[Tài liệu toán 12 file word] 20 Câu Trắc Nghiệm Tiệm Cận Dạng Đúng Sai Giải Chi Tiết


# Giới thiệu bài học: Tiệm cận - Khám phá giới hạn của đồ thị hàm số

1. Tổng quan về bài học:

Bài học này tập trung vào khái niệm *tiệm cận* trong giải tích, một công cụ mạnh mẽ để phân tích hành vi của đồ thị hàm số khi biến số tiến đến vô cùng hoặc tiến đến một giá trị xác định. Mục tiêu chính của bài học là giúp học sinh hiểu rõ định nghĩa tiệm cận, phân loại các loại tiệm cận (tiệm cận ngang, tiệm cận đứng, tiệm cận xiên), và quan trọng nhất là nắm vững phương pháp tìm tiệm cận của các hàm số thường gặp. Bài học được thiết kế để cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm một cách nhanh chóng và chính xác.

2. Kiến thức và kỹ năng:

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ đạt được:

* Kiến thức:
* Hiểu rõ định nghĩa tiệm cận ngang, tiệm cận đứng, và tiệm cận xiên.
* Nắm vững các điều kiện tồn tại của từng loại tiệm cận.
* Nhận biết được tiệm cận của một hàm số thông qua đồ thị.
* Biết cách xác định tiệm cận của các hàm số phân thức, hàm lượng giác, hàm mũ, và hàm logarit.
* Kỹ năng:
* Tính toán giới hạn để xác định tiệm cận.
* Phân tích và biện luận để tìm tiệm cận trong các bài toán phức tạp.
* Vận dụng kiến thức về tiệm cận để giải các bài toán liên quan đến khảo sát hàm số và vẽ đồ thị.
* Giải nhanh các bài tập trắc nghiệm về tiệm cận.

3. Phương pháp tiếp cận:

Bài học được tổ chức theo cấu trúc logic và khoa học, kết hợp lý thuyết và bài tập thực hành:

* Phần 1: Lý thuyết cơ bản: Trình bày chi tiết định nghĩa tiệm cận ngang, tiệm cận đứng, và tiệm cận xiên, kèm theo các ví dụ minh họa dễ hiểu. Các công thức và quy tắc quan trọng được nhấn mạnh để học sinh dễ dàng ghi nhớ.
* Phần 2: Phương pháp tìm tiệm cận: Hướng dẫn từng bước cách tìm tiệm cận của các loại hàm số khác nhau, từ hàm phân thức đơn giản đến hàm phức tạp hơn. Các ví dụ cụ thể được đưa ra để minh họa cho từng bước giải.
* Phần 3: Bài tập trắc nghiệm: Cung cấp một loạt các bài tập trắc nghiệm đa dạng, từ dễ đến khó, để học sinh luyện tập và củng cố kiến thức. Các bài tập được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần, giúp học sinh làm quen với các dạng bài khác nhau và nâng cao kỹ năng giải toán.
* Phần 4: Giải chi tiết: Cung cấp lời giải chi tiết cho tất cả các bài tập trắc nghiệm, giúp học sinh hiểu rõ cách giải và rút kinh nghiệm từ những sai sót. Các lời giải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, và đi kèm với các giải thích cặn kẽ.
* Phần 5: Bài tập vận dụng: Đưa ra một số bài tập vận dụng mang tính sáng tạo, giúp học sinh phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.

4. Ứng dụng thực tế:

Kiến thức về tiệm cận có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực:

* Vật lý: Tiệm cận được sử dụng để mô tả các hiện tượng vật lý khi một đại lượng tiến đến vô cùng hoặc tiến đến một giá trị giới hạn. Ví dụ, trong cơ học, tiệm cận có thể được sử dụng để mô tả vận tốc của một vật khi nó tiến gần đến tốc độ ánh sáng.
* Kinh tế: Tiệm cận được sử dụng để phân tích các mô hình kinh tế, chẳng hạn như mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình này, tiệm cận có thể được sử dụng để mô tả mức sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế.
* Kỹ thuật: Tiệm cận được sử dụng để thiết kế các hệ thống kỹ thuật, chẳng hạn như hệ thống điều khiển. Trong hệ thống điều khiển, tiệm cận có thể được sử dụng để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định và đạt được hiệu suất mong muốn.
* Toán học: Tiệm cận là một công cụ quan trọng trong giải tích và hình học, được sử dụng để nghiên cứu các tính chất của hàm số và đồ thị.

5. Kết nối với chương trình học:

Bài học về tiệm cận có mối liên hệ mật thiết với các bài học khác trong chương trình toán học, đặc biệt là:

* Giới hạn: Khái niệm tiệm cận được xây dựng dựa trên khái niệm giới hạn. Việc nắm vững kiến thức về giới hạn là điều kiện tiên quyết để hiểu rõ về tiệm cận.
* Đạo hàm: Đạo hàm được sử dụng để khảo sát sự biến thiên của hàm số, từ đó xác định được tiệm cận của đồ thị hàm số.
* Khảo sát hàm số: Tiệm cận là một trong những yếu tố quan trọng cần xét đến khi khảo sát hàm số và vẽ đồ thị.
* Tích phân: Trong một số trường hợp, tích phân được sử dụng để tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số và các đường tiệm cận.

6. Hướng dẫn học tập:

Để học tập hiệu quả bài học này, học sinh nên:

* Đọc kỹ lý thuyết: Nắm vững định nghĩa, công thức, và quy tắc liên quan đến tiệm cận.
* Xem kỹ ví dụ: Nghiên cứu các ví dụ minh họa để hiểu rõ cách áp dụng lý thuyết vào giải bài tập.
* Làm bài tập trắc nghiệm: Luyện tập giải các bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
* Xem lời giải chi tiết: Phân tích lời giải chi tiết để hiểu rõ cách giải và rút kinh nghiệm từ những sai sót.
* Đặt câu hỏi: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi cho giáo viên hoặc bạn bè để được giải đáp.
* Tự làm bài tập: Tự làm lại các bài tập đã giải để đảm bảo nắm vững kiến thức.
* Tìm kiếm thêm tài liệu: Tham khảo thêm các tài liệu khác về tiệm cận để mở rộng kiến thức.
* Ứng dụng kiến thức: Tìm kiếm các ứng dụng thực tế của tiệm cận để thấy được tầm quan trọng của kiến thức này.

Keywords:

tiệm cận, tiệm cận ngang, tiệm cận đứng, tiệm cận xiên, giới hạn, hàm số, đồ thị hàm số, khảo sát hàm số, đạo hàm, bài tập trắc nghiệm, giải chi tiết, phương pháp tìm tiệm cận, ứng dụng tiệm cận, kiến thức toán học, tài liệu học tập, toán học phổ thông, toán học trung học, ôn thi đại học, luyện thi THPT quốc gia, hàm phân thức, hàm lượng giác, hàm mũ, hàm logarit, giới hạn vô cực, giới hạn một bên, điều kiện tồn tại tiệm cận, bài toán biện luận, kỹ năng giải toán, tư duy logic, kiến thức nền tảng, bài tập vận dụng, học tập hiệu quả, tài liệu tham khảo, ôn tập kiến thức, luyện thi trắc nghiệm, toán 12, giải tích, hình học, đường tiệm cận, giới hạn hàm số, khảo sát đồ thị, tìm tiệm cận ngang, tìm tiệm cận đứng, tìm tiệm cận xiên.

20 câu trắc nghiệm tiệm cận dạng đúng sai giải chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Câu 1. Cho hàm số $y = \frac{5}{{x – 1}}$, khi đó:

a. Đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.

b. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là đường thẳng $x = 1$.

c. Giao điểm của hai tiệm cận đồ thị nằm trên trục hoành.

d. Giao điểm của hai tiệm cận đồ thị là đỉnh parabol $y = {x^2} – 2x + 1$

Lời giải

a. S b. Đ c. Đ d. Đ

Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng, tiệm cận ngang lần lượt là 2 đường thẳng $x = 1,y = 0$, nên a sai, b đúng.

Giao điểm hai đường tiệm cận là điểm $I\left( {1;0} \right) \in ox$ và cũng là là đỉnh parabol $y = {x^2} – 2x + 1$ nên c và d đúng.

Câu 2. Cho hàm số $y = \frac{{1 – 4x}}{{2x – 1}}$, khi đó:

a. Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng $y = 2$.

b. Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $y = \frac{1}{2}$.

c. Đường tiệm cận ngang cắt đồ thị hàm số $y = {x^3} – 3x – 2$ tại 3 điểm.

d. Hình chữ nhật giới hạn bởi 2 tiệm cận của đồ thị và hai trục tọa độ có diện tích bằng 1 .

Lời giải

a. S b. S c. Đ d. S

Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng, tiệm cận ngang lần lượt là 2 đường thẳng $x = \frac{{ – 1}}{2},y = – 2$, nên a sai, b sai.

Giải phương trình ${x^3} – 3x – 2 = – 2$, tìm được 3 nghiệm nên c đúng.

d sai vì hình chữ nhật giới hạn bởi 2 tiệm cận của đồ thị và hai trục tọa độ có diện tích $S = \frac{1}{2}2 \cdot \frac{1}{2} = \frac{1}{2}$.

Câu 3. Cho hàm số $y = \frac{{{x^2} – x + 1}}{{x – 1}}$, khi đó:

a. Đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.

b. Đường tiệm cận xiên của đồ thị tạo với hai trục tọa độ một tam giác có diện tích bằng 1 .

c. Giao điểm hai tiệm cận của đồ thị nằm trên parabol $y = {x^2}$.

d. Đường tiệm cận xiên của đồ thị vuông góc với đường thẳng $x + y – \pi = 0$.

Lời giải

a. Đ b. S c. Đ d. Đ

Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng, tiệm cận xiên lần lượt là 2 đường thẳng $x = 1,y = x$, nên a đúng, b sai do tiệm cận xiên qua gốc tọa độ $O$.

c đúng vì giao điểm hai haỉ tiệm cận của đồ thị là $I\left( {1;1} \right)$ nằm trên parabol $y = {x^2}$.

Đường tiệm cận xiên của đồ thị $y = x$ vuông góc với đường thẳng $y = – x + \pi $, nên d đúng.

Câu 4. Cho hàm số $y = \frac{{{x^2} – 2x + 3}}{{x – 1}}$, khi đó:

a. Đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận.

b. Đường tiệm cận xiên của đồ thị tạo với hai trục tọa độ một tam giác vuông cân.

c. Giao điểm của hai tiệm cận nằm trục hoành.

d. Đường tiệm cận xiên của đồ thị song song với đường thẳng $x + y = 0$.

Lời giải

a. Đ b. Đ c. Đ d. S

Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng, tiệm cận xiên lần lượt là 2 đường thẳng $x = 1,y = x – 1$, nên a đúng, b đúng do tiệm cận xiên cắt $ox$, $oy$lần lượt tại $A\left( {1;0} \right),B\left( {0; – 1} \right)$ nên tam giác $OAB$ cân tại O.

c đúng vì giao điểm hai tiệm cận của đồ thị là $A\left( {1;0} \right)$ nằm trên trục hoành.

Đường tiệm cận xiên của đồ thị $y = x – 1$ vuông góc với đường thẳng $y = – x$, nên d sai.

Câu 5. Cho hàm số $\left( C \right):y = f\left( x \right) = \frac{{2{x^2} + 3x – 5}}{{x + 3}}$ biết đồ thị hàm số có tiện cận xiên là đường thẳng $\Delta :y = ax + b$, khi đó:

a. Giao điểm của $\Delta $ và trục $Ox$ có hoành lớn hơn 2 .

b. Giao điểm của $\Delta $ và tiệm cận đứng của $\left( C \right)$ có tọa độ là $\left( { – 3; – 9} \right)$.

c. Gọi $A = \Delta \cap Ox,B = \Delta \cap Oy$ ta có ${S_{OAB}} > 3$.

d. Giá trị lớn nhất của hàm số $y = ax + b$ trên $\left[ {0;3} \right]$ là 4 .

Lời giải

a. S b. Đ c. S d. S

Ta có $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{f(x)}}{x} = 2$ và $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } [f(x) – 2x] = – 3 \Rightarrow TCX\Delta :y = 2x – 3$.

• $\Delta \cap Ox \Rightarrow y = 0 \Leftrightarrow 2x – 3 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{3}{2} < 2$ nên a sai

• TCĐ $x = – 3$ với ${x_0} = – 3 \Rightarrow {y_0} = 2 \cdot \left( { – 3} \right) – 3 = – 9$ vậy b đúng.

• $A = \Delta \cap Ox \Rightarrow A\left( { – 3;0} \right)$ và $B = \Delta \cap Ox \Rightarrow B\left( {0;\frac{3}{2}} \right) \Rightarrow {S_{OAB}} = \frac{1}{2} \cdot 3 \cdot \frac{3}{2} = \frac{9}{4} < 3$ nên c sai.

• $y = 2x – 3$ đồng biến trên $\mathbb{R}$ suy ra GTLN trên $\left[ {0;3} \right]$ là $2 \cdot 3 – 3 = 3$

vậy d sai.

Câu 6. Cho hàm số $\left( C \right):y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} – 2x + 3}}{{2x – 1}}$ biết đồ thị hàm số có tiệm cận xiên là đường thẳng $\Delta :y = ax + b$ và tiện cận đứng là đường thẳng $x = {x_0}$. Khi đó:

a. Giá trị của biểu thức $S = 4a – 3b$ lớn hơn 4

b. Gọi điểm $M\left( {4{x_0};2a} \right)$ ta có độ dài của $\overrightarrow {OM} $ nhỏ hơn 2 .

c. Gọi $A = \Delta \cap Ox,B = \Delta \cap Oy$ và $C = Ox \cap {x_0}$ ta có ${S_{ABC}} < 0,5$.

d. Giá trị nhỏ nhất của hàm số $y = ax + b$ trên $\left[ { – 4; – 1} \right]$ lớn hơn -3 .

Lời giải

a. Đ b. S c. Đ d. Đ

Ta có: $y = f\left( x \right) = \frac{{{x^2} – 2x + 3}}{{2x – 1}} = \frac{1}{2}x – \frac{3}{4} + \frac{{\frac{{11}}{4}}}{{2x – 1}}$

$ \Rightarrow $Tiệm cận xiên $\Delta :y = \frac{x}{2} – \frac{3}{4}$.

Tiệm cận đứng $x = \frac{1}{2}$.

• $S = 4a – 3b = 4 \cdot \frac{1}{2} + \frac{9}{4} = 4,25 > 4 \Rightarrow $ a đúng .

• Điểm $M\left( {4{x_0};2a} \right) = \left( {2;1} \right) \Rightarrow OM = \sqrt {{2^2} + {1^2}} = \sqrt 5 > 2$ $ \Rightarrow $sai.

• Ta có $A\left( {\frac{3}{2};0} \right),B\left( {0;\frac{{ – 3}}{4}} \right)$ và $C\left( {\frac{1}{2};0} \right)$ $ \Rightarrow {S_{ABC}} = \frac{1}{2} \cdot \left| {\frac{{ – 3}}{4}} \right| \cdot \left( {\frac{3}{2} – \frac{1}{2}} \right) = \frac{3}{8} < 0,5$

$ \Rightarrow $c đúng.

• Hàm số $y = \frac{x}{2} – \frac{3}{4}$ đạt GTNN tại $x = – 4$

d đúng.

Câu 7. Cho hàm số $\left( {{C_1}} \right):f\left( x \right) = \frac{{3x – 1}}{{x – 2}}$ và $\left( {{C_2}} \right):g\left( x \right) = \frac{{2{x^2} – 3x – 1}}{{2x – 1}}$ biết đồ thị hàm số $\left( {{C_1}} \right)$ có tiện cận đứng và tiện cận ngang là các đường thẳng $x = {x_0},y = {y_0} \cdot \left( {{C_2}} \right)$ có tiện cận xiên là đường thẳng $\Delta :y = ax + b$ Khi đó:

a. Giá trị của biểu thức $S = {x_0} + 2{y_0} + 3b = 8$.

b. Đồ thị hàm số $\left( {{C_2}} \right)$ có tiện cận ngang là đường thẳng $y = 1$.

c. Giao điểm của ba đường tiện cận ở đề bài tạo thành tam giác có diện tích bằng 2 .

d. Đồ thị hàm số $\left( {{C_1}} \right)$ và $\left( {{C_2}} \right)$ có chung đường tiệm cận đứng.

Lời giải

a. S b. S c. Đ d. S

$\left( {{C_2}} \right):g\left( x \right) = \frac{{2{x^2} – 3x – 1}}{{2x – 1}} = x – 1 – \frac{2}{{2x – 1}}$

Với $\left( {{C_1}} \right)$ ta có và $TCN: y = 3$.

Với $\left( {{C_2}} \right)$ ta có $g\left( x \right) = \frac{{2{x^2} – 3x – 1}}{{2x – 1}} = x – 1 – \frac{2}{{2x – 1}}$.

$ \Rightarrow $TCX $\Delta :y = x – 1$

• $S = {x_0} + 2{y_0} + 3b = 2 + 3 \cdot 3 + 3 \cdot \left( { – 1} \right) = 8 \Rightarrow $ a đúng.

• Do bậc tứ lớn hơn bậc mẫu nền $\left( {{C_2}} \right)$ không có $TCN \Rightarrow b$ sai.

• Giao điểm của ba đường tiệm cận là $\left( {2;3} \right),\left( {2;1} \right)$ và $\left( {4;3} \right)$. Tam giác vuông tại đỉnh có tọa độ $\left( {2;3} \right)$.

$ \Rightarrow S = \frac{1}{2} \cdot \sqrt {{{(2 – 2)}^2} + {{(1 – 3)}^2}} \cdot \sqrt {{{(4 – 2)}^2} + {{(3 – 3)}^2}} = 2 \Rightarrow $ c đúng.

• Ta có TCĐ của đồ thị hàm số $\left( {{C_2}} \right):x = \frac{1}{2} \ne 2 \Rightarrow d$ sai.

Câu 8. Cho hàm số $\left( C \right):y = f\left( x \right) = \frac{{2x + 1}}{{x + 4}}$ biết đồ thị hàm số có tiện cận đừng và tiện cận ngang là các đường thẳng $x = {x_0}$, $y = {y_0}$ Khi đó

a. Giá trị của biểu thức $S = x_0^2 + y_0^2$ lớn hơn $18$.

b. Gọi điểm $M\left( {{x_0};{y_0}} \right)$ thì trung điểm của đoạn $OM$ có tọa độ là $\left( {2;1} \right)$.

c. Điểm $\left( { – 1; – 4} \right)$ không nằm trên đường tiện cận đứng $x = {x_0}$.

d. Tâm đối xứng của đồ thị hàm số có tọa độ là $\left( {2; – 4} \right)$.

Lời giải

a. b. S c. S d. S

Đồ thị hàm số đã cho có và $TCN:y = 2$.

• $S = x_0^2 + y_0^2 = {( – 4)^2} + {2^2} = 20 > 18 \Rightarrow $ a đúng.

• Điểm $M\left( { – 4;2} \right)$ tọa độ trung điểm đoạn $OM$ là $\left( { – 2;1} \right) \Rightarrow {\mathbf{b}}$ sai.

• Dễ thấy $\left( { – 1; – 4} \right)$ thuộc đường thẳng $x = – 4 \Rightarrow c$ sai.

• Tọa độ tâm đối xứng của $\left( C \right)$ là $\left( {{x_0};{y_0}} \right) = \left( { – 4;2} \right) \Rightarrow {\mathbf{d}}$ sai.

Câu 9. Cho hàm số $\left( C \right):y = f\left( x \right) = \frac{{mx – 1}}{{2x – 4}}$. Khi đó

a. Nếu $m = – 2$ thì đường thẳng $y = 1$ là tiện cận ngang của $\left( C \right)$.

b. Đồ thị hàm số đã cho có tiệm cận đứng khi $m \ne \frac{1}{2}$.

c. Điểm $\left( {2;3} \right)$ là tâm đối xứng của đồ thị hàm số khi $m = 6$.

d. $\forall m \in \mathbb{R}$ ta có tiệm cận ngang của $\left( C \right)$ là đường thẳng $y = \frac{m}{2}$.

Lời giải

a. S b. Đ c. Đ d. Đ

Ta có TCĐ: $x = 2$

• Với $m = – 1$ thì $y = \frac{{ – x – 1}}{{2x – 4}}$$ \Rightarrow $TCN: $y = – \frac{1}{2} \Rightarrow $ a sai.

• Hàm số có TCĐ khi $m \cdot 2 + 1 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne \frac{{ – 1}}{2} \Rightarrow $ b đúng.

• Điểm $\left( {2;3} \right)$ là tâm đối xứng của $\left( C \right) \Leftrightarrow \left( {2;3} \right) = \left( {2;\frac{m}{2}} \right) \Leftrightarrow \frac{m}{2} = 3$

$ \Leftrightarrow m = 6$$ \Rightarrow $ c đúng.

• Do $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } f(x) = \frac{m}{2}$$ \Rightarrow TCN:y = \frac{m}{2}$ xác định với mọi số thực $m \Rightarrow d$ đúng.

Câu 10. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên

Các khẳng định dưới đây đúng hay sai?

STT Phát biểu Đúng Sai
a Đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ có 1 đường tiệm cận đứng.
b Đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ có tổng 3 đường tiệm cận ngang và đứng.
c Số tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{f\left( x \right)}}$

bằng 3.

d Tổng số tiệm cận của đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{f\left( x \right)}}$ bằng

4.

Lời giải

a. Đ b. S c. S d. Đ

a) b) Từ bảng biến thiên ta thấy đồ thị hàm số $y = f(x)$ có một đường tiệm cận đứng $\left( {x = {x_4}} \right)$ và một đường tiệm cận ngang $(y = 3)$.

c) d) Vì $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } y = 0;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \frac{1}{3}$ nên đồ thị hàm số có 1 tiệm cận ngang $y = 0$ và $y = \frac{1}{3}$.

Từ bảng biến thiên, ta có $f(x) = 0$ có hai nghiệm $x = {x_2}$ và $x = a \in \left( { – \infty ;{x_1}} \right)$.

Dễ thấy $\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} y = + \infty $ và $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_2^ + } y = + \infty $ nên đồ thị hàm số có 2 tiệm cận đứng là $x = {x_2}$ và $x = a$

Do đó đồ thị hàm số có tổng số 4 đường tiệm cận kể cả đứng và ngang.

Câu 11. Cho hàm số $y = f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\;\left( {a \ne 0} \right)$ có đồ thị như hình vẽ bên dưới

STT Phát biểu Đúng Sai
a Số tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{2f\left( x \right) – 4}}$

bằng 2 .

b Số tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{2f\left( x \right) – 4}}$bằng 3 .
c Tổng số tiệm cận của đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{2f\left( x \right) – 4}}$bằng 6 .
d Có 4 giá trị nguyên $m$ để đồ thị hàm số

$g\left( x \right) = \frac{1}{{\;f({x^2} – 3\;) – m}}$ có đúng 6 tiệm cận đứng.

Lời giải

a. S b. Đ c. S d. S

a) b) c) Xét phương trình $2f(x) – 4 = 0 \Leftrightarrow f(x) = 2 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = {x_1}\left( { – 2 < {x_1} < – 1} \right)x = 0x = {x_2}\left( {{x_2} > 1} \right)}
\end{array}} \right.$.

Khi đó $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_1^ + } \frac{1}{{2f(x) – 4}} = + \infty \Rightarrow x = {x_1}$ là tiệm cận đứng của đồ thị $y = \frac{1}{{2f(x) – 4}}$.

Tương tự ta cũng có $x = 0;x = {x_2}$ là tiệm cận đứng của đồ thị $y = \frac{1}{{2f(x) – 4}}$.

Hơn nữa $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{1}{{2f(x) – 4}} = 0;\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{1}{{2f(x) – 4}} = 0 \Rightarrow y = 0$ là tiệm cận ngang của đồ thị $y = \frac{1}{{2f(x) – 4}}$.

d) Xét hàm số $h\left( x \right) = f\left( {{x^2} – 3} \right)$ $ \Rightarrow h’\left( x \right) = 2x \cdot f’\left( {{x^2} – 3} \right)$

$ \Rightarrow h’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{f’\left( {{x^2} – 3} \right) = 0}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{{x^2} – 3 = – 1} \\
{{x^2} – 3 = 1}
\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 0} \\
{x = \pm \sqrt 2 } \\
{x = \pm 2}
\end{array}} \right.} \right.$

Ta có bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên ta có đồ thị hàm số $g\left( x \right) = \frac{1}{{f\left( {{x^2} – 3} \right) – m}}$ có đúng 6 tiệm cận đứng $ \Leftrightarrow h\left( x \right) = m$ có 6 nghiệm phân biệt $ \Leftrightarrow 0 < m < 4$.

Câu 12. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có báng biến thiên ở bảng bên dưới và $y = nx – 2$ là tiệm cận xiên $y = g(x) = \frac{{{x^2} + x + 3}}{{x + 3}}$.

Các khẳng định dưới đây đúng hay sai?

STT Phát biểu Đúng Sai
a Đồ thị hàm số $y = g\left( x \right) = \frac{{{x^2} + x + 3}}{{x + 3}}$ có tiệm cận đứng là $x = – 3$.
b $n = 2$.
c Có 10 giá trị nguyên dương $m$ để đồ thị hàm số có tiệm cận đứng $x = {x_o}$ và tiệm cận ngang $y = {y_o}$ sao cho ${x_o}{y_o} < 30$.
d Khi $m$ nguyên dương thì giá trị lớn nhất của $mn = 7$.

Lời giải

a. Đ b. S c. S d. Đ

b) Ta có: $y = \frac{{{x^2} + x + 3}}{{x + 3}} = x – 2 + \frac{9}{{x + 3}}$

$ \Rightarrow $ Tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là đường thẳng có phương trình: $y = x – 2$.

Để đường thẳng $y = nx – 2$ là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số thì $n = 1$.

c) $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = m + 2$ suy ra đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là $y = m + 2$.

Ta có ${y_o} = m + 2$.

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} f(x) = – \infty $ suy ra đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là $x = 3$.

Ta có ${x_o} = 3$.

${x_o}{y_o} < 30 \Leftrightarrow 3(m + 2) < 30 \Leftrightarrow m < 8$. Suy ra có 7 có giá trị nguyên dương.

d) Với từng giá trị nguyên dương $m$ suy ra $mn = m \Rightarrow {(mn)_{max}} = 7$.

Câu 13. Cho hàm số $y = f\left( x \right),y = g\left( x \right)$ là các hàm số bậc ba có bảng biến thiên ở bảng bên dưới

Các khẳng định dưới đầy đúng hay sai?

STT Phát biểu Đúng Sai
a Đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{{e^{2f\left( x \right) – 1}} – 1}}$ có 5 tiệm cận

ngang.

b Đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{{e^{2f\left( x \right) – 1}} – 1}}$ có 3 tiệm cận

đứng.

c Đồ thị hàm số $y = \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right)}}$ có 4 tiệm

cận đứng.

d Đồ thị hàm số $y = \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right)}}$ và
$y = \frac{1}{{{e^{2f\left( x \right) – 1}} – 1}}$ có tổng 10 tiệm cận.

Lời giải

a. S b. Đ c. Đ d. Đ

a) b) Xét phương trình:

${e^{2f\left( x \right) – 1}} – 1 = 0 \Leftrightarrow {e^{2f\left( x \right) – 1}} = 1$$ \Leftrightarrow 2f\left( x \right) – 1 = 0$

$ \Leftrightarrow f\left( x \right) = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = a,a < – 2} \\
{x = b, – 2 < b < 1.} \\
{x = c,c > 1}
\end{array}} \right.$

$ \Rightarrow $ Đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{{e^{2f\left( x \right) – 1}} – 1}}$ có ba tiệm cận đứng là: $x = a;x = b;x = c.x = a;x = b;x = c$

Từ bảng biến thiên ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } f(x) = – \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty $.

Ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{1}{{{e^{2f(x) – 1}} – 1}} = – 1;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{1}{{{e^{2f(x) – 1}} – 1}} = 0$;

$ \Rightarrow $ Đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{{e^{2f\left( x \right) – 1}} – 1}}$ có hai tiệm cận ngang là $y = – 1;y = 0$.

Vậy đồ thị hàm số $y = \frac{P}{{{e^{2f\left( x \right) – 1}} – 1}}$ có 5 đường tiệm cận ngang và tiệm cận đứng.

c) Xét phương trình ${g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right) = 0$$ \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{g\left( x \right) = 0} \\
{g\left( x \right) = 4}
\end{array}} \right.$

$ \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = a,a \in \left( { – \infty ; – 1} \right)} \\
{x = 1\;\left( {\;ng\;kep\;} \right)} \\
{x = – 1\;\left( {\;ng\;kep\;} \right)} \\
{x = b,b \in \left( {1; + \infty } \right)}
\end{array}} \right.$.

$ \Rightarrow {g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right) = $$h\left( x \right)\left( {x – a} \right){(x – 1)^2}\left( {x – b} \right){(x + 1)^2}$; $h\left( x \right) \ne 0$

Do đó $y = \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right)}}$$ = \frac{{\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + 1} \right)}}{{h\left( x \right)\left( {x – a} \right){{(x – 1)}^2}\left( {x – b} \right){{(x + 1)}^2}}}$

$ = \frac{{{x^2} + 1\;\;}}{{h\left( x \right)\left( {x – a} \right)\left( {x – 1} \right)\left( {x – b} \right)\left( {x + 1} \right)}}$

Vậy đồ thị hàm số $y = \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right)}}$ có 4 tiệm cận đứng.

d) Từ bảng biến thiên ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } g(x) = – \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } g(x) = + \infty $.

Ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}(x) – 4g(x)}} = 0$; $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}(x) – 4g(x)}} = 0$.

$ \Rightarrow $ Đồ thị hàm số $y = \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right)}}$ có tiệm cận ngang là $y = 0$.

Vậy tổng $y = \frac{{{x^4} – 1}}{{{g^2}\left( x \right) – 4g\left( x \right)}}$ có 5 đường tiệm cận.

Câu 14. Cho hàm số $y = \frac{{x – 1}}{{2x + 1}}$ có đồ thị $\left( C \right)$ như hình vẽ. Xét tính đúng-sai của các khẳng định sau:

a) Đường thẳng $x = – \frac{1}{2}$ là tiệm cận đứng của đồ thị $\left( C \right)$.

b) Đường thẳng $y = \frac{1}{2}$ là tiệm cận ngang của đồ thị $\left( C \right)$.

c) $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – \frac{1}{2}} \right)}^ + }} f(x) = + \infty $.

d) $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) – \frac{1}{2}} \right] = 0$.

Lời giải

a. Đ b. Đ c. S d. Đ

a) Đ

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – \frac{1}{2}} \right)}^ + }} f(x) = – \infty $ nên đường thẳng $x = – \frac{1}{2}$ là tiệm cận đứng của đồ thị $(C)$.

b) Ð

$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = \frac{1}{2}$ nên đường thằng $y = \frac{1}{2}$ là tiệm cận ngang của đồ thị $(C)$.

c) S

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – \frac{1}{2}} \right)}^ + }} f(x) = – \infty $

d) Ð

$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = \frac{1}{2}$

Câu 15. Cho hàm số $y = f(x) = \frac{{nx + 1}}{{x + m}};\left( {mn \ne 1} \right)$ co đồ thị $\left( C \right)$ như hình vẽ. Xét tính đúng-sai của các khẳng định sau:

a) Tọa độ giao điểm của hai đường tiệm cận là $\left( { – 1;2} \right)$.

b) $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } [f(x) – 2] = 0$.

c) $m + n = 3$.

d) $\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( – 1)}^ + }} f(x) = + \infty $.

Lời giải

a) Đ

b) Đ

c) Đ

Đồ thị hàm số $y = f\left( x \right) = \frac{{nx + 1}}{{x + m}};\left( {mn \ne 1} \right)$ có hai đường tiệm cận $x = – m = – 1$;

$y = n = 2 \Rightarrow m = 1;n = 2 \Rightarrow m + n = 3$.

d) S

$\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { – \frac{1}{2}} \right)}^ + }} f(x) = – \infty $.

Câu 16. Cho hàm số $y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\;\left( {a,b,c,d \in \mathbb{R}; – \frac{d}{c} \ne 0} \right)$ có đồ thị $\left( C \right)$, đồ thị hàm số $y = f’\left( x \right)$ như hình vẽ bên.

Biết đồ thị hàm sồ $y = f\left( x \right)$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.

a) $f’\left( x \right) = \frac{{ad – bc}}{{{{(cx + d)}^2}}}$
b) $c = – d$
c) $f\left( x \right) = \frac{{x + 3}}{{x – 1}}$
d) Phương trình tiếp tuyến của $\left( C \right)$ tại điểm $\left( {3;0} \right)$ là : $y = \frac{1}{2}x – \frac{3}{2}$

Lời giải

a. Đ b. Đ c. S d. Đ

Ta có $f’\left( x \right) = \frac{{ad – bc}}{{{{(cx + d)}^2}}}$. Từ đồ thị hàm số $y = f’\left( x \right)$ ta thấy :

• đồ thị $y = f’\left( x \right)$ có tiệm cận đứng $x = 1 \Rightarrow – \frac{d}{c} = 1 \Rightarrow c = – d$

• đồ thị $y = f’\left( x \right)$ qua điểm $\left( {2;2} \right) \Rightarrow \frac{{ad – bc}}{{{{(2c + d)}^2}}} = 2 \Rightarrow ad – bc = 2{(2c + d)^2}$

• đồ thị $y = f’\left( x \right)$ cắt trục tung tại $y = 2 \Rightarrow \frac{{ad – bc}}{{{d^2}}} = 2 \Rightarrow ad – bc = 2{d^2}$

Mà đồ thị $y = f\left( x \right)$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $3 \Rightarrow \frac{b}{d} = 3 \Rightarrow b = 3d$

Từ (1),(2),(3),(4) ta có hệ $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{c = – d} \\
{ad – bc = 2{{(2c + d)}^2}} \\
{ad – bc = 2{d^2}} \\
{b = 3d}
\end{array}} \right.$$ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{a = 1} \\
{b = – 3} \\
{c = 1} \\
{d = – 1}
\end{array}} \right.$$ \Rightarrow y = f\left( x \right) = \frac{{x – 3}}{{x – 1}}$

Đồ thị $\left( C \right)$ giao với $Ox$ tại $\left( {3;0} \right)$

$f’\left( x \right) = \frac{2}{{{{(x – 1)}^2}}} \Rightarrow f’\left( 3 \right) = \frac{1}{2}$

Phương trình tiếp tuyến của $\left( C \right)$ tại điểm $\left( {3;0} \right)$ là: $y = \frac{1}{2}\left( {x – 3} \right) \Rightarrow y = \frac{1}{2}x – \frac{3}{2}$

Câu 17. Cho hàm số $y = \frac{{{x^2} – x + 1}}{{x – 1}}$ có đồ thị $\left( C \right)$ như hình vẽ. Xét tính đúng-sai của các khẳng định sau:

a) Đường thẳng $x = 1$ là tiệm cận đứng của đồ thị $\left( C \right)$.

b) $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{f(x)}}{x} = – 1$.

c) $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } [f(x) – x] = 1$.

d) Đường thẳng $y = x$ là tiệm cận xiên của đồ thị $\left( C \right)$.

Lời giải

a) Đ

b) S

$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{f(x)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{{x^2} – x + 1}}{{{x^2} – x}} = 1$

$c)$ S

$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } [f(x) – x] = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{1}{{x – 1}} = 0$.

d) Ð

Từ hai ý $b$ và $c$ ta có đường tiệm cận xiên của đồ thị $\left( C \right)$ là $y = x$.

Câu 18. Cho hàm số $y = f\left( x \right) = \frac{{n{x^2} + 1}}{{mx + 1}};\left( {mn \ne 0} \right)$ có đồ thị $\left( C \right)$ như hình vẽ. Xét tính đúng-sai của các khẳng định sau:

a) $\frac{n}{m} = – \frac{1}{4}$.

b) $m = – \frac{1}{2}$.

c) $m + n = 3$.

d) $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) – \frac{1}{2}x} \right]$.

Lời giải

a) S

$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{f(x)}}{x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{n{x^2} + 1}}{{m{x^2} + x}} = \frac{n}{m} = \frac{1}{2}$.

b) S

Đường tiệm cận đứng của đồ thị là $x = – \frac{1}{m} = – \frac{1}{2} \Rightarrow m = 2$

c) Đ

Từ hai ý $a$ và $b$ ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m = 2n} \\
{m = 2}
\end{array} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m = 2} \\
{n = 1}
\end{array}} \right.} \right.$

$ \Rightarrow m + n = 3;n = 2 \Rightarrow m + n = 3$

d) S

Đường tiệm cận xiên $y = \frac{1}{2}x – \frac{1}{4} \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {f(x) – \frac{1}{2}x} \right] = – \frac{1}{4}$.

Câu 19. Cho hàm số $y = f\left( x \right) = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}$ có bảng biến thiên như sau:

a) Hàm số đã cho có đường tiệm cận đứng là $x = – 1$.

b) Đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ có đường tiệm cận ngang là $y = 1$.

c) Đồ thị hàm số $y = \frac{1}{{f\left( x \right) – 2}}$ có hai đường tiệm cận đứng.

d) Số đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = f\left( {\left| x \right|} \right)$ là 3 .

Lời giải

a. S b. Đ c. Đ d. S

a) Sai

Hàm số không có khái niệm tiệm cận. Chỉ có khái niệm đường tiệm cận của đồ thị hàm số.

b) Đúng

Nhìn vào bảng biến thiên ta thấy: đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang là $y = 1$.

c) Đúng

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy phương trình $f\left( x \right) – 2 = 0$ có đúng 1 nghiệm $x = m < – 1$. Khi đó

$y = \frac{1}{{f\left( x \right) – 2}} = \frac{1}{{\frac{{ax + b}}{{cx + d}} – 2}} = \frac{{ax + d}}{{ – a\left( {x – m} \right)}}$ nên đồ thị của hàm số $y = \frac{1}{{f\left( x \right) – 2}}$ chỉ có 1 đường tiệm cận đứng là $\;x = m$.

Ý d) Sai

Đồ thị hàm số $y = f\left( {\left| x \right|} \right)$ trùng với đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$ ứng với phần đồ thị mà $x \geqslant 0$.

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy với $x \geqslant 0$ thì đồ thị hàm số chỉ có 1 đường tiệm cận ngang $y = 1$ và không có tiệm cận đứng Mà đồ thị hàm số $y = \mathbb{F}f\left( {\left| x \right|} \right)$ nhận trục tung làm trục đối xứng. Do đó nó chỉ có duy nhất một đường tiệm cận ngang $y = 1$.

Câu 20. Cho hàm số $\left( C \right):y = f\left( x \right) = \sqrt {4{x^2} + 8x – 12} $ và điểm $M \in \left( C \right)$ với ${x_M} < 0$, khi đó:

a. Đồ thị hàm sốcó hai đường tiệm cận xiên đều là các hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$.

b. Xét ${\Delta _1}:y = ax + b(b > 0)$ là tiện cận xiên của $\left( C \right)$ điểm $\left( {1;4} \right) \in \Delta $.

c. Xét ${\Delta _2}:y = ax + b(b < 0)$ là tiện cận xiên của $\left( C \right)$ khi đó ${d_{max}}\left( {M,{\Delta _2}} \right) < 2$.

d. Hoành độ giao điểm của hai đường tiệm cận xiên bằng -2 .

Lời giải

a. S b. Đ c. Đ d. S

Ta có hai đường $TCX$ của đồ thị hàm số là:

$\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{\Delta _1}:y = \sqrt a \left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right) = 2x + 2} \\
{{\Delta _2}:y = – \sqrt a \left( {x + \frac{b}{{2a}}} \right) = – 2x – 2}
\end{array}} \right.$

• Dễ thấy hai đường $TCX{\Delta _2}$ không đồng biến trên $\mathbb{R}$ nên a sai .

• Thay $x = 1$ vào ${\Delta _1}$ ta có $y = 2 \cdot 1 + 2 = 4$ do đó b đúng.

• Ta có đồ thị hàm số và $TCX{\Delta _2}$

Tập xác định của hàm số $D = \left( { – \infty ; – 3\left] \cup \right[1; + \infty } \right)$.

Do ${x_M} < 0$ nên điểm $M$ thuộc nhánh đồ thị bên trái.

Để $d\left( {M,{\Delta _2}} \right)$ đạt GTLN thì $M \equiv A\left( { – 3;0} \right)$.

Vậy ${d_{max}}\left( {M,{\Delta _2}} \right) = d\left( {A,{\Delta _2}} \right) = \frac{{\left| { – 2 \cdot \left( { – 3} \right) – 1 \cdot 0 – 2} \right|}}{{\sqrt {{{( – 2)}^2} + {{( – 1)}^2}} }} = \frac{{4\sqrt 5 }}{5} < 2$ nên c đúng.

• Phương trình hoành độ giao điểm $2x + 2 = 2x – 2 \Leftrightarrow x = – 1 \ne – 2$

vậy $d$ sai.

Tài liệu đính kèm

  • Trac-nghiem-Tiem-can-dang-dung-sai-hay.docx

    383.18 KB • DOCX

    Tải xuống

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm