[Tài liệu toán 12 file word] Chuyên Đề Tính Tích Phân Bằng Tính Chất Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải

Hướng dẫn học bài: Chuyên Đề Tính Tích Phân Bằng Tính Chất Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Có Đáp Án Và Lời Giải - Tài liệu môn toán Tài liệu học tập. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách 'Tài liệu toán 12 file word Tài liệu học tập' được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Chuyên đề tính tích phân bằng tính chất theo từng mức độ luyện thi tốt nghiệp THPT 2021 có đáp án và lời giải được phát triển từ câu 33 của đề tham khảo môn Toán.

DẠNG TOÁN TÍNH TÍCH PHÂN DỰA VÀO TÍNH CHẤT TÍNH PHÂN

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

1. Định nghĩa tích phân:

Định nghĩa:

Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên đoạn $\left[ {a;b} \right]$. Giả sử $F\left( x \right)$ là một nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)$ trên đoạn $\left[ {a;b} \right]$, hiệu số $F\left( b \right) – F\left( a \right)$được gọi là tích phân từ $a$ đến $b$ ( hay còn gọi là tích phân xác định trên đoạn $\left[ {a;b} \right]$ của hàm số $f\left( x \right)$).

Kí hiệu: $\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {F\left( x \right)} \right|_a^b = F\left( b \right) – F\left( a \right)$.

Nhận xét: tích phân chỉ phụ thuộc vào hàm $f$ , vào cận $a,b$ mà không phụ thuộc vào biến số.

Ý nghĩa hình học của tích phân: Nếu $f\left( x \right)$liên tục và không âm trên đoạn $\left[ {a;b} \right]$ thì tích phân$\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ là diện tích $S$của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số $y = f\left( x \right)$, trục $Ox$và hai đường thẳng $x = a,\,\,x = b$.

$S = \int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} $

2. Tính chất tích phân.

$\int_a^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 0$.

$\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – \int_b^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

$\int_a^b {kf\left( x \right){\rm{d}}x} = k\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \,\,\left( {k \in \mathbb{R}} \right)$.

$\int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int_a^c {f\left( x \right){\rm{d}}x + } \int_c^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \,\,\left( {a < c < b} \right)$.

$\int_a^b {\left[ {f\left( x \right) \pm g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x \pm } \int_a^b {g\left( x \right){\rm{d}}x} $.

Nếu $y = f\left( x \right)$ là hàm lẻ, liên tục trên đoạn $\left[ { – a;a} \right]$ thì: $\int_{ – a}^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 0$.

Nếu $y = f\left( x \right)$ là hàm chẵn, liên tục trên đoạn $\left[ { – a;a} \right]$ thì: $\int_{ – a}^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\int_0^a {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP TƯƠNG TỰ

Lý thuyết về tích phân.

Sử dụng định nghĩa, ý nghĩa hình học của tích phân.

Các bài toán liên quan tổng, hiệu, tích với các số thực, các hàm đơn giản.

Các bài toán liên quan nguyên hàm cơ bản, nguyên hàm mở rộng.

Các bài toán liên quan nguyên hàm chứa nhánh.

Tích phân hàm chẵn, hàm lẻ.

Tích phân lượng giác đặc biệt.

BÀI TẬP MẪU

(ĐỀ MINH HỌA BDG 2020-2021) Nếu $\int\limits_1^3 {\left[ {2f\left( x \right) + 1} \right]} dx = 5$ thì $\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx$

A. $3$. B. $2$. C. $\frac{3}{4}$. D. $\frac{3}{2}$.

Phân tích hướng dẫn giải

1. DẠNG TOÁN: Đây là dạng toán tìm tích phân dựa vào tính chất của tích phân.

2. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

Tính chất tích phân:

i) $\int\limits_a^b {k.f\left( x \right){\rm{d}}x} = k\int\limits_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x} \,\,\,\left( {k \in \mathbb{R},k \ne 0} \right)$.

ii) $\int_a^b {\left[ {f\left( x \right) \pm g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int_a^b {f\left( x \right){\rm{d}}x \pm } \int_a^b {g\left( x \right){\rm{d}}x} $

3. HƯỚNG GIẢI:

Dựa vào 2 tính chất trên ta được kết quả.

Từ đó, ta có thể giải bài toán cụ thể như sau:

Lời giải

Chọn D

Ta có $\int\limits_1^3 {\left[ {2f\left( x \right) + 1} \right]} dx = 5 \Leftrightarrow 2\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx + \int\limits_1^3 {dx} = 5 \Leftrightarrow 2\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx + 2 = 5 \Leftrightarrow \int\limits_1^3 {f\left( x \right)} dx = \frac{3}{2}$

Bài tập tương tự và phát triển:

Mức độ 1

Câu 1. Cho $\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 12$và $\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 5$, khi đó $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A. $ – 2$. B. $12$. C. $22$. D. $2$.

Lời giải

Chọn C

Ta có:

$\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 2\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} $

$ \Rightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) – 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} + 2\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 12 + 2.5 = 22$.

Câu 2. Nếu $\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2;\,\int_0^2 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 1$ thì $\int_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng

A. 5. B. 1. C. 7. D. 3.

Lời giải

Chọn A

Ta có : $\int_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 3\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \int_0^2 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 5$.

Câu 3. Nếu $\int_{ – 2}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 5$ thì $\int_{ – 2}^1 {\left[ {f\left( x \right) + 3} \right]{\rm{d}}x} $ bằng

A. 8. B.14. C.15. D.11.

Lời giải

Chọn B

Ta có : $\int_{ – 2}^1 {\left[ {f\left( x \right) + 3} \right]{\rm{d}}x} = \int_{ – 2}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + 3\int_{ – 2}^1 {{\rm{d}}x} = 5 + 3\left. x \right|_{ – 2}^1 = 14$.

Câu 4. Nếu $\int_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2,\,\,\int_{ – 3}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 1$ thì $\int_{ – 3}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A.8. B.14. C.$ – 1$ D.11.

Lời giải

Chọn C

Ta có : $\int_{ – 3}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int_{ – 3}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int_2^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int_{ – 3}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \int_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – 1$.

Câu 5. Nếu $\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 4$ thì $\int_0^2 {\left[ {2f\left( x \right) – 8} \right]{\rm{d}}x} $ bằng

A.8. B.$ – 8$ . C.0. D.4.

Lời giải

Chọn B

Ta có : $\int_0^2 {\left[ {2f\left( x \right) – 8} \right]{\rm{d}}x} = 2\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 8\int_0^2 {{\rm{d}}x} = 2.4 – 8\left. x \right|_0^2 = – 8$.

Câu 6. Cho tích phân $\int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x = 2} $. Tính tích phân $J = \int\limits_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – 2} \right]{\rm{d}}x} $.

A. $J = 6$. B. $J = 2$. C. $J = 8$. D. $J = 4$.

Lời giải

Chọn B

Ta có $J = \int\limits_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – 2} \right]{\rm{d}}x} = 3\int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 2\int\limits_0^2 {{\rm{d}}x} = 3.2 – \left. {2x} \right|_0^2 = 6 – 4 = 2$.

Câu 7. Biết rằng $\int_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 3,\,\,\,\int_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 5$. Tính $\int_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} ?$

A.2. B.5. C.8. D.-2.

Lời giải

Chọn D

Ta có : $\int_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} $

$ \Leftrightarrow \int_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = \int_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} – \int_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 3 – 5 = – 2$.

Câu 8. Nếu $\int_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 3$ thì $\int_1^2 {\frac{{f\left( x \right)}}{3}{\rm{d}}x} $ bằng

A.9. B.3. C.1. D.6.

Lời giải

Chọn C

Ta có : $\int_1^2 {\frac{{f\left( x \right)}}{3}{\rm{d}}x} = \frac{1}{3}\int_1^2 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 1$.

Câu 9. Nếu $\int_0^2 {\left[ {2f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} = 3$ thì $\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A.2. B.$\frac{5}{2}$. C.$\frac{1}{2}$. D.$\frac{3}{2}$.

Lời giải

Chọn B

Ta có : $\int_0^2 {\left[ {2f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} = 2\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \int_0^2 {{\rm{d}}x} = 2\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 2$.

$ \Rightarrow \int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{{\int_0^2 {\left[ {2f\left( x \right) – 1} \right]{\rm{d}}x} + 2}}{2} = \frac{5}{2}$.

Câu 10. Nếu $\int_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – x} \right]{\rm{d}}x} = 5$ thì $\int_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A.$\frac{7}{3}$. B.$\frac{5}{2}$. C.2. D.$\frac{5}{3}$ .

Lời giải

ChọnA

Ta có : $\int_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – x} \right]{\rm{d}}x} = 3\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \int_0^2 {x{\rm{d}}x} = 3\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \left. {\frac{{{x^2}}}{2}} \right|_0^2 = 3\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – 2$.

$ \Rightarrow \int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{{\int_0^2 {\left[ {3f\left( x \right) – x} \right]{\rm{d}}x} + 2}}{3} = \frac{7}{3}$.

Mức độ 2

Câu 1. Cho $\int\limits_1^2 {\left[ {4f\left( x \right) – 2x} \right]dx} = 1$. Khi đó $\int\limits_1^2 {f\left( x \right)} dx$bằng :

A.$1$. B. $ – 3$. C. $3$. D. $ – 1$.

Lời giải

Chọn A

$\begin{array}{l}\int\limits_1^2 {\left[ {4f\left( x \right) – 2x} \right]dx} = 1 \Leftrightarrow 4\int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx – 2\int\limits_1^2 {xdx} } = 1 \Leftrightarrow 4\int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx – 2.} \left. {\frac{{{x^2}}}{2}} \right|_1^2 = 1\\ \Leftrightarrow 4\int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx = 4 \Leftrightarrow } \int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx = 1} \end{array}$

Câu 2. Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên đoạn $\left[ {0;\,10} \right]$ và $\int\limits_0^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x = 7} $ và $\int\limits_2^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x = 3} $. Tính $P = \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x + \int\limits_6^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x} } $.

A. $P = 7$. B. $P = – 4$. C. $P = 4$. D. $P = 10$.

Lời giải

Chọn C

Ta có $\int\limits_0^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x = 7} $$ \Leftrightarrow \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_2^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_6^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 7$

$ \Leftrightarrow \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_6^{10} {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 7 – 3 = 4$.

Vậy $P = 4$.

Câu 3. Nếu $\int_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2$ thì $\int_{ – 1}^0 {f\left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} $ bằng

A.$ – 4$. B.4. C.$1$. D.$ – 1$.

Lời giải

Chọn C

Đặt $t = 2x + 1 \Rightarrow {\rm{d}}t = 2{\rm{d}}x$.

Đổi cận : $\left\{ \begin{array}{l}x = – 1 \Rightarrow t = – 1\\x = 0 \Rightarrow t = 1\end{array} \right.$ .

$\int_{ – 1}^0 {f\left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{2}\int_{ – 1}^1 {f\left( t \right){\rm{d}}t} = 1$.

Câu 4. Biết $y = f\left( x \right)$ là hàm số chẵn, xác định, liên tục trên $\left[ { – 1;1} \right]$và $\int_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2$.Tính$\int_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $

A.0. B.4. C.$1$. D.2.

Lời giải

Chọn B

Vì$y = f\left( x \right)$là hàm số chẵn,xác định,liên tục trên $\left[ { – 1;1} \right]$ nên $\int_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2\int_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 4$.

Câu 5. Biết $y = f\left( x \right)$ là hàm số lẻ, xác định, liên tục trên $\left[ { – 2;2} \right]$ và $\int_{ – 2}^0 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 4$.Tính$\int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $

A.$ – 4$. B.4. C.0. D.2.

Lờigiải

Chọn A

Vì$y = f\left( x \right)$là hàm số lẻ,xác định,liên tục trên $\left[ { – 2;2} \right]$ nên $\int_{ – 2}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 0 \Leftrightarrow \int_{ – 2}^0 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 0 \Leftrightarrow \int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – \int_{ – 2}^0 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – 4$.

Câu 6. Biết $\int_1^2 {\left[ {3f\left( x \right) + 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 8,\,\,\int_1^2 {\left[ {4f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 7$. Tính$\int_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $

A.1. B.4. C.3. D.2.

Lời giải

Chọn D

Đặt $a = \int_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} ,\,\,\,b = \int_1^2 {g\left( x \right){\rm{d}}x} $ . Theo đề bài ta có: $\left\{ \begin{array}{l}3a + 2b = 8\\4a – b = 7\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 1\end{array} \right.$ .

Vậy $\int_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2$.

Câu 7. Cho $\int\limits_1^2 {\left[ {3f\left( x \right) + 2g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = 1$, $\int\limits_1^2 {\left[ {2f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = – 3$. Khi đó, $\int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A. $\frac{{11}}{7}$. B.$ – \frac{5}{7}$. C. $\frac{6}{7}$. D. $\frac{{16}}{7}$.

Lời giải

Chọn B.

Đặt $a = \int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $, $b = \int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $, ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}3a + 2b = 1\\2a – b = – 3\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = – \frac{5}{7}\\b = \frac{{11}}{7}\end{array} \right.$

Vậy $\int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – \frac{5}{7}$.

Câu 8Cho $\int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 3$, $\int\limits_0^2 {f\left( {5x + 2} \right){\rm{d}}x} = 3$. Khi đó $\int\limits_1^{12} {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A. $18$. B. $12$. C. $6$. D. $10$.

Lời giải

Chọn A

Đặt $t = 5x + 2$$ \Rightarrow $${\rm{d}}t = 5{\rm{d}}x$, với $x = 0 \Rightarrow t = 2$; $x = 2 \Rightarrow t = 12$.

$ \Rightarrow \int\limits_0^2 {f\left( {5x + 2} \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{5}\int\limits_2^{12} {f\left( t \right){\rm{d}}t} $$ \Rightarrow \int\limits_2^{12} {f\left( t \right){\rm{d}}t} = 5.\int\limits_1^2 {f\left( t \right){\rm{d}}t} = 15$.

Vậy ta có $\int\limits_1^{12} {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_2^{12} {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 3 + 15 = 18$.

Câu 9. Cho $\int\limits_{ – 1}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 5$, $\int\limits_2^{ – 1} {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 3$. Khi đó $\int\limits_{ – 1}^2 {\left[ {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} $ bằng

A. $8$. B. $ – 8$. C. $2$. D. $ – 2$.

Lời giải

Chọn A

Ta có : $\int\limits_2^{ – 1} {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 3 \Rightarrow \int\limits_{ – 1}^2 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = – 3$.

$\int\limits_{ – 1}^2 {\left[ {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_{ – 1}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \int\limits_{ – 1}^2 {g\left( x \right){\rm{d}}x} = 8$.

Câu 10. Cho hàm số $f\left( x \right)$có đạo hàm liên tục trên đoạn $\left[ { – 1;3} \right],\,\,f\left( { – 1} \right) = 3$ và$\int\limits_{ – 1}^3 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} = 10$. Tính $f\left( 3 \right)$.

A. $ – 13$. B.$13$. C. $ – 7$. D. $7$.

Lời giải

Chọn B

Ta có : $\int\limits_{ – 1}^3 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {f\left( x \right)} \right|_{ – 1}^3 = f\left( 3 \right) – f\left( { – 1} \right) = 10 \Rightarrow f\left( 3 \right) = 10 + f\left( { – 1} \right) = 13$.

Mức độ 3

Câu 1. Cho $\int\limits_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 1$. Tính$\int\limits_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {f\left( x \right) + {{\sin }^{2021}}x} \right]{\rm{d}}x} $

A. $ – 1$. B. 2021. C.1. D. $ – 2021$.

Lời giải

Chọn C

Vì $y = {\sin ^{2021}}x$ là hàm số lẻ, xác định và liên tục trên $\left[ { – \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]$nên $\int\limits_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^{2021}}x{\rm{d}}x} = 0$.

$ \Rightarrow \int\limits_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {f\left( x \right) + {{\sin }^{2021}}x} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^{2021}}x{\rm{d}}x} = 1$.

Câu 2. Cho $f\left( x \right)$, $g\left( x \right)$ là hai hàm số liên tục trên đoạn $\left[ { – 1;1} \right]$ và $f\left( x \right)$ là hàm số chẵn, $g\left( x \right)$ là hàm số lẻ. Biết $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x = 5} $;$\int\limits_0^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x = 7\,} $. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. $\int\limits_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x = 10} $. B. $\int\limits_{ – 1}^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x = 10} $.

C. $\int\limits_{ – 1}^1 {\left[ {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x = 10} $. D. $\int\limits_{ – 1}^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x = 14} $.

Lời giải

Chọn D

Vì $f\left( x \right)$ là hàm số chẵn nên $\int\limits_{ – 1}^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x = 2} \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = 2.5$$ = 10$.

Vì $g\left( x \right)$ là hàm số lẻ nên $\int\limits_{ – 1}^1 {g\left( x \right){\rm{d}}x = 0} $.

$ \Rightarrow $$\int\limits_{ – 1}^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x = 10} $ và $\int\limits_{ – 1}^1 {\left[ {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x = 10} $.

Vậy đáp án D sai.

Câu 3. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ liên tục trên đoạn $\left[ { – 1\,;\,3} \right]$ thỏa mãn $\int\limits_0^1 {f\left( x \right)} \,{\rm{d}}x = 2$ và $\int\limits_1^3 {f\left( x \right)} \,{\rm{d}}x = 4$. Tính $\int\limits_{ – 1}^3 {f\left( {\left| x \right|} \right)\,} {\rm{d}}x$.

A. 6. B. 4. C. 8. D. 2.

Lời giải

Chọn C

Vì $f\left( {\left| x \right|} \right)$ là hàm chẵn nên $\int\limits_{ – 1}^1 {f\left( {\left| x \right|} \right)\,} {\rm{d}}x = 2\int\limits_0^1 {f\left( {\left| x \right|} \right)\,} {\rm{d}}x = 2\int\limits_0^1 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x = 4$.

Ta có: $\int\limits_{ – 1}^3 {f\left( {\left| x \right|} \right)\,} {\rm{d}}x = \int\limits_{ – 1}^1 {f\left( {\left| x \right|} \right)\,} {\rm{d}}x\, + \int\limits_1^3 {f\left( {\left| x \right|} \right)\,} {\rm{d}}x$$ = 2\int\limits_0^1 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x + \int\limits_1^3 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x = 4 + 4 = 8$.

Câu 4. Cho hàm số $f\left( x \right)$ là hàm số lẻ, liên tục trên $\left[ { – 4;4} \right]$. Biết rằng $\int_{ – 2}^0 {f\left( { – x} \right){\rm{d}}x} = 2$ và $\int_1^2 {f\left( { – 2x} \right){\rm{d}}x} = 4$. Tính tích phân $I = \int_0^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

A.$ – 10$. B. $ – 10$. C.$6$. D. $ – 6$.

Lời giải

Chọn D

Vì $f\left( x \right)$ là hàm số lẻ nên : $2 = \int_{ – 2}^0 {f\left( { – x} \right){\rm{d}}x} = – \int_{ – 2}^0 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

Đặt $t = 2x \Rightarrow {\rm{d}}t = 2{\rm{d}}x$.

Đổi cận: $x = 1 \Rightarrow t = 2,\,\,x = 2 \Rightarrow t = 4$.

$ \Rightarrow \int_1^2 {f\left( { – 2x} \right){\rm{d}}x} = – \int_1^2 {f\left( {2x} \right){\rm{d}}x} = – \frac{1}{2}\int_2^4 {f\left( t \right){\rm{d}}t} = 4 \Rightarrow \int_2^4 {f\left( t \right){\rm{d}}t} = – 8$.

$ \Rightarrow \int_2^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – 8$.

Vậy $I = \int_0^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int_2^4 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2 – 8 = – 6$.

Câu 5. Cho hàm số $f\left( x \right)$có đạo hàm liên tục trên $\left[ {0;1} \right]$, thỏa $2f\left( x \right) + 3f\left( {1 – x} \right) = \sqrt {1 – {x^2}} $. Giá trị tích phân $\int_0^1 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng?

A. 0. B. 1. C.$\frac{1}{2}$. D. $\frac{3}{2}$.

Lời giải

Chọn B

Ta có: $2f\left( x \right) + 3f\left( {1 – x} \right) = \sqrt {1 – {x^2}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2f\left( 0 \right) + 3f\left( 1 \right) = 1\\2f\left( 1 \right) + 3f\left( 0 \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f\left( 0 \right) = – \frac{2}{5}\\f\left( 1 \right) = \frac{3}{5}\end{array} \right.$.

Vậy: $\int_0^1 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {f\left( x \right)} \right|_0^1 = f\left( 1 \right) – f\left( 0 \right) = 1$.

Câu 6. Cho hàm số $f(x)$ có đạo hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và thỏa mãn $f(0) = 3$ và $f(x) + f(2 – x) = {x^2} – 2x + 2,\forall x \in \mathbb{R}$. Tích phân $\int\limits_0^2 {xf'(x){\rm{d}}x} $ bằng

A. $\frac{{ – 4}}{3}$. B. $\frac{2}{3}$. C. $\frac{5}{3}$. D. $\frac{{ – 10}}{3}$.

Lời giải

Chọn B

Thay $x = 0$ ta được $f(0) + f(2) = 2 \Rightarrow f(2) = 2 – f(0) = 2 – 3 = – 1$

Ta có: $\int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} = \int\limits_0^2 {f(2 – x){\rm{d}}x} $

Từ hệ thức đề ra: $\int\limits_0^2 {\left( {f(x) + f(2 – x)} \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^2 {\left( {{x^2} – 2x + 2} \right){\rm{d}}x} = \frac{8}{3} \Rightarrow \int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} = \frac{4}{3}.$

Áp dụng công thức tích phân từng phần, ta lại có:

$\int\limits_0^2 {xf'(x){\rm{d}}x} = \left. {xf(x)} \right|_0^2 – \int\limits_0^2 {f(x){\rm{d}}x} = 2.( – 1) – \frac{4}{3} = – \frac{{10}}{3}.$

Câu 7. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm liên tục trên đoạn $\left[ {0;1} \right]$ thỏa mãn $f\left( 1 \right) = 0$ và $\int\limits_0^1 {{x^{2018}}f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2$. Giá trị của $\int\limits_0^1 {{x^{2019}}f’\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A. $ – \frac{2}{{2019}}$. B.$ – 4038$. C. $\frac{2}{{2019}}$. D.$4038$

Lời giải

Chọn B

Ta có: $I = \int\limits_0^1 {{x^{2019}}f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \,\int\limits_0^1 {{x^{2019}}{\rm{d}}\left( {f\left( x \right)} \right)} = \left. {{x^{2019}}f\left( x \right)} \right|_0^1 – \int\limits_0^1 {2019{x^{2018}}f\left( x \right){\rm{d}}x} $

$ = f\left( 1 \right) – 2019\int\limits_0^1 {{x^{2018}}f\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = 0 – 2019.2 = – 4038$.

Câu 8. Cho $y = f\left( x \right)$, $y = \,g\left( x \right)$ là các hàm số có đạo hàm liên tục trên $\left[ {0;2} \right]$ và $\int\limits_0^2 {g\left( x \right).f\prime \left( x \right){\rm{d}}x} = 2$, $\int\limits_0^2 {g\prime \left( x \right).f\left( x \right){\rm{d}}x} = 3$. Tính tích phân $I = \int\limits_0^2 {{{\left[ {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right]}^\prime }{\rm{d}}x} $.

A.$I = – 1$. B.$I = 6$. C.$I = 5$. D. $I = 1$.

Lời giải

Chọn C

Xét tích phân $I = \int\limits_0^2 {{{\left[ {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right]}^\prime }{\rm{d}}x} = \int\limits_0^2 {\left[ {f’\left( x \right).g\left( x \right) + f\left( x \right).g’\left( x \right)} \right]{\rm{d}}x} $

$ = \int\limits_0^2 {g\prime \left( x \right).f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_0^2 {g\left( x \right).f\prime \left( x \right){\rm{d}}x} = 5$.

Câu 9. Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định trên $\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}$ thỏa mãn $f’\left( x \right) = \frac{2}{{2x – 1}}$ và $f\left( 0 \right) = 1,\,\,f\left( 1 \right) = 2$. Giá trị của biểu thức $f\left( { – 1} \right) + f\left( 3 \right)$ bằng

A. $4 + \ln 15$. B.$2 + \ln 15$. C. $3 + \ln 15$. D. $\ln 15$.

Lời giải

Chọn C

Ta có $f\left( x \right) = \int {f’\left( x \right){\rm{d}}x = \int {\frac{2}{{2x – 1}}{\rm{d}}x = \int {\frac{{2.\frac{1}{2}{\rm{d}}\left( {2x – 1} \right)}}{{2x – 1}}} } } = \ln \left| {2x – 1} \right| + c$.

+) Với $x < \frac{1}{2}$ từ giả thiết $\,f\left( 0 \right) = 1$ $ \Leftrightarrow {C_1} = 1$$ \Leftrightarrow f\left( x \right) = \ln \left| {2x – 1} \right| + 1$.

+) Với $x > \frac{1}{2}$ từ giả thiết $\,f\left( 1 \right) = 2$ $ \Leftrightarrow {C_2} = 2$$ \Leftrightarrow f\left( x \right) = \ln \left| {2x – 1} \right| + 2$.

$ + )\,\,f\left( 0 \right) = 1$$ \Leftrightarrow c = 1$$ \Leftrightarrow f\left( x \right) = \ln \left| {2x – 1} \right| + 1$.

$\left\{ \begin{array}{l}f\left( { – 1} \right) = \ln 3 + 1\\f\left( 3 \right) = \ln 5 + 2\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow f\left( { – 1} \right) + f\left( 3 \right) = 3 + \ln 15$.

Câu 10. Cho $\int\limits_0^1 {\left( {1 + 3x} \right)f’\left( x \right){\rm{d}}x} = 2019$; $4f\left( 1 \right) – f\left( 0 \right) = 2020$Tính $\int\limits_0^{\frac{1}{3}} {f\left( {3x} \right){\rm{d}}x} $

A. $\frac{1}{9}$. B. $3$. C. $\frac{1}{3}$ D. $1$.

Lời giải

Chọn A

Đặt$\left\{ \begin{array}{l}u = 1 + 3x\\{\rm{d}}v = f’\left( x \right){\rm{d}}x\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{d}}u = 3{\rm{d}}x\\v = f\left( x \right)\end{array} \right.$

$\begin{array}{l}\int\limits_0^1 {\left( {1 + 3x} \right)f’\left( x \right){\rm{d}}x} = 2019\\ \Leftrightarrow \left( {1 + 3x} \right).\left. {f\left( x \right)} \right|_0^1 – \int\limits_0^1 {3.f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2019\\ \Leftrightarrow 4f\left( 1 \right) – f\left( 0 \right) – 3\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2019\\ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{3}\end{array}$

Ta có: $\int\limits_0^{\frac{1}{3}} {f\left( {3x} \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{3}\int\limits_0^1 {f\left( t \right){\rm{dt}}} = \frac{1}{3}.\frac{1}{3} = \frac{1}{9}$.

Câu 11. Cho hàm số $f(x)$ , biết $f’\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{{\ln x}}{x}{\rm{ khi }}x{\rm{ }} > {\rm{ }}0\\4{\left( {x + 2} \right)^3}{\rm{ khi }}x \le 0\end{array} \right.$ và thoả mãn $f(1) = 0$, $f( – 1) = 1$. Tính $f(e) + f(0)$.

A. $33$. B.$\frac{{33}}{2}$. C.$\frac{{31}}{2}$. D.$31$.

Lời giải

Chọn B

Với $x > 0$ ta có $f(x) = \int {f'(x){\rm{d}}x} = \int {\frac{{\ln x}}{x}} {\rm{d}}x = \int {\ln x{\rm{d}}\left( {\ln x} \right) = \frac{1}{2}{{\ln }^2}x + {C_1}} $

Do $f(1) = 0$ nên ${C_1} = 0$. Suy ra $f(x) = \frac{1}{2}{\ln ^2}x$

Với $x \le 0$ ta có $f(x) = \int {f'(x){\rm{d}}x} = \int {4{{(x + 2)}^3}{\rm{d}}x} $$ = \smallint 4{(x + 2)^3}{\rm{d}}(x + 2) = {(x + 2)^4} + {C_2}$

Do $f( – 1) = 1$ nên ${C_2} = 0$. Suy ra $f(x) = {(x + 2)^4}$.

Vậy $f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{2}{\ln ^2}x{\rm{ khi }}x > 0\\{\left( {x + 2} \right)^4}{\rm{khi }}x \le 0\end{array} \right.$.

Khi đó $f(e) = \frac{1}{2};\,\,f(0) = 16 \Rightarrow f(e) + f(0) = \frac{{33}}{2}$

Câu 12. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$có đạo hàm $f’\left( x \right)$ liên tục trên đoạn $\left[ {0;5} \right]$và đồ thị hàm số $y = f’\left( x \right)$trên đoạn $\left[ {0;5} \right]$ được cho như hình bên. Tìm mệnh đề đúng.

A.$f\left( 0 \right) = f\left( 5 \right) < f\left( 3 \right)$. B.$f\left( 3 \right) < f\left( 0 \right) = f\left( 5 \right)$.

C.$f\left( 3 \right) < f\left( 0 \right) < f\left( 5 \right)$. D.$f\left( 3 \right) < f\left( 5 \right) < f\left( 0 \right)$.

Lời giải

Chọn D

Ta có: $\int_3^5 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} = f\left( 5 \right) – f\left( 3 \right) > 0 \Rightarrow f\left( 5 \right) > f\left( 3 \right)$ .

$\int_0^3 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} = f\left( 3 \right) – f\left( 0 \right) < 0 \Rightarrow f\left( 3 \right) < f\left( 0 \right)$.

$\int_0^5 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} = f\left( 5 \right) – f\left( 0 \right) < 0 \Rightarrow f\left( 5 \right) < f\left( 0 \right)$.

Vậy $f\left( 3 \right) < f\left( 5 \right) < f\left( 0 \right)$.

Câu 13. Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\left[ {3;7} \right]$ và thỏa mãn $f\left( x \right) = f\left( {10 – x} \right)$với $\forall x \in \left[ {3;7} \right]$ và $\int\limits_3^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 4$. Tính $I = \int\limits_3^7 {xf\left( x \right){\rm{d}}x} $?

A.20. B. -20. C. 40. D. -40.

Lời giải

Chọn A

Đặt $t = 10 – x \Rightarrow {\rm{d}}t = – {\rm{d}}x$ . Đổi cận $x = 3 \Rightarrow t = 7,\,\,x = 7 \Rightarrow t = 3$ .

Khi đó $I = – \int_7^3 {\left( {10 – t} \right)f\left( {10 – t} \right){\rm{d}}t} = \int_3^7 {\left( {10 – t} \right)f\left( {10 – t} \right){\rm{d}}t} = \int_3^7 {\left( {10 – x} \right)f\left( {10 – x} \right){\rm{d}}x} $ .

Vì $f\left( x \right) = f\left( {10 – x} \right) \Rightarrow I = \int_3^7 {\left( {10 – x} \right)f\left( x \right){\rm{d}}x} = 10\int\limits_3^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x} – \int\limits_3^7 {xf\left( x \right){\rm{d}}x} $.

$ \Rightarrow I = 10.4 – I \Rightarrow I = 20$.

Câu 14. Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ thỏa $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2$ và $\int\limits_0^2 {f\left( {3x + 1} \right){\rm{d}}x} = 6$. Tính $I = \int\limits_0^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $

A. $I = 16$. B. $I = 18$. C. $I = 8$. D. $I = 20$.

Lời giải

Chọn D

$A = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2$, $B = \int\limits_0^2 {f\left( {3x + 1} \right){\rm{d}}x} = 6$ đặt $t = 3x + 1 \Rightarrow dt = 3dx$.

Đổi cận : $\left\langle \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow t = 1\\x = 2 \Rightarrow t = 7\end{array} \right.$

Ta có: $B = \frac{1}{3}\int\limits_1^7 {f\left( t \right){\rm{dt}}} = 6 \Rightarrow \int\limits_1^7 {f\left( t \right){\rm{dt}}} = 18 \Rightarrow \int\limits_1^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x{\rm{ = 18}}} $.

Vậy $I = \int\limits_0^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_1^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 20$.

Câu 15. Biết $\int\limits_0^{{x^2}} {f\left( t \right)} {\rm{d}}t = x\cos \left( {\pi x} \right),\forall x \in \mathbb{R}$. Tính $f\left( 4 \right)$.

A. $1$. B. $ – \frac{1}{4}$. C. $ – 1$. D. $\frac{1}{4}$.

Lời giải

Chọn D

Đặt $F\left( x \right) = \int {f\left( x \right){\rm{d}}x} \Rightarrow F’\left( x \right) = f\left( x \right)$. Ta có:

$\int\limits_0^{{x^2}} {f\left( t \right)} {\rm{d}}t = x\cos \left( {\pi x} \right) \Leftrightarrow \left. {F\left( t \right)} \right|_0^{{x^2}} = x\cos \left( {\pi x} \right) \Leftrightarrow F\left( {{x^2}} \right) – F\left( 0 \right) = x\cos \left( {\pi x} \right)$.

Đạo hàm hai vế ta có:

$2xf\left( {{x^2}} \right) = \cos \left( {\pi x} \right) – \pi x\sin \left( {\pi x} \right)$.

Chọn $x = 2$$ \Rightarrow $$4f\left( 4 \right) = \cos \left( {2\pi } \right) – 2\pi .\sin \left( {2\pi } \right) \Leftrightarrow f\left( 4 \right) = \frac{1}{4}$.

Mức độ 4

Câu 1. Cho hàm số $f\left( x \right)$ có đạo hàm liên tục trên đoạn $\left[ {0;\,1} \right]$ thỏa mãn $f\left( 1 \right) = 0$, $\int\limits_0^1 {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x} = 7$ và $\int\limits_0^1 {{x^2}f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{3}$. Tích phân $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A. $\frac{7}{5}$. B. $1$. C. $\frac{7}{4}$. D. $4$.

Lời giải

Chọn A

Từ giả thiết: $\int\limits_0^1 {{x^2}f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{3}$$ \Rightarrow \int\limits_0^1 {3{x^2}f\left( x \right){\rm{d}}x} = 1$.

Tính: $I = \int\limits_0^1 {3{x^2}f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

Đặt: $\left\{ \begin{array}{l}u = f\left( x \right)\\{\rm{d}}v = 3{x^2}{\rm{d}}x\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{d}}u = f’\left( x \right){\rm{d}}x\\v = {x^3}\end{array} \right.$.

Ta có:

$I = \int\limits_0^1 {3{x^2}f\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {{x^3}f\left( x \right)} \right|_0^1 – \int\limits_0^1 {{x^3}.f’\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = 1.f\left( 1 \right) – 0.f\left( 0 \right) – \int\limits_0^1 {{x^3}.f’\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = – \int\limits_0^1 {{x^3}.f’\left( x \right){\rm{d}}x} $.

Mà: $\int\limits_0^1 {3{x^2}f\left( x \right){\rm{d}}x} = 1$$ \Rightarrow 1 = – \int\limits_0^1 {{x^3}.f’\left( x \right){\rm{d}}x} $

$ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {{x^3}.f’\left( x \right){\rm{d}}x} = – 1$$ \Leftrightarrow 7\int\limits_0^1 {{x^3}.f’\left( x \right){\rm{d}}x} = – 7$$ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {7{x^3}.f’\left( x \right){\rm{d}}x} = – \int\limits_0^1 {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x} $, (theo giả thiết: $\int\limits_0^1 {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x} = 7$).

$ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {\left( {7{x^3}.f’\left( x \right){\rm{ + }}{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}} \right)} {\rm{d}}x = 0$$ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {f’\left( x \right)\left[ {7{x^3}{\rm{ + }}\,f’\left( x \right)} \right]} {\rm{d}}x = 0$

$ \Rightarrow 7{x^3}{\rm{ + }}\,f’\left( x \right) = 0$$ \Leftrightarrow f’\left( x \right) = – 7{x^3}$$ \Rightarrow f\left( x \right) = – \frac{7}{4}{x^4} + C$.

Với $f\left( 1 \right) = 0$$ \Rightarrow – \frac{7}{4}{.1^4} + C = 0$$ \Rightarrow C = \frac{7}{4}$.

Khi đó: $f\left( x \right) = – \frac{7}{4}{x^4} + \frac{7}{4}$.

Vậy: $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {\left( { – \frac{7}{4}{x^4} + \frac{7}{4}} \right)} {\rm{d}}x$$ = \left. { – \frac{7}{4}\left( {\frac{{{x^5}}}{5} – x} \right)} \right|_0^1$$ = \frac{7}{5}$.

Câu 2. Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và có $\int\limits_0^3 {f(x){\rm{d}}x} = 8$ và $\int\limits_0^5 {f(x){\rm{d}}x} = 4$. Tính $\int\limits_{ – 1}^1 {f(\left| {4x – 1} \right|){\rm{d}}x} $

A. $\frac{9}{4}$. B. $\frac{{11}}{4}$. C. $3$. D. $6$.

Lời giải

Chọn C

Ta có: $\int\limits_{ – 1}^1 {f(\left| {4x – 1} \right|){\rm{d}}x} = \int\limits_{ – 1}^{\frac{1}{4}} {f( – 4x + 1){\rm{d}}x} + \int\limits_{\frac{1}{4}}^1 {f(4x – 1){\rm{d}}x} $.

Tính: $A = \int\limits_{ – 1}^{\frac{1}{4}} {f( – 4x + 1){\rm{d}}x} $. Đặt $t = – 4x + 1 \Rightarrow – \frac{1}{4}{\rm{d}}t = {\rm{d}}x$

$ \Rightarrow A = – \frac{1}{4}\int\limits_5^0 {f(t){\rm{d}}t} = \frac{1}{4}\int\limits_0^5 {f(t){\rm{d}}t} = 1$

Tính: $B = \int\limits_{\frac{1}{4}}^1 {f(4x – 1){\rm{d}}x} $. Đặt $t = 4x – 1 \Rightarrow \frac{1}{4}{\rm{d}}t = {\rm{d}}x$

$ \Rightarrow B = \frac{1}{4}\int\limits_0^3 {f(t){\rm{d}}t} = 2$.

Vậy $\int\limits_{ – 1}^1 {f(\left| {4x – 1} \right|){\rm{d}}x} = A + B = 3$.

Câu 3. Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên tập hợp $\mathbb{R}$ và thỏa mãn $\int\limits_0^{\ln 3} {f\left( {{e^x} + 3} \right){\rm{d}}x} = 1$, $\int\limits_4^6 {\frac{{\left( {2x – 1} \right)f\left( x \right)}}{{x – 3}}{\rm{d}}x} = – 3$. Giá trị của $\int\limits_4^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ bằng

A. $10$. B. $ – 5$. C. $ – 4$. D. $12$.

Lời giải

Chọn C

Đặt ${I_1} = \int\limits_0^{\ln 3} {f\left( {{e^x} + 3} \right){\rm{d}}x} = 1$.

Đặt ${e^x} + 3 = t \Rightarrow {e^x} = t – 3 \Rightarrow {e^x}{\rm{d}}x = dt \Rightarrow {\rm{d}}x = \frac{{dt}}{{t – 3}}$

Đổi cận: $x = 0 \Rightarrow t = 4$, $x = \ln 3 \Rightarrow t = 6$.

Khi đó: ${I_1} = \int\limits_4^6 {\frac{{f\left( t \right){\rm{d}}t}}{{t – 3}}} = \int\limits_4^6 {\frac{{f\left( x \right){\rm{d}}x}}{{x – 3}}} = 1$.

Ta có $\int\limits_4^6 {\frac{{\left( {2x – 1} \right)f\left( x \right)}}{{x – 3}}{\rm{d}}x} = \int\limits_4^6 {\frac{{\left( {2x – 6} \right)f\left( x \right) + 5f\left( x \right)}}{{x – 3}}{\rm{d}}x} = 2\int\limits_4^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + 5\int\limits_4^6 {\frac{{f\left( x \right)}}{{x – 3}}{\rm{d}}x} = – 3$.

$ \Rightarrow 2\int\limits_4^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + 5 = – 3 \Rightarrow \int\limits_4^6 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = – 4$.

Câu 4. Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định trên $\left[ {0;\frac{\pi }{2}} \right]$ thỏa mãn $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {{f^2}\left( x \right) – 2\sqrt 2 f\left( x \right)\sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)} \right]{\mathop{\rm d}\nolimits} x} = \frac{{2 – \pi }}{2}$. Tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( x \right){\mathop{\rm d}\nolimits} x} $ bằng

A. $\frac{\pi }{4}$. B. $0$. C. $1$. D. $\frac{\pi }{2}$.

Lời giải

Chọn B

Ta có: $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {2{{\sin }^2}\left( {x – \frac{\pi }{4}} \right){\mathop{\rm d}\nolimits} x} $$ = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {1 – \cos \left( {2x – \frac{\pi }{2}} \right)} \right]{\mathop{\rm d}\nolimits} x} $$ = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left( {1 – \sin 2x} \right){\mathop{\rm d}\nolimits} x} $

$ = \left. {\left( {x + \frac{1}{2}\cos 2x} \right)} \right|_0^{\frac{\pi }{2}}$$ = \frac{{\pi – 2}}{2}$.

Do đó: $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {{f^2}\left( x \right) – 2\sqrt 2 f\left( x \right)\sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)} \right]{\mathop{\rm d}\nolimits} x} $$ + \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {2{{\sin }^2}\left( {x – \frac{\pi }{4}} \right){\mathop{\rm d}\nolimits} x} $$ = \frac{{2 – \pi }}{2} + \frac{{\pi – 2}}{2} = 0$

$ \Leftrightarrow \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {{f^2}\left( x \right) – 2\sqrt 2 f\left( x \right)\sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right) + 2{{\sin }^2}\left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)} \right]{\mathop{\rm d}\nolimits} x} = 0$

$ \Leftrightarrow \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\left[ {f\left( x \right) – \sqrt 2 \sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)} \right]}^2}{\mathop{\rm d}\nolimits} x} = 0$

Suy ra $f\left( x \right) – \sqrt 2 \sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right) = 0$, hay $f\left( x \right) = \sqrt 2 \sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)$.

Bởi vậy: $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( x \right){\mathop{\rm d}\nolimits} x} = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sqrt 2 \sin \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right){\mathop{\rm d}\nolimits} x} $$ = \left. { – \sqrt 2 \cos \left( {x – \frac{\pi }{4}} \right)} \right|_0^{\frac{\pi }{2}} = 0$.

Câu 5. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$. Biết $\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {f\left( {\tan \,x} \right)} {\rm{d}}x = 4$ và $\int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}f\left( x \right)}}{{{x^2} + 1}}} {\rm{d}}x = 2$. Tính $I = \int\limits_0^1 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x$.

A. $I = 4$. B. $I = 3$. C.$I = 6$. D.$I = 2$.

Lời giải

Chọn C

Đặt $t = \tan \,x;{\rm{d}}t = \left( {{{\tan }^2}x + 1} \right){\rm{d}}x;{\rm{d}}x = \frac{{{\rm{d}}t}}{{{t^2} + 1}}$ và đổi cận

Ta được $\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {f\left( {\tan \,x} \right)} {\rm{d}}x = \int\limits_0^1 {\frac{{f\left( t \right)}}{{{t^2} + 1}}} {\rm{d}}t = \int\limits_0^1 {\frac{{f\left( x \right)}}{{{x^2} + 1}}} {\rm{d}}x = 4;$

$I = \int\limits_0^1 {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = \int\limits_0^1 {\frac{{\left( {{x^2} + 1} \right)f\left( x \right)}}{{{x^2} + 1}}} {\rm{d}}x = \int\limits_0^1 {\frac{{f\left( x \right)}}{{{x^2} + 1}}} {\rm{d}}x + \int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}f\left( x \right)}}{{{x^2} + 1}}} {\rm{d}}x = 4 + 2 = 6$.

Câu 6. Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và thỏa $\int\limits_{ – 2}^2 {f\left( {\sqrt {{x^2} + 5} – x} \right){\rm{d}}x} = 1,$$\int\limits_1^5 {\frac{{f\left( x \right)}}{{{x^2}}}{\rm{d}}x} = 3.$ Tính $\int\limits_1^5 {f\left( x \right){\rm{d}}x} .$

A. -15. B. -2. C. -13. D. 0.

Lời giải

Chọn C

Đặt: $t = \sqrt {{x^2} + 5} – x \Rightarrow x = \frac{{5 – {t^2}}}{{2t}} \Rightarrow {\rm{d}}x = – \left( {\frac{1}{2} + \frac{5}{{2{t^2}}}} \right){\rm{d}}t$.

Ta có: $1 = \int\limits_1^5 {f\left( t \right)} \left( {\frac{1}{2} + \frac{5}{{2{t^2}}}} \right){\rm{d}}t = \frac{1}{2}\int\limits_1^5 {f\left( t \right)} {\rm{d}}t + \frac{5}{2}\int\limits_1^5 {\frac{{f\left( t \right)}}{{{t^2}}}{\rm{d}}t} $

$ \Rightarrow \frac{1}{2}\int\limits_1^5 {f\left( t \right)} {\rm{d}}t = 1 – \frac{5}{2}\int\limits_1^5 {\frac{{f\left( t \right)}}{{{t^2}}}{\rm{d}}t} = 1 – \frac{5}{2}.3 = – \frac{{13}}{2}$

$ \Rightarrow \int\limits_1^5 {f\left( t \right)} {\rm{d}}t = – 13$.

Câu 7. Cho hàm số $f\left( x \right)$ có đạo hàm liên tục trên đoạn $\left[ {0;\,1} \right]$ thỏa mãn $f\left( 1 \right) = 1$, $\,\int\limits_0^1 {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x = \frac{9}{5}} $ và $\int\limits_0^1 {f\left( {\sqrt x } \right){\rm{d}}x} = \frac{2}{5}$. Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

A. $I = \frac{3}{5}$. B. $I = \frac{1}{4}$. C. $I = \frac{3}{4}$. D. $I = \frac{1}{5}$.

Lờigiải

Chọn B

Đặt $t = \sqrt x \Rightarrow {t^2} = x \Rightarrow {\rm{d}}x = 2t{\rm{d}}t$. Đổi cận $x = 0 \Rightarrow t = 0;\,\,x = 1 \Rightarrow t = 1$

Suy ra $\int\limits_0^1 {f\left( {\sqrt x } \right){\rm{d}}x} = 2\int\limits_0^1 {t.f\left( t \right){\rm{d}}t} $$ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {t.f\left( t \right){\rm{d}}t} = \frac{1}{5}$. Do đó $ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {x.f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{5}$

Mặt khác $\int\limits_0^1 {x.f\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {\frac{{{x^2}}}{2}f\left( x \right)} \right|_0^1 – \int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}}}{2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = \frac{1}{2} – \int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}}}{2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} $.

Suy ra $\int\limits_0^1 {\frac{{{x^2}}}{2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{2} – \frac{1}{5} = \frac{3}{{10}}$$ \Rightarrow \int\limits_0^1 {{x^2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{3}{5}$

Ta tính được $\int\limits_0^1 {{{\left( {3{x^2}} \right)}^2}} {\rm{d}}x = \frac{9}{5}$.

Do đó $\int\limits_0^1 {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x – 2\int\limits_0^1 {3{x^2}f’\left( x \right){\rm{d}}x} } + \int\limits_0^1 {{{\left( {3{x^2}} \right)}^2}} {\rm{d}}x = 0$$ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {{{\left( {f’\left( x \right) – 3{x^2}} \right)}^2}{\rm{d}}x} = 0$

$ \Leftrightarrow f’\left( x \right) – 3{x^2} = 0$$ \Leftrightarrow f’\left( x \right) = 3{x^2}$$ \Leftrightarrow f\left( x \right) = {x^3} + C$.

Vì $f\left( 1 \right) = 1$ nên $f\left( x \right) = {x^3}$

Vậy $I = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {{x^3}{\rm{d}}x} = \frac{1}{4}$.

Câu 8. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ là hàm số chẵn, liên tục trên đoạn $\left[ { – \pi ;\pi } \right]$, thỏa mãn $\int_0^\pi {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 2$. Giá trị tích phân $I = \int_{ – \pi }^\pi {\frac{{f\left( x \right)}}{{{{2020}^x} + 1}}{\rm{d}}x} $ bằng?

A. $\frac{1}{{2020}}$. B.$\frac{1}{{{2^{2020}}}}$. C. ${2^{2020}}$. D.$2$.

Lờigiải

Chọn D

Đặt $t = – x \Rightarrow {\rm{d}}t = – {\rm{d}}x$ . Đổi cận $x = – \pi \Rightarrow t = \pi ,\,\,x = \pi \Rightarrow t = – \pi $.

$ \Rightarrow I = – \int_\pi ^{ – \pi } {\frac{{f\left( { – t} \right)}}{{{{2020}^{ – t}} + 1}}{\rm{d}}t} = \int_{ – \pi }^\pi {\frac{{f\left( t \right)}}{{{{2020}^{ – t}} + 1}}{\rm{d}}t} $ ( vì $y = f\left( x \right)$ là hàm số chẵn nên $f\left( t \right) = f\left( { – t} \right)$).

$I = \int_{ – \pi }^\pi {\frac{{{{2020}^t}f\left( t \right)}}{{{{2020}^t} + 1}}{\rm{d}}t} = \int_{ – \pi }^\pi {\frac{{\left( {{{2020}^t} + 1 – 1} \right)f\left( t \right)}}{{{{2020}^t} + 1}}{\rm{d}}t} = \int_{ – \pi }^\pi {f\left( t \right){\rm{d}}t} – \int_{ – \pi }^\pi {\frac{{f\left( t \right)}}{{{{2020}^t} + 1}}{\rm{d}}t} $

$2I = \int_{ – \pi }^\pi {f\left( t \right){\rm{d}}t} = 2\int_0^\pi {f\left( t \right){\rm{d}}t} $( vì $y = f\left( t \right)$ là hàm số chẵn )

Vậy $I = \int_0^\pi {f\left( t \right){\rm{d}}t} = 2$ .

Câu 9. Cho hàm số $f\left( x \right)$ xác định trên $\mathbb{R}\backslash \left\{ { – 2;1} \right\}$ thỏa mãn $f’\left( x \right) = \frac{1}{{{x^2} + x – 2}}$; $f\left( 0 \right) = \frac{1}{3}$ và $f\left( { – 3} \right) – f\left( 3 \right) = 0$. Tính giá trị biểu thức $T = f\left( { – 4} \right) + f\left( { – 1} \right) – f\left( 4 \right)$.

A. $\frac{1}{3}\ln 2 + \frac{1}{3}$. B. $\ln 80 + 1$. C. $\frac{1}{3}\ln \left( {\frac{4}{5}} \right) + \ln 2 + 1$. D. $\frac{1}{3}\ln \left( {\frac{8}{5}} \right) + 1$.

Lời giải

Chọn A

Ta có: $f’\left( x \right) = \frac{1}{{\left( {x – 1} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \frac{1}{3}\left( {\frac{1}{{x – 1}} – \frac{1}{{x + 2}}} \right)$.

$I = f\left( { – 3} \right) – f\left( { – 4} \right) = \int\limits_{ – 4}^{ – 3} {f’\left( x \right){\rm{d}}x} $ $ = \left. {\frac{1}{3}\ln \left| {\frac{{x – 1}}{{x + 2}}} \right|} \right|_{ – 4}^{ – 3} = \frac{1}{3}\ln \frac{8}{5}$.

$J = f\left( 0 \right) – f\left( { – 1} \right) = \int\limits_{ – 1}^0 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = \left. {\frac{1}{3}\ln \left| {\frac{{x – 1}}{{x + 2}}} \right|} \right|_{ – 1}^0 = – \frac{2}{3}\ln 2$.

$K = f\left( 4 \right) – f\left( 3 \right) = \int\limits_3^4 {f’\left( x \right)} {\rm{d}}x$$ = \left. {\frac{1}{3}\ln \left| {\frac{{x – 1}}{{x + 2}}} \right|} \right|_3^4 = \frac{1}{3}\ln \frac{5}{4}$.

$ – I – J – K = f\left( { – 4} \right) – f\left( { – 3} \right) + f\left( { – 1} \right) – f\left( 0 \right) + f\left( 3 \right) – f\left( 4 \right)$

$ = \left[ {f\left( { – 4} \right) + f\left( { – 1} \right) – f\left( 4 \right)} \right] – f\left( 0 \right) – \left[ {f\left( { – 3} \right) – f\left( 3 \right)} \right]$.

$f\left( { – 4} \right) + f\left( { – 1} \right) – f\left( 4 \right) = – I – J – K + f\left( 0 \right) + \left[ {f\left( { – 3} \right) – f\left( 3 \right)} \right]$.

$T = f\left( { – 4} \right) + f\left( { – 1} \right) – f\left( 4 \right) = – \frac{1}{3}\ln \frac{8}{5} + \frac{2}{3}\ln 2 – \frac{1}{3}\ln \frac{5}{4} + \frac{1}{3} = \frac{1}{3}\ln 2 + \frac{1}{3}$

Câu 10. Biết $I = \int_0^\pi {\frac{{x{{\sin }^{2020}}x}}{{{{\sin }^{2020}}x + {{\cos }^{2020}}x}}} {\rm{d}}x = \frac{{{\pi ^a}}}{b} + c,\,\,\left( {a,b,c \in {\mathbb{Z}^ + }} \right).$ Tính $P = a.b.c$

A. $4$. B.$0$. C. ${2^{2020}}$. D. ${4^{2020}}$.

Lời giải

Chọn B

Đặt $t = \pi – x \Rightarrow {\rm{d}}t = – {\rm{d}}x$. Đổi cận $x = 0 \Rightarrow t = \pi ,\,\,x = \pi \Rightarrow t = 0$.

$I = – \int_\pi ^0 {\frac{{\left( {\pi – t} \right){{\sin }^{2020}}t}}{{{{\sin }^{2020}}t + {{\cos }^{2020}}t}}} {\rm{d}}t = \int_0^\pi {\frac{{\pi {{\sin }^{2020}}t}}{{{{\sin }^{2020}}t + {{\cos }^{2020}}t}}} {\rm{d}}t – I \Rightarrow I = \frac{\pi }{2}\int_0^\pi {\frac{{{{\sin }^{2020}}t}}{{{{\sin }^{2020}}t + {{\cos }^{2020}}t}}} {\rm{d}}t$.

Đặt $u = \frac{\pi }{2} – t \Rightarrow {\rm{d}}u = – {\rm{d}}t$. Đổi cận $t = 0 \Rightarrow u = \frac{\pi }{2},\,\,t = \pi \Rightarrow u = – \frac{\pi }{2}$.

$I = \frac{\pi }{2}\int_0^\pi {\frac{{{{\sin }^{2020}}t}}{{{{\sin }^{2020}}t + {{\cos }^{2020}}t}}} {\rm{d}}t = \frac{\pi }{2}\int_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{{{\cos }^{2020}}u}}{{{{\sin }^{2020}}u + {{\cos }^{2020}}u}}} {\rm{d}}u$

Vì $f\left( u \right) = \frac{{{{\cos }^{2020}}u}}{{{{\sin }^{2020}}u + {{\cos }^{2020}}u}}$ là hàm số chẵn, liên tục trên $\left[ { – \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]$

nên$I = \frac{\pi }{2}\int_{ – \frac{\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{{{\cos }^{2020}}u}}{{{{\sin }^{2020}}u + {{\cos }^{2020}}u}}} {\rm{d}}u = \pi \int_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{{{\cos }^{2020}}u}}{{{{\sin }^{2020}}u + {{\cos }^{2020}}u}}} {\rm{d}}u$.

Xét $J = \pi \int_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{si{n^{2020}}t}}{{{{\sin }^{2020}}t + {{\cos }^{2020}}t}}} {\rm{d}}t$ .

Ta có: $I + J = \pi \int_0^{\frac{\pi }{2}} {{\rm{d}}t} = \frac{{{\pi ^2}}}{2}$ .

Mặt khác: $I = \pi \int_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{{{\cos }^{2020}}u}}{{{{\sin }^{2020}}u + {{\cos }^{2020}}u}}} {\rm{d}}u = \pi \int_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{si{n^{2020}}t}}{{{{\sin }^{2020}}t + {{\cos }^{2020}}t}}} {\rm{d}}t = J$( dễ dàng suy ra được thông qua phép đổi biến $t = \frac{\pi }{2} – u$ ).

$ \Rightarrow I = J = \frac{{{\pi ^2}}}{4}$.

Vậy $abc = 0$ .

Câu 11. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ và có đồ thị như hình vẽ.

Description: C:\Users\Minh Thuy\Desktop\57183852_2175569945871067_1750928355487645696_n.png

Giá trị của biểu thức $I = \int\limits_0^4 {f’\left( {x – 2} \right){\rm{d}}x + } \int\limits_0^2 {f’\left( {x + 2} \right){\rm{d}}x} $bằng

A. $ – 2$. B. $2$. C. $6$. D. $10$.

Lờigiải

Chọn C

Cách1:

Đặt ${I_1} = \int\limits_0^4 {f’\left( {x – 2} \right){\rm{d}}x} $, ${I_2} = \int\limits_0^2 {f’\left( {x + 2} \right){\rm{d}}x} $.

Tính ${I_1}$: Đặt $u = x – 2 \Rightarrow {\rm{d}}u = {\rm{d}}x$.

Đổi cận:

Ta có: ${I_1} = \int\limits_{ – 2}^2 {f’\left( u \right){\rm{d}}u} = \int\limits_{ – 2}^2 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = f\left( x \right)\left| {_{ – 2}^{\,\,\,2}} \right. = f\left( 2 \right) – f\left( { – 2} \right) = 2 – \left( { – 2} \right) = 4$.

Tính ${I_2}$: Đặt $v = x + 2 \Rightarrow {\rm{d}}v = {\rm{d}}x$.

Đổi cận:

Ta có: ${I_2} = \int\limits_2^4 {f’\left( v \right){\rm{d}}v} = \int\limits_2^4 {f’\left( x \right){\rm{d}}x} $$ = f\left( x \right)\left| {_2^4} \right. = f\left( 4 \right) – f\left( 2 \right) = 4 – 2 = 2$.

Vậy: $I = {I_1} + {I_2} = 4 + 2 = 6$.

Cách2:$I = \int\limits_0^4 {f’\left( {x – 2} \right){\rm{d}}x + } \int\limits_0^2 {f’\left( {x + 2} \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^4 {f’\left( {x – 2} \right){\rm{d}}\left( {x – 2} \right) + } \int\limits_0^2 {f’\left( {x + 2} \right){\rm{d}}\left( {x + 2} \right)} $

$ = f\left( {x – 2} \right)\left| {_0^4} \right. + f\left( {x + 2} \right)\left| {_0^2} \right. = \left( {f\left( 2 \right) – f\left( { – 2} \right)} \right) + \left( {f\left( 4 \right) – f\left( 2 \right)} \right)$$ = \left( {2 – \left( { – 2} \right)} \right) + \left( {4 – 2} \right) = 6$.

Câu 12. Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\left[ {0;\,1} \right]$ và $f\left( x \right) + f\left( {1 – x} \right) = \frac{{{x^2} + 2x + 3}}{{x + 1}}$, $\forall x \in \left[ {0;\,1} \right]$.

Tính $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $

A. $\frac{3}{4} + \ln 2$. B. $\frac{3}{2} + 2\ln 2$. C. $\frac{3}{4} + 2\ln 2$. D. $3 + \ln 2$.

Lờigiải

Chọn A

Theo giả thiết, ta có: $f\left( x \right) + f\left( {1 – x} \right) = \frac{{{x^2} + 2x + 3}}{{x + 1}}$, $\forall x \in \left[ {0;\,1} \right]$ và $f\left( x \right)$ liên tục trên $\left[ {0;\,1} \right]$ nên $\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + f\left( {1 – x} \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {\frac{{{x^2} + 2x + 3}}{{x + 1}}{\rm{d}}x} $$ \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_0^1 {f\left( {1 – x} \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {\frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2} + 2}}{{x + 1}}{\rm{d}}x} $ (1)

Đặt $1 – x = t$ thì ${\rm{d}}x = – {\rm{d}}t$, với $x = 0 \Rightarrow t = 1$, với $x = 1 \Rightarrow t = 0$

Do đó: $\int\limits_0^1 {f\left( {1 – x} \right){\rm{d}}x} = – \int\limits_1^0 {f\left( t \right){\rm{d}}t} = \int\limits_0^1 {f\left( t \right){\rm{d}}t} = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $$ \Rightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_0^1 {f\left( {1 – x} \right){\rm{d}}x} = 2\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $ (2).

Lại có $\int\limits_0^1 {\frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^2} + 2}}{{x + 1}}{\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {\left( {x + 1 + \frac{2}{{x + 1}}} \right){\rm{d}}x} = \left. {\left( {\frac{{{x^2}}}{2} + x + 2\ln \left| {x + 1} \right|} \right)} \right|_0^1 = \frac{3}{2} + 2\ln 2$ (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra $2\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{3}{2} + 2\ln 2 \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{3}{4} + \ln 2$.

Câu 13. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$có đạo hàm $f’\left( x \right)$liên tục trên $\mathbb{R}$và thỏa mãn $f’\left( x \right) \in \left[ { – 1;1} \right]$với mọi

$x \in \left[ {0;2} \right]$. Biết rằng $f\left( 0 \right) = f\left( 2 \right) = 1$. Đặt$I = \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. $I \in \left( { – \infty ;0} \right]$. B. $I \in \left( {1; + \infty } \right)$. C. $I \in \left[ {1; + \infty } \right)$. D. $I \in \left( { – \infty ;0} \right)$.

Lờigiải

Chọn C

Ta có: $I = \int\limits_0^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

 Xét $\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = f\left( x \right) \Rightarrow du = f’\left( x \right){\rm{d}}x\\dv = {\rm{d}}x \Rightarrow v = x – 1\end{array} \right. \Rightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {\left( {x – 1} \right)f\left( x \right)} \right|_0^1 – \int_0^1 {\left( {x – 1} \right)f’\left( x \right){\rm{d}}x} $ .

$ \Rightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 1 + \int_0^1 {\left( {1 – x} \right)f’\left( x \right){\rm{d}}x} \ge \int_0^1 {\left( {1 – x} \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{2}$.

 Xét $\int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} $.

Đặt $\left\{ \begin{array}{l}u = f\left( x \right) \Rightarrow {\rm{d}}u = f’\left( x \right){\rm{d}}x\\{\rm{d}}v = {\rm{d}}x \Rightarrow v = x – 1\end{array} \right. \Rightarrow \int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {\left( {x – 1} \right)f\left( x \right)} \right|_1^2 – \int_1^2 {\left( {x – 1} \right)f’\left( x \right){\rm{d}}x} $ .

$ \Rightarrow \int\limits_1^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = 1 + \int_1^2 {\left( {1 – x} \right)f’\left( x \right){\rm{d}}x} \ge \int_1^2 {\left( {1 – x} \right){\rm{d}}x} = \frac{1}{2}$.

Vậy $I \ge 1$ .

Câu 14. Cho hàm số $y = f\left( x \right)$liên tục trên $\left[ {0;1} \right]$và thỏa mãn $\int_0^1 {xf\left( x \right){\rm{d}}x} = 0$và $\mathop {\max }\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| = 1$.Tích

phân $I = \int_0^1 {{e^x}f\left( x \right){\rm{d}}x} $ thuộc khoảng nào trong các khoảng sau đây?

A. $\left( { – \infty ; – \frac{5}{4}} \right)$. B. $\left( {\frac{3}{2};e – 1} \right)$. C. $\left( {e – 1; + \infty } \right)$. D.$\left( { – \frac{5}{4};\frac{3}{2}} \right)$.

Lờigiải

Chọn D

Ta có: $0 = \int\limits_0^1 {xf\left( x \right){\rm{d}}x} = a\int\limits_0^1 {xf\left( x \right){\rm{d}}x} = \int\limits_0^1 {axf\left( x \right){\rm{d}}x} ,$ với mọi $a \in \left[ {0;1} \right]$.

Với mọi $a \in \left[ {0;1} \right]$ ta có: $\left| {\int_0^1 {{e^x}f\left( x \right)dx} } \right| = \left| {\int_0^1 {{e^x}f\left( x \right){\rm{d}}x – \int_0^1 {axf\left( x \right){\rm{d}}x} } } \right| = \left| {\int_0^1 {\left( {{e^x} – ax} \right)f\left( x \right){\rm{d}}x} } \right| \le \int_0^1 {\left| {{e^x} – ax} \right|.\left| {f\left( x \right)} \right|{\rm{d}}x} $

$ \le \int_0^1 {\left| {{e^x} – ax} \right|.\mathop {Max}\limits_{\left[ {0;1} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right|{\rm{d}}x} = \int_0^1 {\left| {{e^x} – ax} \right|{\rm{d}}x} $.

Đặt $I\left( a \right) = \int_0^1 {\left( {{e^x} – ax} \right)} {\rm{d}}x$.

Suy ra $\left| {\int_0^1 {{e^x}f\left( x \right){\rm{d}}x} } \right| \le I\left( a \right),\,\,\,\,\forall a \in \left[ {0;1} \right]$$ \Rightarrow \left| {\int_0^1 {{e^x}f\left( x \right){\rm{d}}x} } \right| \le \mathop {Min}\limits_{\left[ {0;1} \right]} I\left( a \right)$.

Mặt khác: $I\left( a \right) = \int_0^1 {\left( {{e^x} – ax} \right)} {\rm{d}}x = \left. {\left( {{e^x} – \frac{{a{x^2}}}{2}} \right)} \right|_0^1 = e – \frac{a}{2} – 1,\,\,\,a \in \left[ {0;1} \right]$.

$\mathop { \Rightarrow Min}\limits_{\left[ {0;1} \right]} I\left( a \right) = e – \frac{3}{2} \Rightarrow \int_0^1 {{e^x}f\left( x \right){\rm{d}}x} \le \left| {\int_0^1 {{e^x}f\left( x \right){\rm{d}}x} } \right| \le e – \frac{3}{2} \approx 1,22$.

Vậy $I \in \left( { – \frac{5}{4};\frac{3}{2}} \right)$ .

Câu 15. Cho hàm số $f\left( x \right)$ có đạo hàm liên tục thỏa mãn $f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0$, $\int\limits_{\frac{\pi }{2}}^\pi {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x} = \frac{\pi }{4}$ và $\int\limits_{\frac{\pi }{2}}^\pi {\cos x\,f\left( x \right){\rm{d}}x} = \frac{\pi }{4}$. Tính $f\left( {2018\pi } \right)$.

A. $ – 1$. B. $0$. C. $\frac{1}{2}$. D. $1$.

Lời giải

Chọn D

Bằng công thức tích phân từng phần ta có:

$\int\limits_{\frac{\pi }{2}}^\pi {\cos xf\left( x \right){\rm{d}}x} = \left. {\left[ {\sin xf\left( x \right)} \right]} \right|_{\frac{\pi }{2}}^\pi – \int\limits_{\frac{\pi }{2}}^\pi {\sin xf’\left( x \right){\rm{d}}x} $. Suy ra $\int\limits_{\frac{\pi }{2}}^\pi {\sin xf’\left( x \right){\rm{d}}x} = – \frac{\pi }{4}$.

Hơn nữa ta tính được $\int\limits_{\frac{\pi }{2}}^\pi {{{\sin }^2}x{\rm{d}}x} = \int\limits_{\frac{\pi }{2}}^\pi {\frac{{1 – \cos 2x}}{2}{\rm{d}}x} = \left. {\left[ {\frac{{2x – \sin 2x}}{4}} \right]} \right|_{\frac{\pi }{2}}^\pi = \frac{\pi }{4}$.

Do đó: $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\left[ {f’\left( x \right)} \right]}^2}{\rm{d}}x} + 2\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\sin xf’\left( x \right){\rm{d}}x} + \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\sin }^2}x{\rm{d}}x} = 0 \Leftrightarrow \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{{\left[ {f’\left( x \right) + \sin x} \right]}^2}{\rm{d}}x} = 0$.

Suy ra $f’\left( x \right) = – \sin x$. Do đó $f\left( x \right) = \cos x + C$. Vì $f\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0$ nên $C = 0$.

Ta được $f\left( x \right) = \cos x$$ \Rightarrow f\left( {2018\pi } \right) = \cos \left( {2018\pi } \right) = 1$.

Giải bài tập những môn khác

Tài liệu môn toán

Tài liệu tin học

Tài liệu Lớp 1

Tài liệu Lớp 2

Tài liệu Lớp 3

Tài liệu Lớp 4

Tài liệu Lớp 5

Trò chơi Powerpoint

Sáng kiến kinh nghiệm