x = 3$.

Lời giải

Chọn D

Điều kiện phương trình: $x > \frac{1}{3}$.

$lo{g_2}\left( {x + 1} \right) + 1 = lo{g_2}\left( {3x – 1} \right)$

$lo{g_2}\left( {x + 1} \right) + {\log _2}2 = lo{g_2}\left( {3x – 1} \right)$ (Lưu ý: $\alpha = {\log _a}{a^\alpha }$)

$ \Leftrightarrow lo{g_2}\left[ {\left( {x + 1} \right) \cdot 2} \right] = lo{g_2}\left( {3x – 1} \right)$

$ \Leftrightarrow 2\left( {x + 1} \right) = 3x – 1 \Leftrightarrow x = 3$ (nhận)

Vậy nghiệm phương trình là $x = 3$.

Câu 33: Tìm tập nghiệm $S$ của phương trình $lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) – lo{g_3}\left( {x – 1} \right) = 1$.

A. $S = \left\{ 3 \right\}$

B. $S = \left\{ 4 \right\}$

C. $S = \left\{ 1 \right\}$

D. $S = \left\{ { – 2} \right\}$

Lời giải

Chọn B

ĐК: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2x + 1 > 0} \\
{x – 1 > 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x > \frac{{ – 1}}{2}} \\
{x > 1}
\end{array} \Leftrightarrow x > 1} \right.} \right.$.

Ta có $lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) – lo{g_3}\left( {x – 1} \right) = 1$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\frac{{2x + 1}}{{x – 1}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{2x + 1}}{{x – 1}} = 3 \Leftrightarrow x = 4$ (thỏa)

Câu 34: Nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {x + 1} \right) + 1 = lo{g_3}\left( {4x + 1} \right)$

A. $x = 4$.

B. $x = 2$.

C. $x = 3$.

D. $x = – 3$.

Lời giải

Chọn B

Điều kiện: $\left\{ \begin{gathered}
x + 1 > 0 \hfill \\
4x + 1 > 0 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow x > – \frac{1}{4}$.

Ta có:

$lo{g_3}\left( {x + 1} \right) + 1 = lo{g_3}\left( {4x + 1} \right)$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {x + 1} \right) + {\log _3}3 = lo{g_3}\left( {4x + 1} \right)$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left[ {\left( {x + 1} \right)3} \right] = lo{g_3}\left( {4x + 1} \right)$

$ \Leftrightarrow 3\left( {x + 1} \right) = 4x + 1 \Leftrightarrow x = 2$ (nhận)

Vậy: Nghiệm của phương trình là $x = 2$.

Câu 35: Nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) = 1 + lo{g_3}\left( {x – 1} \right)$ là

A. $x = 4$.

B. $x = – 2$.

C. $x = 1$.

D. $x = 2$.

Lời giải

Chọn A

Điều kiện: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2x + 1 > 0} \\
{x – 1 > 0}
\end{array} \Leftrightarrow x > 1} \right.$.

Ta có: $lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) = 1 + lo{g_3}\left( {x – 1} \right)$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) = lo{g_3}\left[ {3 \cdot \left( {x – 1} \right)} \right]$

$ \Leftrightarrow 2x + 1 = 3x – 3$

$ \Leftrightarrow x = 4$ (nhận).

Câu 36: Nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {x + 1} \right) = 1 + lo{g_2}\left( {x – 1} \right)$ là

A. $x = 3$.

B. $x = 2$.

C. $x = 1$.

D. $x = – 2$.

Lời giải

Chọn A

Điều kiện: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x > – 1} \\
{x > 1}
\end{array} \Leftrightarrow x > 1} \right.$.

Phương trình đã cho tương đương với

$lo{g_2}\left( {x + 1} \right) = 1 + lo{g_2}\left( {x – 1} \right)$.

$ \Leftrightarrow lo{g_2}\left( {x + 1} \right) = lo{g_2}2.\left( {x – 1} \right)$

$ \Leftrightarrow x + 1 = 2x – 2 \Leftrightarrow x = 3$ (Thỏa mãn).

Câu 37: Số nghiệm của phương trình $ln\left( {x + 1} \right) + ln\left( {x + 3} \right) = ln\left( {x + 7} \right)$ là

A. 1 .

B. 0 .

C. 2 .

D. 3 .

Lời giải

Chọn A

Điều kiện: $x > – 1$

$PT \Leftrightarrow ln\left[ {\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right)} \right] = ln\left( {x + 7} \right)$

$ \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right) = x + 7$

$ \Leftrightarrow {x^2} + 3x – 4 = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 1}&{\left( {nhan} \right)} \\
{x = – 4}&{\left( {loai} \right)}
\end{array}} \right.$

Câu 38: Tìm số nghiệm của phương trình $lo{g_2}x + lo{g_2}\left( {x – 1} \right) = 2$

A. 0 .

B. 1 .

C. 3 .

D. 2 .

Lời giải

Chọn B

Điều kiện: $x > 1$

Ta có: $lo{g_2}x + lo{g_2}\left( {x – 1} \right) = 2$

$ \Leftrightarrow lo{g_2}\left[ {x\left( {x – 1} \right)} \right] = 2 \Leftrightarrow x\left( {x – 1} \right) = 4$

$ \Leftrightarrow {x^2} – x – 4 = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = \frac{{1 – \sqrt {17} }}{2}} \\
{x = \frac{{1 + \sqrt {17} }}{2}}
\end{array}} \right.$

Đối chiếu với điều kiện ta được nghiệm của phương trình là $x = \frac{{1 + \sqrt {17} }}{2}$.

Câu 39: Số nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {6 + x} \right) + lo{g_3}9x – 5 = 0$.

A. 0

B. 2

C. 1

D. 3

Lời giải

+) Điều kiện $x > 0$

+) Phương trình

$lo{g_3}\left( {6 + x} \right) + lo{g_3}9x – 5 = 0$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {6 + x} \right) + lo{g_3}9 + {\log _3}x – 5 = 0$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {6 + x} \right) + 2 + {\log _3}x – 5 = 0$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {6 + x} \right) + lo{g_3}x = 3 \Leftrightarrow lo{g_3}x\left( {6 + x} \right) = 3$

$ \Leftrightarrow {x^2} + 6x – 27 = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 3} \\
{x = – 9\left( L \right)}
\end{array} \Leftrightarrow x = 3} \right.$.

Vậy phương trình có 1 nghiệm.

Vậy số nghiệm của phương trình là 1 .

Câu 40: Tìm tập nghiệm $S$ của phương trình: $lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) – lo{g_3}\left( {x – 1} \right) = 1$.

A. $S = \left\{ 3 \right\}$.

B. $S = \left\{ 1 \right\}$.

C. $S = \left\{ 2 \right\}$.

D. $S = \left\{ 4 \right\}$.

Lời giải

Điều kiện: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2x + 1 > 0} \\
{x – 1 > 0}
\end{array} \Leftrightarrow x > 1} \right.$.

Với điều kiện trên, $lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) – lo{g_3}\left( {x – 1} \right) = 1$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) = lo{g_3}\left( {x – 1} \right) + lo{g_3}3$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {2x + 1} \right) = lo{g_3}\left( {3x – 3} \right) \Leftrightarrow 2x + 1 = 3x – 3 \Leftrightarrow x = 4$ (thỏa mãn điều kiện).

Vậy tập nghiệm $S = \left\{ 4 \right\}$.

Câu 41: Phương trình $lo{g_2}x + lo{g_2}\left( {x – 1} \right) = 1$ có tập nghiệm là

A. $S = \left\{ { – 1;3} \right\}$.

B. $S = \left\{ {1;3} \right\}$.

C. $S = \left\{ 2 \right\}$.

D. $S = \left\{ 1 \right\}$.

Lời giải

Điều kiện: $x > 1$.

Với điều kiện trên, ta có: $lo{g_2}x + lo{g_2}\left( {x – 1} \right) = 1 \Leftrightarrow lo{g_2}\left[ {x\left( {x – 1} \right)} \right] = 1$

$ \Leftrightarrow {x^2} – x – 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = – 1} \\
{x = 2}
\end{array}} \right.$.

Kết hợp với điều kiện ta được: $x = 2$.

Vậy tập nghiệm của phương trình là $S = \left\{ 2 \right\}$.

Câu 42: Tổng các nghiệm của phương trình $lo{g_2}\left( {x – 1} \right) + lo{g_2}\left( {x – 2} \right) = lo{g_5}125$ là

A. $\frac{{3 + \sqrt {33} }}{2}$.

B. $\frac{{3 – \sqrt {33} }}{2}$.

C. 3 .

D. $\sqrt {33} $.

Lời giải

Điều kiện: $x > 2$

$lo{g_2}\left( {x – 1} \right) + lo{g_2}\left( {x – 2} \right) = lo{g_5}125 \Leftrightarrow lo{g_2}\left( {{x^2} – 3x + 2} \right) = 3$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 3x – 6 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = \frac{{3 + \sqrt {33} }}{2}\,\,(nhận)} \\
{x = \frac{{3 – \sqrt {33} }}{2}\,\,(loại)}
\end{array}} \right.$

Đối chiếu điều kiện ta thấy nghiệm $x = \frac{{3 + \sqrt {33} }}{2}$ thỏa mãn.

Vậy tổng các nghiệm của phương trình là $\frac{{3 + \sqrt {33} }}{2}$.

Câu 43: Tập nghiệm của phương trình $lo{g_2}x + lo{g_2}\left( {x – 3} \right) = 2$ là

A. $S = \left\{ 4 \right\}$

B. $S = \left\{ { – 1,4} \right\}$

C. $S = \left\{ { – 1} \right\}$

D. $S = \left\{ {4,5} \right\}$

Lời giải

Chọn A

Điều kiện: $x \geqslant 3$.

$PT \Leftrightarrow lo{g_2}\left[ {x\left( {x – 3} \right)} \right] = 2 \Leftrightarrow {x^2} – 3x – 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 4} \\
{x = – 1}
\end{array}} \right.$.

So sánh điều kiện ta được $x = 4$.

Vậy tập nghiệm của phương trình là $S = \left\{ 4 \right\}$.

Câu 44: Số nghiệm của phương trình $lo{g_3}x + lo{g_3}\left( {x – 6} \right) = lo{g_3}7$ là

A. 0

B. 2

C. 1

D. 3

Lời giải

Chọn C

Đk: $x > 6$

Ta có: $lo{g_3}x + lo{g_3}\left( {x – 6} \right) = lo{g_3}7$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left[ {x\left( {x – 6} \right)} \right] = lo{g_3}7$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 6x – 7 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = – 1\,\,(loại)} \\
{x = 7\,\,\,(nhận)}
\end{array}} \right.$

Câu 45: Tìm tập nghiệm $S$ của phương trình $lo{g_{\sqrt 2 }}\left( {x – 1} \right) + lo{g_{\frac{1}{2}}}\left( {x + 1} \right) = 1$.

A. $S = \left\{ 3 \right\}$

B. $S = \left\{ {2 – \sqrt 5 ;2 + \sqrt 5 } \right\}$

C. $S = \left\{ {2 + \sqrt 5 } \right\}$

D. $S = \left\{ {\frac{{3 + \sqrt {13} }}{2}} \right\}$

Lời giải

Chọn ${\mathbf{\underset{\raise0.3em\hbox{$\smash{\scriptscriptstyle-}$}}{C} }}$

Điều kiện $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x – 1 > 0} \\
{x + 1 > 0}
\end{array} \Leftrightarrow x > 1} \right.$

Phương trình $ \Leftrightarrow 2lo{g_2}\left( {x – 1} \right) – lo{g_2}\left( {x + 1} \right) = 1$

$ \Leftrightarrow 2lo{g_2}\left( {x – 1} \right) = lo{g_2}\left( {x + 1} \right) + lo{g_2}2$

$ \Leftrightarrow lo{g_2}{(x – 1)^2} = lo{g_2}\left[ {2\left( {x + 1} \right)} \right]$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 2x + 1 = 2x + 2$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 4x – 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 2 – \sqrt 5 \left( L \right)} \\
{x = 2 + \sqrt 5 }
\end{array}} \right.$.

Vậy tập nghiệm phương trình $S = \left\{ {2 + \sqrt 5 } \right\}$

Câu 46: Số nghiệm của phương trình $lo{g_3}\left( {{x^2} + 4x} \right) + lo{g_{\frac{1}{3}}}\left( {2x + 3} \right) = 0$ là

A. 2 .

B. 3 .

C. 0 .

D. 1 .

Lời giải

Viết lại phương trình ta được

$lo{g_3}\left( {{x^2} + 4x} \right) = lo{g_3}\left( {2x + 3} \right)$

$ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2x + 3 > 0} \\
{{x^2} + 4x = 2x + 3}
\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x > – \frac{3}{2}} \\
{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 1} \\
{x = – 3}
\end{array}} \right.}
\end{array} \Leftrightarrow x = 1} \right.} \right.$.

Câu 47: Tổng giá trị tất cả các nghiệm của phương trình $lo{g_3}x \cdot lo{g_9}x \cdot lo{g_{27}}x \cdot lo{g_{81}}x = \frac{2}{3}$ bằng

A. 0 .

B. $\frac{{80}}{9}$.

C. 9 .

D. $\frac{{82}}{9}$.

Lời giải

Chọn D

Điều kiện $x > 0$.

Phương trình đã cho tương đương với

$lo{g_3} \cdot \frac{1}{2} \cdot lo{g_3}x \cdot \frac{1}{3}lo{g_3}x \cdot \frac{1}{4}lo{g_3}x = \frac{2}{3} \Leftrightarrow {\left( {lo{g_3}x} \right)^4} = 16 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{lo{g_3}x = 2} \\
{lo{g_3}x = – 2}
\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 9} \\
{x = \frac{1}{9}}
\end{array}} \right.} \right.$

Câu 48: Nghiệm của phương trình $lo{g_2}x + lo{g_4}x = lo{g_{\frac{1}{2}}}\sqrt 3 $ là

A. $x = \frac{1}{{\sqrt[3]{3}}}$.

B. $x = \sqrt[3]{3}$.

C. $x = \frac{1}{3}$.

D. $x = \frac{1}{{\sqrt 3 }}$.

Lời giải

Điều kiện: $x > 0$

Ta có: $lo{g_2}x + lo{g_4}x = lo{g_{\frac{1}{2}}}\sqrt 3 \Leftrightarrow lo{g_2}x + \frac{1}{2}lo{g_2}x = – \frac{1}{2}lo{g_2}3$

$ \Leftrightarrow 2lo{g_2}x + lo{g_2}x + lo{g_2}3 = 0 \Leftrightarrow 3lo{g_2}x + lo{g_2}3 = 0$

$ \Leftrightarrow lo{g_2}{x^3} + lo{g_2}3 = 0 \Leftrightarrow lo{g_2}\left( {3{x^3}} \right) = 0$

$ \Leftrightarrow 3{x^3} = 1 \Leftrightarrow x = \frac{1}{{\sqrt[3]{3}}}$.

So với điều kiện, nghiệm phương trình là $x = \frac{1}{{\sqrt[3]{3}}}$.

Câu 49: Gọi $S$ là tập nghiệm của phương trình $lo{g_{\sqrt 2 }}\left( {x + 1} \right) = lo{g_2}\left( {{x^2} + 2} \right) – 1$. Số phần tử của tập $S$ là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 0

Lời giải

ĐК: $x > – 1$

$lo{g_{\sqrt 2 }}\left( {x + 1} \right) = lo{g_2}\left( {{x^2} + 2} \right) – 1$

$ \Rightarrow {(x + 1)^2} = \frac{{{x^2} + 2}}{2} \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 0\left( {TM} \right)} \\
{x = – 4\left( L \right)}
\end{array}} \right.$

Vậy tập nghiệm có một phần tử

Câu 50: Số nghiệm thục của phương trình $3lo{g_3}\left( {x – 1} \right) – lo{g_{\frac{1}{3}}}{(x – 5)^3} = 3$ là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 0

Lời giải

Chọn B

Điều kiện: $x > 5$

$3lo{g_3}\left( {x – 1} \right) – lo{g_{\frac{1}{3}}}{(x – 5)^3} = 3$

$ \Leftrightarrow 3lo{g_3}\left( {x – 1} \right) + 3lo{g_3}\left( {x – 5} \right) = 3$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {x – 1} \right) + lo{g_3}\left( {x – 5} \right) = 1$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left[ {\left( {x – 1} \right)\left( {x – 5} \right)} \right] = 1 \Leftrightarrow \left( {x – 1} \right)\left( {x – 5} \right) = 3$

$ \Leftrightarrow {x^2} – 6x + 2 = 0 \Leftrightarrow x = 3 \pm \sqrt 7 $

Đối chiếu điều kiện suy ra phương trình có 1 nghiệm $x = 3 + \sqrt 7 $

Câu 51: Tổng các nghiệm của phương trình $lo{g_{\sqrt 3 }}\left( {x – 2} \right) + lo{g_3}{(x – 4)^2} = 0$ là $S = a + b\sqrt 2 $ (với $a,b$ là các số nguyên). Giá trị của biểu thức $Q = a.b$ bằng

A. 0 .

B. 3 .

C. 9 .

D. 6 .

Lời giải

Chọn D

Điều kiện: $2 < x \ne 4$.

Với điều kiện trên, phương trình đã cho tương đương

$2lo{g_3}\left( {x – 2} \right) + 2lo{g_3}\left| {x – 4} \right| = 0$

$ \Leftrightarrow lo{g_3}\left( {x – 2} \right)\left| {x – 4} \right| = 0 \Leftrightarrow \left( {x – 2} \right)\left| {x – 4} \right| = 1$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\left( {x – 2} \right)\left( {x – 4} \right) = 1} \\
{\left( {x – 2} \right)\left( {x – 4} \right) = – 1}
\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{x^2} – 6x + 7 = 0} \\
{{x^2} – 6x + 9 = 0}
\end{array}} \right.} \right.$

$ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 3 \pm \sqrt 2 } \\
{x = 3}
\end{array}} \right.$

So lại điều kiện, ta nhận hai nghiệm ${x_1} = 3 + \sqrt 2 ;{x_2} = 3$

Ta được: $S = {x_1} + {x_2} = 6 + \sqrt 2 \Rightarrow a = 6;b = 1$.

Vậy $Q = a \cdot b = 6$.

Tài liệu đính kèm

  • 50-cau-trac-nghiem-phuong-trinh-logarit-muc-thong-hieu-hay.docx

    348.79 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm