[Tài liệu toán 11 file word] Các Dạng Toán Về Giới Hạn Của Dãy Số Giải Chi Tiết

Bài học: Các Dạng Toán Về Giới Hạn Của Dãy Số Giải Chi Tiết 1. Tổng quan về bài học

Bài học này tập trung vào việc phân tích và giải quyết các dạng toán liên quan đến giới hạn của dãy số. Mục tiêu chính là giúp học sinh nắm vững các phương pháp giải khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, để xác định giới hạn của một dãy số, nhận biết các dạng toán đặc biệt và vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học. Hiểu rõ giới hạn của dãy số là nền tảng quan trọng cho việc học các khái niệm toán học cao cấp hơn.

2. Kiến thức và kỹ năng

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:

Hiểu rõ khái niệm giới hạn của dãy số: Định nghĩa, tính chất, và ý nghĩa hình học của giới hạn. Nắm vững các phương pháp tính giới hạn: Bao gồm phương pháp đại số, phương pháp so sánh, phương pháp sử dụng công thức, phương pháp sử dụng định lý. Phân tích và nhận biết các dạng toán: Như dãy số có quy luật, dãy số chứa hàm số, dãy số hình học, dãy số đặc biệt (ví dụ dãy số Fibonacci). Vận dụng các phương pháp vào việc giải các bài toán cụ thể: Giải quyết các bài toán về giới hạn của dãy số, bao gồm cả các bài toán có lời văn. Phân biệt các dạng giới hạn: Giới hạn hữu hạn, giới hạn vô cùng, giới hạn vô cực. Ứng dụng kiến thức giới hạn vào các bài toán thực tế: (nếu có) Phát triển tư duy logic và khả năng phân tích: Nhận diện các vấn đề, phân tích đề bài, lựa chọn phương pháp giải phù hợp. 3. Phương pháp tiếp cận

Bài học được tổ chức theo trình tự logic, từ cơ bản đến nâng cao. Phương pháp sẽ được áp dụng bao gồm:

Giải thích lý thuyết: Giải thích rõ ràng các khái niệm và định lý liên quan đến giới hạn của dãy số.
Ví dụ minh họa: Các ví dụ được chọn lọc, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh hiểu rõ cách áp dụng các phương pháp giải.
Bài tập thực hành: Bài tập thực hành được thiết kế đa dạng, giúp học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng vào việc giải các bài toán cụ thể.
Thảo luận nhóm: Tạo không gian cho học sinh thảo luận, chia sẻ ý tưởng và học hỏi lẫn nhau.
Hỏi đáp trực tiếp: Giáo viên sẽ giải đáp thắc mắc của học sinh ngay trong quá trình học.
Sử dụng đồ thị và biểu đồ: Minh họa các khái niệm giới hạn bằng hình ảnh trực quan.

4. Ứng dụng thực tế

Giới hạn của dãy số có nhiều ứng dụng trong thực tế, ví dụ:

Mô hình hóa các quá trình: Mô hình hóa sự phát triển của dân số, sự lan truyền bệnh tật, sự tăng trưởng kinh tế.
Phân tích xu hướng: Phân tích xu hướng giá cả, xu hướng thị trường tài chính.
Kiểm tra độ chính xác: Kiểm tra độ chính xác của các phép đo lường.

5. Kết nối với chương trình học

Bài học này là một phần quan trọng trong chương trình Toán học, liên kết với các bài học trước về:

Hàm số: Kiến thức về hàm số là nền tảng để hiểu rõ hơn về giới hạn của dãy số. Phân tích toán học: Bài học này là bước đệm cho việc học các khái niệm phức tạp hơn trong phân tích toán học. 6. Hướng dẫn học tập

Để học tốt bài học này, học sinh cần:

Đọc kỹ lý thuyết: Hiểu rõ các định nghĩa, định lý và tính chất. Làm nhiều bài tập: Thực hành giải nhiều bài tập khác nhau để nắm vững các phương pháp. Phân tích đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của bài toán trước khi bắt đầu giải. Kiên trì và cẩn thận: Giải bài toán một cách kiên trì và cẩn thận, không nản lòng khi gặp khó khăn. Tìm hiểu thêm về các tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, tài liệu trực tuyến, các nguồn thông tin bổ sung. Hỏi giáo viên khi gặp khó khăn: Không ngại đặt câu hỏi khi không hiểu rõ một vấn đề nào đó. Keywords:

(40 keywords về Các Dạng Toán Về Giới Hạn Của Dãy Số Giải Chi Tiết)

1. Giới hạn dãy số
2. Dãy số
3. Phương pháp tính giới hạn
4. Giới hạn hữu hạn
5. Giới hạn vô cùng
6. Giới hạn vô cực
7. Dãy số hội tụ
8. Dãy số phân kỳ
9. Dãy số tăng
10. Dãy số giảm
11. Dãy số bị chặn
12. Dãy số có quy luật
13. Dãy số hình học
14. Dãy số đặc biệt
15. Dãy số Fibonacci
16. Phương pháp đại số
17. Phương pháp so sánh
18. Phương pháp sử dụng công thức
19. Phương pháp sử dụng định lý
20. Dãy số chứa hàm số
21. Giới hạn cấp số nhân
22. Giới hạn cấp số cộng
23. Dãy số lặp
24. Quy tắc L'Hôpital
25. Dãy số có hệ số
26. Dãy số với căn thức
27. Dãy số với mũ
28. Dãy số với logarit
29. Bài tập giới hạn dãy số
30. Giải chi tiết giới hạn dãy số
31. Bài tập vận dụng
32. Phương pháp giải bài toán giới hạn
33. Lý thuyết giới hạn dãy số
34. Ứng dụng giới hạn dãy số
35. Định nghĩa giới hạn
36. Tính chất giới hạn
37. Các dạng toán khó
38. Bài toán có lời văn
39. Phương pháp giải nhanh
40. Toán học đại học

Lưu ý: Danh sách keywords có thể được bổ sung hoặc điều chỉnh tùy theo nội dung cụ thể của bài học.

Các dạng toán về giới hạn của dãy số giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

Định nghĩa 1: Ta nói dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ có giới hạn là 0 khi $n$ dần tới dương vô cực, nếu $\left| {{u_n}} \right|$ có thể nhỏ hơn một số dương bé tuỳ ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi, kỉ hiệu $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = 0$ hay ${u_n} \to 0$ khi $n \to + \infty $.

Chú ý: Tữ định nghĩa dãy số có giới hạn 0 , ta có các kết quả sau:

– $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \frac{1}{{{n^k}}} = 0$ với $k$ là một số nguyên dương;

– $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {q^n} = 0$ nếu $|q| < 1$;

– Nếu $\left| {{u_n}} \right| \leqslant {v_n}$ với mọi $n \geqslant 1$ và $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {v_n} = 0$ thì $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = 0$.

Định nghĩa 2: Ta nói dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ có giới hạn là số thực a khi $n$ dần tới dương vô cực nếu $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {{u_n} – a} \right) = 0$, kí hiệu $\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {u_n} = a$ hay ${u_n} \to a$ khi $n \to + \infty $.

2. ĐỊNH LÝ VỀ GIỚI HẠN HỮU HẠN

a) Nếu $\lim {u_n} = a$ và $\lim {v_n} = b$ thì

$\mathop { \bullet \lim }\limits_{} \left( {{u_n} + {v_n}} \right) = a\, + b$ $\mathop { \bullet \lim }\limits_{} \left( {{u_n} – {v_n}} \right) = a\, – b$

$ \bullet \lim \left( {{u_n}.{v_n}} \right) = a.b$ $ \bullet \lim \left( {\frac{{{u_n}}}{{{v_n}}}} \right) = \frac{a}{b}$ (nếu $b \ne 0$).

b) Nếu $\left\{ \begin{gathered}
\lim {u_n} = a \hfill \\
{u_n} \geqslant 0,\,\forall n \hfill \\
\end{gathered} \right.$ thì $\left\{ \begin{gathered}
\lim \sqrt {{u_n}} = \sqrt a \hfill \\
a \geqslant 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

3. TỔNG CỦA CẤP SỐ NHÂN LÙI VÔ HẠN

Cấp số nhân vô hạn $\left( {{u_n}} \right)$ có công bội $q$, với $\left| q \right| < 1$ được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn.

Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn:

$\boxed{S = {u_1} + {u_2} + {u_3} + \ldots + {u_n} + \ldots = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}}\,\,\,\,\,\,\left( {\left| q \right| < 1} \right).}$

4. GIỚI HẠN VÔ CỰC CỦA DÃY SỐ

$ \bullet $ Ta nói dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ có giới hạn là $ + \infty $ khi$n \to + \infty $, nếu ${u_n}$ có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.

Kí hiệu: $\mathop {\lim }\limits_{} {\mkern 1mu} {u_n} = + \infty $ hay ${u_n} \to + \infty $ khi $n \to + \infty .$

$ \bullet $ Dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ có giới hạn là $ – \infty $ khi $n \to + \infty $, nếu $\mathop {\lim }\limits_{} {\mkern 1mu} \left( { – {u_n}} \right) = + \infty $.

Kí hiệu: $\mathop {\lim }\limits_{} {\mkern 1mu} {u_n} = – \infty $ hay ${u_n} \to – \infty $ khi $n \to + \infty .$

Nhận xét: $\lim {u_n} = + \infty \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{} {\mkern 1mu} \left( { – {u_n}} \right) = – \infty .$

Ta thừa nhận các kết quả sau

a) $\lim {n^k} = + \infty $ với $k$ nguyên dương;

b) $\lim {q^n} = + \infty {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} $nếu $q > 1$.

Liên quan đến giới hạn vô cực của dãy số, ta có một số quy tắc sau đây:

a) Nếu $\lim {u_n} = a\;$ và $lim{v_n} = \pm \infty $ thì$\lim \frac{{{u_n}}}{{{v_n}}} = 0$.

b) Nếu $\lim {u_n} = a\; > 0$, $lim{v_n} = 0$ và ${v_n} > 0,\forall n > 0$ thì $\lim \frac{{{u_n}}}{{{v_n}}} = + \infty .$

c) Nếu $\lim {u_n} = + \infty $ và $\lim {v_n} = a > 0$ thì $\lim {\mkern 1mu} {u_n}.{v_n} = + \infty .$
B. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1. Giới hạn hữu tỉ
1. Phương pháp
Để tính giới hạn của dãy số dạng phân thức, ta chia cà tử thức và mẫu thức cho luỹ thửa cao nhất của ${n^k}$, với $k$ là bậc cao nhất ở mẫu, rồi áp dụng các quy tắc tinh giới hạn.

Chú ý : Cho $P\left( n \right),\,\,Q\left( n \right)$ lần lượt là các đa thức bậc $m,\,\,k$ theo biến $n:$

$\begin{gathered}
P\left( x \right) = {a_m}{n^m} + {a_{m – 1}}{n^{m – 1}} + \cdots + {a_1}n + {a_0}\,\left( {{a_m}\not = 0} \right) \hfill \\
Q\left( n \right) = {b_k}{n^k} + {b_{k – 1}}{n^{k – 1}} + \cdots + {b_1}n + {b_0}\,\,\left( {{b_k}\not = 0} \right) \hfill \\
\end{gathered} $

Khi đó $\lim \frac{{P\left( n \right)}}{{Q\left( n \right)}} = \lim \frac{{{a_m}{n^m}}}{{{b_k}{n^k}}}$, viết tắt $\frac{{P\left( n \right)}}{{Q\left( n \right)}} \sim \frac{{{a_m}{n^m}}}{{{b_k}{n^k}}}$, ta có các trường hợp sau :

Nếu « bậc tử » $ < $ « bậc mẫu ($m < k$) thì $\lim \frac{{P\left( n \right)}}{{Q\left( n \right)}} = 0.$

Nếu « bậc tử » $ = $ « bậc mẫu ($m = k$) thì $\lim \frac{{P\left( n \right)}}{{Q\left( n \right)}} = \frac{{{a_m}}}{{{b_k}}}.$

Nếu « bậc tử » $ > $ « bậc mẫu ($m > k$) thì $\lim \frac{{P\left( n \right)}}{{Q\left( n \right)}} = \left\{ \begin{gathered}
+ \infty \,\,\,khi\,\,{a_m}{b_k} > 0 \hfill \\
– \infty \,\,\,khi\,\,{a_m}{b_k} < 0 \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Để ý rằng nếu $P\left( n \right),\,\,Q\left( n \right)$ có chứa « căn » thì ta vẫn tính được bậc của nó. Cụ thể $\sqrt[m]{{{n^k}}}$ tì có bậc là $\frac{k}{n}.$ Ví dụ $\sqrt n $ có bậc là $\frac{1}{2},\,\,\sqrt[3]{{{n^4}}}$ có bậc là $\frac{4}{3},…$

Trong các bài sau ta có thể dùng dấu hiệu trên để chỉ ra kết quả một cách nhanh chóng !
2. Các ví dụ
Ví dụ 1. Tính $\lim \frac{{3{n^3} – 5{n^2} + 1}}{{2{n^3} + 6{n^2} + 4n + 5}}$.

Lời giải

$\lim \frac{{3{n^3} – 5{n^2} + 1}}{{2{n^3} + 6{n^2} + 4n + 5}} = \lim \frac{{3 – \frac{5}{n} + \frac{1}{{{n^3}}}}}{{2 + \frac{6}{n} + \frac{4}{{{n^2}}} + \frac{5}{{{n^3}}}}} = \frac{3}{2}$

Ví dụ 2: Tính $\lim \frac{{n + 2{n^2}}}{{{n^3} + 3n – 1}}$

Lời giải

Ta có $\lim \frac{{n + 2{n^2}}}{{{n^3} + 3n – 1}} = \lim \frac{{\frac{1}{{{n^2}}} + \frac{2}{n}}}{{1 + \frac{3}{{{n^2}}} – \frac{1}{{{n^3}}}}} = \frac{0}{1} = 0.$

Giải nhanh : Dạng « bậc tử » $ < $ « bậc mẫu » nên kết quả bằng 0.

Ví dụ 3: Tính $\lim \frac{{{n^7} + {n^2}}}{{{n^3} + 3n – 1}}$

Lời giải

$\lim \frac{{{n^7} + {n^2}}}{{{n^3} + 3n – 1}} \approx \frac{{{n^7}}}{{{n^3}}} = {n^4} = + \infty $

Ví dụ 4: Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ với ${u_n} = \frac{{2n + b}}{{5n + 3}}$ trong đó $b$ là tham số thực. Để dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ có giới hạn hữu hạn, giá trị của $b$ bằng bào nhiêu

Lời giải

Ta có $\lim {u_n} = \lim \frac{{2n + b}}{{5n + 3}} = \lim \frac{{2 + \frac{b}{n}}}{{5 + \frac{3}{n}}} = \frac{2}{5}\,\,\left( {\forall b \in \mathbb{R}} \right)$

Giải nhanh : $\frac{{2n + b}}{{5n + 3}} \sim \frac{{2n}}{{5n}} = \frac{2}{5}$ với mọi $b \in \mathbb{R}.$

Ví dụ 5: Cho dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ với ${u_n} = \frac{{4{n^2} + n + 2}}{{a{n^2} + 5}}.$ Để dãy số đã cho có giới hạn bằng $2$, giá trị của $a$ bằng bao nhiêu

Lời giải

$2 = \lim {u_n} = \lim \frac{{4{n^2} + n + 2}}{{a{n^2} + 5}} = \lim \frac{{4 + \frac{1}{n} + \frac{2}{{{n^2}}}}}{{a + \frac{5}{{{n^2}}}}} = \frac{4}{a}\,\,\left( {a\not = 0} \right) \Leftrightarrow a = 2.$

Giải nhanh : $2 \sim \frac{{4{n^2} + n + 2}}{{a{n^2} + 5}} \sim \frac{{4{n^2}}}{{a{n^2}}} = \frac{4}{a} \Leftrightarrow a = 2.$

Ví dụ 6: Tính giới hạn $L = \lim \frac{{\left( {{n^2} + 2n} \right)\left( {2{n^3} + 1} \right)\left( {4n + 5} \right)}}{{\left( {{n^4} – 3n – 1} \right)\left( {3{n^2} – 7} \right)}}.$

Lời giải

$L = \lim \frac{{\left( {{n^2} + 2n} \right)\left( {2{n^3} + 1} \right)\left( {4n + 5} \right)}}{{\left( {{n^4} – 3n – 1} \right)\left( {3{n^2} – 7} \right)}} = \lim \frac{{\left( {1 + \frac{2}{n}} \right)\left( {2 + \frac{1}{{{n^3}}}} \right)\left( {4 + \frac{5}{n}} \right)}}{{\left( {1 – \frac{3}{{{n^3}}} – \frac{1}{{{n^4}}}} \right)\left( {3 – \frac{7}{{{n^2}}}} \right)}} = \frac{{1.2.4}}{{1.3}} = \frac{8}{3}.$

Giải nhanh: $\frac{{\left( {{n^2} + 2n} \right)\left( {2{n^3} + 1} \right)\left( {4n + 5} \right)}}{{\left( {{n^4} – 3n – 1} \right)\left( {3{n^2} – 7} \right)}} \sim \frac{{{n^2}.2{n^3}.4n}}{{{n^4}.3{n^2}}} = \frac{8}{3}.$
Dạng 2. Dãy số chứa căn thức
1. Phương pháp
Nếu biểu thức chứa căn thức cần nhân một lượng liên hiệp để đưa về dạng cơ bản.

• $A – B\,$ lượng liên hợp là $A + B$
• $\sqrt A – B$ lượng liên hợp là $\sqrt A + B$
• $\sqrt A – \sqrt B \,$ lượng liên hợp là $\sqrt A + \sqrt B \,$
• $\sqrt[3]{A} – B$ lượng liên hợp là $\left( {\sqrt[3]{{{A^2}}} + B\sqrt[3]{A} + {B^2}} \right)$
• $\sqrt[3]{A} + B\,\,$ lượng liên hợp là $\left( {\sqrt[3]{{{A^2}}} – B\sqrt[3]{A} + {B^2}} \right)$

2. Các ví dụ 
Ví dụ 1. Tính $\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 7} – \sqrt {{n^2} + 5} } \right)$

Lời giải

$\lim \left( {\sqrt {{n^2} + 7} – \sqrt {{n^2} + 5} } \right) = \lim \frac{{{n^2} + 7 – {n^2} – 5}}{{\sqrt {{n^2} + 7} + \sqrt {{n^2} + 5} }} = \lim \frac{2}{{\sqrt {{n^2} + 7} + \sqrt {{n^2} + 5} }} = 0$

Ví dụ 2. Tính $\lim \left( {\sqrt {{n^2} – n + 1} – n} \right)$

Lời giải

. $\sqrt {{n^2} – n + 1} – n \sim \sqrt {{n^2}} – n = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt {{n^2} – n + 1} – n} \right) = \lim \frac{{ – n + 1}}{{\sqrt {{n^2} – n + 1} + n}} = \lim \frac{{ – 1 + \frac{1}{n}}}{{\sqrt {1 – \frac{1}{n} + \frac{1}{{{n^2}}}} + 1}} = – \frac{1}{2}$

Giải nhanh : $\sqrt {{n^2} – n + 1} – n = \frac{{ – n + 1}}{{\sqrt {{n^2} – n + 1} + n}} \sim \frac{{ – n}}{{\sqrt {{n^2}} + n}} = – \frac{1}{2}.$

Ví dụ 3. Tính $\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^2} – {n^3}}} + n} \right)$

Lời giải

$\sqrt[3]{{{n^2} – {n^3}}} + n \sim \sqrt[3]{{ – {n^3}}} + n = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \left( {\sqrt[3]{{{n^2} – {n^3}}} + n} \right) = \lim \frac{{{n^2}}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^2} – {n^3}} \right)}^2}}} – n\sqrt[3]{{{n^2} – {n^3}}} + {n^2}}} = \lim \frac{1}{{\sqrt[3]{{{{\left( {\frac{1}{n} – 1} \right)}^2}}} – \sqrt[3]{{\frac{1}{n} – 1}} + 1}} = \frac{1}{3}.$

Giải nhanh : $\sqrt[3]{{{n^2} – {n^3}}} + n = \frac{{{n^2}}}{{\sqrt[3]{{{{\left( {{n^2} – {n^3}} \right)}^2}}} – n\sqrt[3]{{{n^2} – {n^3}}} + {n^2}}} \sim \frac{{{n^2}}}{{\sqrt[3]{{{n^6}}} – n\sqrt[3]{{ – {n^3}}} + {n^2}}} = \frac{1}{3}.$

Ví dụ 4. Tính $\lim \left[ {\sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt n } \right)} \right]$

Lời giải

$\sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt n } \right) \sim \sqrt n \left( {\sqrt n – \sqrt n } \right) = 0\xrightarrow[{}]{}$nhân lượng liên hợp :

$\lim \sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt n } \right) = \lim \frac{{\sqrt n }}{{\sqrt {n + 1} + \sqrt n }} = \lim \frac{1}{{\sqrt {1 + \frac{1}{n}} + 1}} = \frac{1}{2}$

Giải nhanh : $\sqrt n \left( {\sqrt {n + 1} – \sqrt n } \right) = \frac{{\sqrt n }}{{\sqrt {n + 1} + \sqrt n }} \sim \frac{{\sqrt n }}{{\sqrt n + \sqrt n }} = \frac{1}{2}.$

Dạng 3. Tính giới hạn của dãy số chứa hàm mũ
1. Phương pháp
Trong tính giới hạn $\lim \frac{{{u_n}}}{{{v_n}}}$ mà ${u_n};{v_n}$ là hàm số mũ thì chia cả tử và mẫu cho ${a^n}$ với a là cơ số lớn nhất. Sau đó sử dụng công thức: $\lim {q^n} = 0$ với $\left| q \right| < 1.$
2. Các ví dụ
Ví dụ 1: Tính $\lim \frac{{{3^n} – {{2.5}^{n + 1}}}}{{{2^{n + 1}} + {5^n}}}$

Lời giải

Giải nhanh : $\frac{{{3^n} – {{2.5}^{n + 1}}}}{{{2^{n + 1}} + {5^n}}}\sim\frac{{ – {{2.5}^{n + 1}}}}{{{5^n}}} = – 10$

Cụ thể : $\lim \frac{{{3^n} – {{2.5}^{n + 1}}}}{{{2^{n + 1}} + {5^n}}} = \lim \frac{{{{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^n} – 10}}{{2.{{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^n} + 1}} = – 10.$

Ví dụ 2: Tính $\lim \frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}}$

Lời giải

Giải nhanh : $\frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}}\sim\frac{{{3^n}}}{{{4^n}}} = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^n}\xrightarrow[{}]{{}}0.$

Cụ thể : $\lim \frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}} = \lim \frac{{{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^n} – 8.{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n} – 3.{{\left( {\frac{1}{4}} \right)}^n}}}{{3.{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n} + 1}} = \frac{0}{1} = 0.$

Ví dụ 3: Tính $\lim \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}{2^{5n + 1}}}}{{{3^{5n + 2}}}}$

Lời giải

Cách 1: Giải bằng tự luận

Ta có: $\lim \frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}{2^{5n + 1}}}}{{{3^{5n + 2}}}} = \lim {\left( { – 1} \right)^n}.\frac{2}{9}{\left( {\frac{2}{3}} \right)^n} = 0.$

Cách 2: Mẹo giải nhanh

$\frac{{{{\left( { – 1} \right)}^n}{2^{5n + 1}}}}{{{3^{5n + 2}}}} \sim {\left( { – 1} \right)^n}.{\left( {\frac{2}{3}} \right)^{5n}} = 0.$

Ví dụ 4: Tính $\lim \frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}}.$

Lời giải

Cách 1: Giải bằng tự luận

Ta có: $\frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}} = \frac{{{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^n} – 4.2{{\left( {\frac{2}{4}} \right)}^n} – \frac{3}{{{n^4}}}}}{{3.{{\left( {\frac{2}{4}} \right)}^n} + 1}}$ (chia tử và mẫu cho ${n^4}$).

Suy ra $\lim \frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}} = \frac{0}{1} = 0.$

Cách 2: Mẹo giải nhanh

$\frac{{{3^n} – {{4.2}^{n + 1}} – 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}} \sim \frac{{{3^n}}}{{{4^n}}} = {\left( {\frac{3}{4}} \right)^n} = 0.$

Ví dụ 5: Có bao nhiêu giá trị nguyên của $a$ thuộc $\left( {0;20} \right)$ sao cho $\lim \sqrt {3 + \frac{{a{n^2} – 1}}{{3 + {n^2}}} – \frac{1}{{{2^n}}}} $ là một số nguyên.

Lời giải

Ta có $\left\{ \begin{gathered}
\lim \frac{{a{n^2} – 1}}{{3 + {n^2}}} = \lim \frac{{a – \frac{1}{{{n^2}}}}}{{\frac{3}{{{n^2}}} + 1}} = a \hfill \\
\lim \frac{1}{{{2^n}}} = \lim {\left( {\frac{1}{2}} \right)^n} = 0 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Rightarrow \lim \sqrt {3 + \frac{{a{n^2} – 1}}{{3 + {n^2}}} – \frac{1}{{{2^n}}}} = \sqrt {3 + a} .$

Ta có $\left\{ \begin{gathered}
a \in \left( {0;20} \right),\,\,a \in \mathbb{Z} \hfill \\
\sqrt {a + 3} \in \mathbb{Z} \hfill \\
\end{gathered} \right.\xrightarrow[{}]{}a \in \left\{ {1;6;13} \right\}.$

Dạng 4. Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn
1. Phương pháp
Cấp số nhân lùi vô hạn là cấp số nhân vô hạn và có công bội là $\left| q \right| < 1.$

• Tổng các số hạng của một cấp số nhân lùi vô hạn (un)

$S = {u_1} + {u_2} + … + {u_n} + … = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}}$

• Mọi số thập phân đều được biểu diễn dưới dạng luỹ thừa của 10

$X = N,{a_1}{a_2}{a_3}…{a_n}… = N + \frac{{{a_1}}}{{10}} + \frac{{{a_2}}}{{{{10}^2}}} + \frac{{{a_3}}}{{{{10}^3}}} + … + \frac{{{a^n}}}{{{{10}^n}}} + …$
2. Các ví dụ
Ví dụ 1: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn $1,\,\, – \frac{1}{2},\,\,\frac{1}{4},\,\, – \frac{1}{8},…,{\left( { – \frac{1}{2}} \right)^{n – 1}},…$

Lời giải

Theo đề cho ta có: ${u_1} = 1,\,\,q = – \frac{1}{2}.$

$S = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}} = \frac{1}{{1 + \frac{1}{2}}} = \frac{2}{3}.$

Ví dụ 2: Cho số thập phân vô hạn tuần hoàn $a = 0,212121…$ (chu kỳ là 21). Tìm a dưới dạng phân số.

Lời giải

Cách 1: Giải bằng tự luận

Ta có: $a = 0,212121…$

$\begin{gathered}
= 0,21 + 0,0021 + 0,000021 + … \hfill \\
= 21\left( {\frac{1}{{{{10}^2}}} + \frac{1}{{{{10}^4}}} + \frac{1}{{{{10}^6}}} + …} \right) \hfill \\
\end{gathered} $

Tổng $S = \frac{1}{{{{10}^2}}} + \frac{1}{{{{10}^4}}} + \frac{1}{{{{10}^6}}} + …$ là tổng cấp số nhân lùi vô hạn có ${u_1} = \frac{1}{{{{10}^2}}},\,\,q = \frac{1}{{{{10}^2}}}.$

$S = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}} = \frac{{\frac{1}{{{{10}^2}}}}}{{1 – \frac{1}{{{{10}^2}}}}} = \frac{1}{{99}}.$ Do đó $A = 21.\frac{1}{{99}} = \frac{7}{{33}}.$

Cách 3: Giải nhanh bằng máy tính

Nhập vào màn hình $0,\left( {21} \right)$ và ấn phím $\boxed = $ ta được kết quả $\frac{7}{{33}}.$

Ví dụ 3: Tổng ${S_n} = 1 + 0,9 + {\left( {0,9} \right)^2} + {\left( {0,9} \right)^3} + … + {\left( {0,9} \right)^{n – 1}} + …$ có kết quả bằng bao nhiêu?

Lời giải

$S = 1 + 0,9 + {\left( {0,9} \right)^2} + {\left( {0,9} \right)^3} + … + {\left( {0,9} \right)^{n – 1}} + …$

Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạng có ${u_1} = 1,\,\,q = 0,9.$

$S = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}} = \frac{1}{{1 – 0,9}} = 10.$

Ví dụ 4: Cho $S = 1 + q + {q^2} + {q^3} + …,\,\,\left| q \right| < 1$

$\begin{gathered}
T = 1 + Q + {Q^2} + {Q^3} + …,\,\,\left| Q \right| < 1 \hfill \\
E = 1 + qQ + {q^2}{Q^2} + {q^3}{Q^3} + … \hfill \\
\end{gathered} $

Biểu thị biểu thức $E$theo $S,T$

Lời giải

• $S = 1 + q + {q^2} + {q^3} + …,\,\,\left| q \right| < 1$ là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn, có ${u_1} = 1,\,\,q = q.$

Khi đó: $S = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}} = \frac{1}{{1 – q}} \Rightarrow q = \frac{{S – 1}}{S}.$ (1)

• Tương tự: $T = \frac{1}{{1 – Q}} \Rightarrow Q = \frac{{T – 1}}{T}.$ (2)

• $E = 1 + q.Q + {q^2}.{Q^2} + {q^3}.{Q^3} + …$ là tổng của cấp số nhân lùi vô hạng công bội $qQ$ (vì $\left| {qQ} \right| < 1$, và ${u_1} = 1$).

$E = \frac{{{u_1}}}{{1 – qQ}}$ (3)

Thay (1), (2) vào (3): $E = \frac{{{u_1}}}{{1 – \frac{{T – 1}}{T}.\frac{{S – 1}}{S}}} \Rightarrow E = \frac{{ST}}{{S + T – 1}}.$

Ví dụ 5: Tìm số hạng ${U_1}$ của cấp số nhân lùi vô hạn, biết $S = 4;\,\,q = \frac{1}{2}.$

Lời giải

Ta có: $S = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}}\,\,\left( {\left| q \right| < 1} \right) \Rightarrow 4 – \frac{{{u_1}}}{{1 – \frac{1}{2}}} \Rightarrow {u_1} = 2.$

Ví dụ 6: Tìm công bội của cấp số nhân lùi vô hạn, biết $S = – 6;\,\,{U_1} = – 3.$

Lời giải

Ta có: $S = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}}\,\,\left( {\left| q \right| < 1} \right) \Rightarrow – 6 = \frac{{ – 3}}{{1 – q}} \Rightarrow q = \frac{1}{2}.$

Dạng 5: Phương pháp sai phân và quy nạp tính giới hạn

1. Phương pháp

1) Dạng tồng các phân số.

Ví Dụ: $A = \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + \ldots + \frac{1}{{n(n + 1)}},n \geqslant 2,n \in N$

Ta phân tích : $\frac{1}{{k(k + 1)}} = \frac{1}{k} – \frac{1}{{k + 1}}$.(1)

Để tính $A$ ta thay $k$ từ $2,3,,n$ vào biểu thức (1) ta tính dễ dàng

2) Dạng tích các phân số:

Ví dụ: $B = \frac{{{2^2} – 1}}{{{2^2}}} \cdot \frac{{{3^2} – 1}}{{{3^2}}} \ldots ,n \geqslant 2,n \in N$

Ta phân tích: $\frac{{{k^2} – 1}}{{{k^2}}} = \frac{{k – 1}}{k}:\frac{k}{{k + 1}}.(2)$

Để tính $B$ ta thay $k$ từ $2,3,,n$ vào biểu thức $(2)$ ta tính dễ dàng

3) Dạng đa thức:

a) Mỗi đơn thức ở dạng tích:

Ví dụ: $C = 1.2.3 + 2.3.4 + \ldots 99.100.101$

Ta tách:

$4k(k + 1)(k + 2):4 = k(k + 1)(k + 2)[(k + 3) – (k – 1)]\quad ,k \geqslant 1,k \in N$ $ = ( – (k – 1)k(k + 1)(k + 2) + k(k + 1)(k + 2)(k + 3)):4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (3)$

Để tính $C$ ta thay $k$ từ : 1,2,3,…, 99 vào biểu thức (3) ta tính được dễ dàng

Ví dụ: $D = 3.5.7 + 5.7.9 + \ldots + (2n + 1)(2n + 3)(2n + 5),n \geqslant 1,n \in N$

Ta tách: $(2k + 1)(2k + 3)(2k + 5) = (2k + 1)(2k + 3)(2k + 5)[(2k + 7) – (2k + 1)]:8$

$ = ((2k + 1)(2k + 3)(2k + 5)(2k + 7) – (2k – 1)(2k + 1)(2k + 3)$$(2k + 5)):8{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (4)$

Đề tính $D$ ta thay $k$ từ : $1,2,3,,n$ vào biều thức (4) ta tính dễ dàng

4 ) Đơn thức dạng lũy thừa

Ví Dụ: Tính $E = {1^3} + {2^3} + \ldots + {n^3},\quad n \in N.n \geqslant 1$

Ta dùng hẳng đẳng thức : ${(x + 1)^3} = {x^3} + 3{x^2} + 3x + 1$.

$x = 1\quad {2^3} = {1^3} \ldots + {3.1^2} + 3.1 + 1$

$x = 2\quad {3^3} = {2^3} \cdot + 3 \cdot {2^2} + 3 \cdot 2 + 1$

$x = n\quad {(n + 1)^3} = {n^3} \ldots + 3 \cdot {n^2} + 3 \cdot n + 1$

Cộng vế theo vế

${(n + 1)^3} – {1^3} = 3\left( {{1^2} + {2^2} + \ldots + {n^2}} \right) + 3(1 + 2 + 3 + \ldots \ldots n) + n$

${n^3} + 3{n^2} + 3n = 3E + \frac{{3n(n + 1)}}{2} + n$

$3E = {n^3} + 3{n^2} + 3n – \left( {\frac{{3 \cdot n(n + 1)}}{2} + n} \right)$$ = \frac{{2{n^3} + 3{n^2} + n}}{2}$

$ \Rightarrow $$E = \frac{{n(n + 1)(2n + 1)}}{6}$

Ngoài ra ta có thể dự đoán được số hạng tổng quát, có thể kết hợp quy nạp để khẳng đinh.

Có thể ùng vòng lặp MTCT để giải quyết các bài toán này.

2. Các ví dụ

Ví dụ 1: Cho ${u_n} = \frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}}$. Tính $\lim {u_n}$

Lời giải

Ta luôn có: $\frac{1}{{k\left( {k + 1} \right)}} = \frac{1}{k} – \frac{1}{{k + 1}}$ áp dụng vào ${u_n}:$

• ${u_n} = \frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + \frac{1}{{3.4}} + … + \frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}}$

$ = \left( {\frac{1}{1} – \frac{1}{2}} \right) + \left( {\frac{1}{2} – \frac{1}{3}} \right) + \left( {\frac{1}{3} – \frac{1}{4}} \right) + … + \left( {\frac{1}{n} – \frac{1}{{n + 1}}} \right) = 1 – \frac{1}{{n + 1}}$

Do đó: $\lim {u_n} = \lim \left( {1 – \frac{1}{{n + 1}}} \right) = 1.$

Ví dụ 2: Cho ${u_n} = \frac{1}{{3.5}} + \frac{1}{{5.7}} + \frac{1}{{7.9}} + … + \frac{1}{{\left( {2n – 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}.$ Tính $\lim {u_n}$

Lời giải

Ta luôn có: $\frac{1}{{\left( {2k – 1} \right)\left( {2k + 1} \right)}} = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{2k – 1}} – \frac{1}{{2k + 1}}} \right).$

${u_n} = \frac{1}{{3.5}} + \frac{1}{{5.7}} + \frac{1}{{7.9}} + … + \frac{1}{{\left( {2n – 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}$
$ = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{3} – \frac{1}{5}} \right) + \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{5} – \frac{1}{7}} \right) + \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{7} – \frac{1}{9}} \right) + … + \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{{2n – 1}} – \frac{1}{{2n + 1}}} \right)$
$ = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{3} – \frac{1}{{2n + 1}}} \right).$

Do đó $\lim {u_n} = \lim \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{3} – \frac{1}{{2n + 1}}} \right) = \frac{1}{6}.$

Ví dụ 3: $\lim \frac{{1 + 2 + 3 + … + n}}{{2{n^2}}}$ bằng bao nhiêu?

Lời giải

Vì $1 + 2 + 3 + … + n = \frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2}$ nên: $\lim \frac{{1 + 2 + 3 + … + n}}{{2{n^2}}} = \lim \frac{{n\left( {n + 1} \right)}}{{4{n^2}}} = \frac{1}{4}.$

Ví dụ 4: Tính giới hạn: $\lim \left[ {\left( {1 – \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 – \frac{1}{{{3^2}}}} \right)…\left( {1 – \frac{1}{{{n^2}}}} \right)} \right].$

Lời giải

Ta có: $\left( {1 – \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 – \frac{1}{{{3^2}}}} \right)…\left( {1 – \frac{1}{{{n^2}}}} \right) = \frac{{{2^2} – 1}}{{{2^2}}}.\frac{{{3^2} – 1}}{{{3^2}}}…\frac{{{n^2} – 1}}{{{n^2}}}$

$ = \frac{{\left( {2 + 1} \right).\left( {2 – 1} \right).\left( {3 + 1} \right).\left( {3 – 1} \right)…\left( {n + 1} \right)\left( {n – 1} \right)}}{{{2^2}{{.3}^2}…{n^2}}} = \frac{{n + 1}}{{2n}}.$

Vậy $\lim \left[ {\left( {1 – \frac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 – \frac{1}{{{3^2}}}} \right)…\left( {1 – \frac{1}{{{n^2}}}} \right)} \right] = \frac{1}{2}.$

Ví dụ 5: Tìm giới hạn của dãy: $\left\{ \begin{gathered}
{U_1} = 2 \hfill \\
{U_{n + 1}} = \frac{{{U_n} + 1}}{2};\,\,n \in {\mathbb{N}^*} \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Lời giải

Cách 1: Giải bằng tự luận

Ta chứng minh dãy $\left( {{U_n}} \right)$ là bị chặn: $1 < {U_n} \leqslant 2.$

Dãy $\left( {{U_n}} \right)$ là dãy giảm.

Thật vậy ta xét ${U_{k + 1}} < {U_k} \Leftrightarrow \frac{{{U_n} + 1}}{2} < {U_k}$$ \Leftrightarrow 2{U_k} > {U_k} + 1 \Leftrightarrow {U_k} > 1$ (đúng).

Vậy dãy $\left( {{U_n}} \right)$ có giới hạn. Đặt $\lim {U_n} = a$.

Ta có: $\lim \left( {{U_{n + 1}}} \right) = \lim \left( {\frac{{{U_n} + 1}}{2}} \right)$ hay $a = \frac{{a + 1}}{2} \Leftrightarrow a = 1.$

Cách 2: Giải nhanh bằng máy tính

Khai báo: $1 \to X${biến đếm}; $2 \to A$ {giá trị ${u_1}$ }

Ghi vào màn hình: $X = X + 1:A = \frac{{A + 1}}{2}$

Ấn $\boxed{CALC}$ và lặp lại phím $\boxed = $, quan sát ta thấy dãy giảm và bị chặn dưới bởi 1. Vậy $\lim {U_n} = 1.$

Ví dụ 6: Tìm giới hạn của dãy: $\left\{ \begin{gathered}
{U_1} = \sqrt 2 \hfill \\
{U_{n + 1}} = \sqrt {2 + {U_n}} ;\,\,n \in {\mathbb{N}^*} \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Lời giải

Cách 1: Giải bằng tự luận

Ta sẽ chứng minh dãy bị chặn: $\sqrt 2 \leqslant {U_n} < 2$ (bằng phương pháp quy nạp).

• ${U_1} = \sqrt 3 $ (đúng).

• Giả sử ${U_k} \geqslant \sqrt 2 ,\,\,\forall k \geqslant 1.$

Ta có: ${U_{k + 1}} = \sqrt {2 + {U_k}} \geqslant \sqrt {2 + \sqrt 2 } > \sqrt 2 \,\,\left( {\forall k \geqslant 1} \right).$

Vậy ${U_k} \geqslant \sqrt 2 \,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}.$

Tương tự: ${U_n} < 2\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}.$ Ta chứng minh dãy $\left( {{U_n}} \right)$ là dãy tăng (bằng phương pháp quy nạp).

+ ${U_1} = \sqrt 2 ;\,\,{U_2} = \sqrt {2 + \sqrt 2 } \Rightarrow {U_1} < {U_2}.$

+ Giả sử ${U_{k – 1}} < {U_k}\,\,\forall k \geqslant 2$. Ta xét ${U_k} < {U_{k + 1}};\,\,\forall k \in {\mathbb{N}^*}$

$ \Leftrightarrow {U_k} < \sqrt {2 + {U_m}} \Leftrightarrow U_k^2 < 2 + {U_k} \Leftrightarrow U_k^2 – {U_k} – 2 < 0$

$ \Leftrightarrow – 1 < {U_k} < 2$ (luôn đúng vì $\sqrt 2 < {U_k} < 2,\,\,\forall k \in {\mathbb{N}^*}$)

Vậy dãy $\left( {{U_n}} \right)$ tăng; bị chặn trên nên có giới hạn, gọi $a = \lim {U_n} = \lim {U_{n + 1}}$.

Ta có: $\lim {U_n} = \sqrt {2 + Lim{U_n}} \Leftrightarrow a = \sqrt {2 + a} \Leftrightarrow {a^2} = 2 + a$

$ \Leftrightarrow {a^2} – a – 2 = 0$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
a = 2 \,(nhận)\, \hfill \\
a = – 1 \,(loại)\, \hfill \\
\end{gathered} \right.$

Cách 2: Giải nhanh bằng máy tính

Khai báo: $1 \to X${biến đếm}; $\sqrt 2 \to A$ {giá trị ${u_1}$ }

Ghi vào màn hình: $X = X + 1:A = \sqrt {2 + A} $

Ấn $\boxed{CALC}$ và lặp lại phím $\boxed = $, quan sát ta thấy dãy tăng và bị chặn dưới bởi 2. Vậy $\lim {U_n} = 2.$

Ví dụ 7: Tìm giới hạn của dãy: $\left\{ \begin{gathered}
{U_1} = 3 \hfill \\
{U_{n + 1}} = \frac{1}{2}\left( {{U_n} + \frac{3}{{{U_n}}}} \right);\,\,n \in {\mathbb{N}^*} \hfill \\
\end{gathered} \right..$

Lời giải

Ta có: ${U_n} > 0,\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}$.

Theo bất đẳng thức Cô-si, ta có: ${U_{n + 1}} = \frac{1}{2}\left( {{U_n} + \frac{3}{{{U_n}}}} \right) \geqslant \sqrt 3 ,\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}.$

Vậy $\left( {{U_n}} \right)$ là dãy bị chặn dưới.

Vì ${U_n} \geqslant \sqrt 3 \Rightarrow U_n^2 \geqslant 3 \Rightarrow {U_{n + 1}} = \frac{1}{2}\left( {{U_n} + \frac{3}{{{U_n}}}} \right) \leqslant \frac{1}{2}\left( {{U_n} + \frac{{U_n^2}}{{{U_n}}}} \right)$

$ = \frac{1}{2}\left( {{U_n} + {U_n}} \right) = {U_n},\,\,\forall n \in {\mathbb{N}^*}.$

Dãy đã cho là giảm.
Vậy dãy có giới hạn. Đặt $\lim {U_{n + 1}} = \lim {U_n} = a.$

Ta có: $\lim {U_n} = \lim \left[ {\frac{1}{2}\left( {{U_n} + \frac{3}{{{U_n}}}} \right)} \right]$

$ \Rightarrow a = \frac{1}{2}\left( {a + \frac{3}{a}} \right) \Rightarrow {a^2} = 3 \Rightarrow a = \sqrt 3 .$

Tài liệu đính kèm

  • Cac-dang-toan-gioi-han-cua-day-so.docx

    311.36 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm