[Tài liệu môn toán 12] Phương pháp tìm nguyên hàm các hàm số lượng giác (Phần 2)

Phương pháp tìm nguyên hàm các hàm số lượng giác (Phần 2)

1. Tổng quan về bài học:

Bài học này là phần tiếp theo của bài học về phương pháp tìm nguyên hàm các hàm số lượng giác, tập trung vào các kỹ thuật nâng cao và phức tạp hơn. Phần 1 đã giới thiệu các nguyên hàm cơ bản của hàm lượng giác và một số phương pháp đơn giản. Phần 2 sẽ mở rộng kiến thức đó, trang bị cho học sinh khả năng giải quyết các bài toán nguyên hàm phức tạp hơn, đòi hỏi sự kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau. Mục tiêu chính của bài học là giúp học sinh nắm vững các phương pháp tìm nguyên hàm của các hàm lượng giác phức tạp, bao gồm cả những hàm chứa tích, thương, hợp của các hàm lượng giác, và áp dụng thành thạo vào giải các bài toán.

2. Kiến thức và kỹ năng:

Sau khi hoàn thành bài học này, học sinh sẽ:

Nắm vững các công thức nguyên hàm của các hàm lượng giác cơ bản và mở rộng. Thành thạo các kỹ thuật tích phân từng phần áp dụng cho hàm lượng giác. Hiểu và áp dụng phương pháp đổi biến số trong việc tìm nguyên hàm của hàm lượng giác phức tạp. Biết cách sử dụng các công thức lượng giác để đơn giản hóa biểu thức trước khi tìm nguyên hàm. Giải quyết được các bài toán tìm nguyên hàm liên quan đến hàm lượng giác có độ phức tạp cao. Phân biệt và lựa chọn phương pháp phù hợp để giải quyết từng bài toán cụ thể. Rèn luyện kỹ năng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề toán học. 3. Phương pháp tiếp cận:

Bài học được tổ chức theo hướng dẫn dắt từ dễ đến khó. Đầu tiên, chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức cơ bản về nguyên hàm của hàm lượng giác đã học ở phần 1. Sau đó, bài học sẽ trình bày các phương pháp nâng cao thông qua các ví dụ minh họa cụ thể, được giải chi tiết từng bước. Mỗi phương pháp sẽ được giải thích rõ ràng, kèm theo các bài tập thực hành để học sinh củng cố kiến thức. Ngoài ra, bài học sẽ sử dụng hình ảnh minh họa để giúp học sinh dễ dàng hình dung và hiểu bài. Cuối cùng, bài học sẽ có một số bài tập tổng hợp để học sinh tự luyện tập và kiểm tra kiến thức đã học.

4. Ứng dụng thực tế:

Kiến thức về nguyên hàm các hàm số lượng giác có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là:

Vật lý: Tính toán quãng đường, vận tốc, gia tốc của vật chuyển động điều hòa.
Kỹ thuật: Giải các phương trình vi phân trong mô hình hóa hệ thống.
Kinh tế: Xây dựng mô hình kinh tế, dự báo xu hướng thị trường.
Thống kê: Tính toán xác suất và phân phối xác suất.

5. Kết nối với chương trình học:

Bài học này có mối liên hệ chặt chẽ với các bài học khác trong chương trình toán học, cụ thể là:

Đạo hàm: Kiến thức về đạo hàm là nền tảng để hiểu và áp dụng các công thức nguyên hàm.
Tích phân: Nguyên hàm là khái niệm cơ bản để hiểu và áp dụng tích phân.
Phương trình vi phân: Nguyên hàm được sử dụng rộng rãi trong việc giải các phương trình vi phân.
Ứng dụng của tích phân: Việc tìm nguyên hàm là bước quan trọng trong việc tính toán tích phân xác định.

6. Hướng dẫn học tập:

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập, học sinh nên:

Xem trước bài học: Đọc trước nội dung bài học để có cái nhìn tổng quan về kiến thức cần học.
Chăm chú theo dõi bài giảng: Tập trung nghe giảng và ghi chép những kiến thức quan trọng.
Thực hành thường xuyên: Giải nhiều bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
Thảo luận nhóm: Trao đổi với bạn bè để hiểu rõ hơn về những vấn đề khó khăn.
Tìm kiếm tài liệu tham khảo: Tìm kiếm thêm tài liệu tham khảo để mở rộng kiến thức.
* Kiểm tra lại kiến thức: Thường xuyên ôn lại kiến thức đã học để ghi nhớ lâu hơn.

Meta Tiêu đề: Phương Pháp Tìm Nguyên Hàm Lượng Giác (Phần 2) Meta Mô tả: Khám phá các kỹ thuật nâng cao tìm nguyên hàm hàm số lượng giác. Bài học bao gồm tích phân từng phần, đổi biến số và ứng dụng thực tế. Nắm vững các phương pháp giải quyết bài toán phức tạp. Keywords:

Nguyên hàm, hàm số lượng giác, tích phân, tích phân từng phần, đổi biến số, công thức lượng giác, bài tập nguyên hàm, hàm sin, hàm cos, hàm tan, hàm cot, hàm sec, hàm cosec, nguyên hàm lượng giác cơ bản, nguyên hàm lượng giác nâng cao, phương pháp tìm nguyên hàm, toán học lớp 12, giải tích, toán cao cấp, ứng dụng nguyên hàm, bài tập thực hành, ví dụ minh họa, công thức nguyên hàm, kỹ thuật tích phân, phương pháp giải toán, bài tập ôn tập, kiểm tra kiến thức, ôn tập cuối năm, ôn thi đại học, toán 12 nâng cao, nguyên hàm lượng giác phức tạp, bài toán nguyên hàm, tìm nguyên hàm hàm lượng giác, kỹ thuật giải toán, bài tập trắc nghiệm, ôn tập toán 12, học toán online.

Bài viết trình bày phương pháp tìm nguyên hàm các hàm số lượng giác, đây là dạng nguyên hàm thường gặp trong các đề thi THPT Quốc gia, đề tuyển sinh Đại học – Cao đẳng.


XEM LẠI PHẦN 1Phương pháp tìm nguyên hàm các hàm số lượng giác (Phần 1)


Phương pháp 2: Xác định nguyên hàm các hàm số lượng giác bằng cách sử dụng các phép biến đổi lượng giác.
Phương pháp chung: Sử dụng các phép biến đổi lượng giác đưa biểu thức dưới dấu tích phân về dạng quen thuộc. Các phép biến đổi thường dùng bao gồm:
+ Phép biến đổi tích thành tổng.
+ Hạ bậc.
+ Các kỹ thuật biến đổi khác.


Dạng 1: Sử dụng phép biến đổi tích thành tổng.
Cách giải: Ở đây chúng ta nhớ lại các công thức lượng giác sau:
$\cos x\cos y = \frac{1}{2}\left[ {\cos (x + y) + \cos (x – y)} \right].$
$\sin x\sin y = \frac{1}{2}\left[ {\cos (x – y) – \cos (x + y)} \right].$
$\sin x\cos y = \frac{1}{2}\left[ {\sin (x + y) + \sin (x – y)} \right].$
$\cos x\sin y = \frac{1}{2}\left[ {\sin (x + y) – \sin (x – y)} \right].$


Ví dụ 11: Tìm họ nguyên hàm của hàm số: $f(x) = \cos 3x.\cos 5x.$


Sử dụng các phép biến đổi tích thành tổng, ta được: $f(x) = \frac{1}{2}(\cos 8x + \cos 2x).$
Khi đó: $F\left( x \right) = \frac{1}{2}\int {\left( {\cos 8x + \cos 2x} \right)dx} $ $ = \frac{1}{2}\left( {\frac{1}{8}\sin 8x + \frac{1}{2}\sin 2x} \right) + C.$


Chú ý: Nếu hàm $f(x)$ là tích của nhiều hơn $2$ hàm số lượng giác ta thực hiện phép biến đổi dần, cụ thể ta đi xem xét ví dụ sau:


Ví dụ 12: Tìm họ nguyên hàm của hàm số: $f(x) = \cos x.\sin 2x.\cos 3x.$


Sử dụng các phép biến đổi tích thành tổng, ta được: $f(x) = \frac{1}{2}(\sin 3x + \sin x)\cos 3x$ $ = \frac{1}{2}(\sin 3x.\cos 3x + \cos 3x.\sin x)$ $ = \frac{1}{2}\left[ {\frac{1}{2}\sin 6x + \frac{1}{2}(\sin 4x – \sin 2x)} \right]$ $ = \frac{1}{4}(\sin 6x + \sin 4x + \sin 2x).$
Khi đó: $F(x) = \frac{1}{4}\int {(\sin 6x + \sin 4x + \sin 2x)} dx$ $ = \frac{1}{4}\left( { – \frac{1}{6}\cos 6x – \frac{1}{4}\cos 4x – \frac{1}{2}\cos 2x} \right) + C$ $ = – \frac{1}{{24}}\cos 6x – \frac{1}{{16}}\cos 4x – \frac{1}{4}\cos 2x + C.$


Ví dụ 13: Tìm họ nguyên hàm của hàm số: $f(x) = \tan x.\tan \left( {\frac{\pi }{3} – x} \right).\tan \left( {\frac{\pi }{3} + x} \right).$


Ta có: $f(x) = \frac{{\sin x.\sin \left( {\frac{\pi }{3} – x} \right).\sin \left( {\frac{\pi }{3} + x} \right)}}{{\cos x.\cos \left( {\frac{\pi }{3} – x} \right).\cos \left( {\frac{\pi }{3} + x} \right)}}.$
Sử dụng các phép biến đổi tích thành tổng, ta được:
$\sin x.\sin \left( {\frac{\pi }{3} – x} \right).\sin \left( {\frac{\pi }{3} + x} \right)$ $ = \frac{1}{2}\sin x\left( {\cos 2x – \cos \frac{{2\pi }}{3}} \right)$ $ = \frac{1}{2}\cos 2x.\sin x + \frac{1}{4}\sin x$ $ = \frac{1}{4}(\sin 3x – \sin x) + \frac{1}{4}\sin x$ $ = \frac{1}{4}\sin 3x.$
$\cos x.\cos \left( {\frac{\pi }{3} – x} \right).\cos \left( {\frac{\pi }{3} + x} \right)$ $ = \frac{1}{2}\cos x\left( {\cos \frac{{2\pi }}{3} + \cos 2x} \right)$ $ = – \frac{1}{4}\cos x + \frac{1}{2}\cos 2x.\cos x$ $ = – \frac{1}{4}\cos x + \frac{1}{4}(\cos 3x + \cos x)$ $ = \frac{1}{4}\cos 3x.$
Suy ra: $f(x) = \tan 3x.$
Khi đó: $F(x) = \frac{1}{4}\int {\tan } 3xdx$ $ = \frac{1}{4}\int {\frac{{\sin 3x}}{{\cos 3x}}} dx = $ $ – \frac{1}{{12}}\int {\frac{{d(\cos 3x)}}{{\cos 3x}}} $ $ = – \frac{1}{{12}}\ln |\cos 3x| + C.$


Dạng 2: Sử dụng công thức hạ bậc.
Cách giải: Ở đây chúng ta ghi nhớ lại các công thức lượng giác:
${\sin ^2}x = \frac{{1 – \cos 2x}}{2}.$
${\cos ^2}x = \frac{{1 + \cos 2x}}{2}.$
${\sin ^3}x = \frac{{3\sin x – \sin 3x}}{4}.$
${\cos ^3}x = \frac{{3\cos x + \cos 3x}}{4}.$
Các công thức trên được sử dụng trong các phép hạ bậc mang tính cục bộ, còn hằng đẳng thức: ${\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1$ được sử dụng trong các phép hạ bậc mang tính toàn cục cho các biểu thức, ví dụ như:
${\sin ^4}x + {\cos ^4}x$ $ = {\left( {{{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x} \right)^2} – 2{\sin ^2}x.{\cos ^2}x$ $ = 1 – \frac{1}{2}{\sin ^2}2x$ $ = 1 – \frac{1}{4}(1 – \cos 4x)$ $ = \frac{1}{4}\cos 4x + \frac{3}{4}.$
${\sin ^6}x + {\cos ^6}x$ $ = {\left( {{{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x} \right)^3}$ $ – 3{\sin ^2}x.{\cos ^2}x\left( {{{\sin }^2}x + {{\cos }^2}x} \right)$ $ = 1 – \frac{3}{4}{\sin ^2}2x$ $ = 1 – \frac{3}{8}(1 – \cos 4x)$ $ = \frac{3}{8}\cos 4x + \frac{5}{8}.$


Ví dụ 14: Tìm họ nguyên hàm của hàm số: $f(x) = {\sin ^4}2x.$
Biến đổi $f(x)$ về dạng: $f(x) = {\left( {\frac{{1 – \cos 4x}}{2}} \right)^2}$ $ = \frac{1}{4}\left( {1 – 2\cos 4x + {{\cos }^2}4x} \right)$ $ = \frac{1}{4}\left[ {1 – 2\cos 4x + \frac{1}{2}(1 + \cos 8x)} \right]$ $ = \frac{1}{8}(3 – 4\cos 4x + \cos 8x).$
Khi đó: $F(x) = \frac{1}{8}\int {\left( {3 – 4\cos 4x + \cos 8x} \right)dx} $ $ = \frac{1}{8}\left( {3x – \sin 4x + \frac{1}{8}\sin 8x} \right) + {\rm{C}}{\rm{.}}$


Ví dụ 15: Tìm họ nguyên hàm của hàm số: $f(x) = {\sin ^8}x + {\cos ^8}x.$


Biến đổi $f(x)$ về dạng: $f(x) = {\left( {{{\sin }^4}x + {{\cos }^4}x} \right)^2} – 2{\sin ^4}x.{\cos ^4}x$ $ = {\left( {\frac{1}{4}\cos 4x + \frac{3}{4}} \right)^2} – \frac{1}{8}{\sin ^4}2x$ $ = \frac{1}{{16}}{\cos ^2}4x + \frac{3}{8}\cos 4x$ $ + \frac{9}{{16}} – \frac{1}{8}{\left( {\frac{{1 – \cos 4x}}{2}} \right)^2}$ $ = \frac{1}{{16}} \cdot \frac{{1 + \cos 8x}}{2} + \frac{3}{8}\cos 4x$ $ + \frac{9}{{16}} – \frac{1}{{32}}{\left( {1 – 2\cos 4x + {{\cos }^2}4x} \right)^2}$ $ = \frac{{1 + \cos 8x}}{{32}} + \frac{3}{8}\cos 4x + \frac{9}{{16}}$ $ – \frac{1}{{32}}{\left( {1 – 2\cos 4x + \frac{{1 + \cos 8x}}{2}} \right)^2}$ $ = \frac{1}{{64}}\cos 8x + \frac{7}{{16}}\cos 4x + \frac{{35}}{{64}}.$
Khi đó: $F\left( x \right) = \frac{1}{{64}}\int {\cos 8xdx} + \frac{7}{{16}}\int {\cos 4xdx} + \frac{{35}}{{64}}\int {dx} $ $ = \frac{1}{{512}}\sin 8x + \frac{7}{{64}}\sin 4x + \frac{{35}}{{64}} + C.$


Chú ý: Nhiều bài toán cần vận dụng đồng thời hai kỹ thuật biến đổi tổng thành tích và hạ bậc.


Ví dụ 16: Tìm họ nguyên hàm của hàm số:
a) $f(x) = {\sin ^3}x.\sin 3x.$
b) $f(x) = {\sin ^3}x.\cos 3x + {\cos ^3}x.\sin 3x.$


a) Biến đổi $f(x)$ về dạng: $f(x) = \frac{{3\sin x – \sin 3x}}{4}\sin 3x$ $ = \frac{3}{4}\sin 3x.\sin x – \frac{1}{4}{\sin ^2}3x$ $ = \frac{3}{8}\left( {\cos 2x – \cos 4x} \right) – \frac{1}{8}\left( {1 – \cos 6x} \right)$ $ = \frac{1}{8}\left( {3\cos 2x – 3\cos 4x + \cos 6x – 1} \right).$
Khi đó: $F(x) = \frac{1}{8}\int {(3\cos 2x – 3\cos 4x + \cos 6x – 1)} dx$ $ = \frac{1}{8}\left( {\frac{3}{2}\sin 2x – \frac{3}{4}\sin 4x + \frac{1}{6}\sin 6x – x} \right) + C.$
b. Biến đổi $f(x)$ về dạng: $f(x) = \frac{{3\sin x – \sin 3x}}{4}\cos 3x$ $ + \frac{{\cos 3x + 3\cos x}}{4}\sin 3x$ $ = \frac{3}{4}(\cos 3x.\sin x + \sin 3x.\cos x)$ $ = \frac{3}{4}\sin 4x.$
Khi đó: $F\left( x \right) = \frac{3}{4}\int {\sin 4xdx} $ $ = – \frac{3}{{16}}\cos 4x + C.$


Dạng 3: Sử dụng các phép biến đổi lượng giác khác nhau.
Cách giải
: Ở đây ngoài việc vận dụng một cách linh hoạt các công thức biến đổi lượng giác các em học sinh còn cần thiết biết cách định hướng trong phép biến đổi.


Ví dụ 17: Tìm họ nguyên hàm của hàm số:
a) $f(x) = \frac{{\sin x – \cos x}}{{\sin x + \cos x}}.$
b) $f(x) = \frac{{\cos 2x}}{{\sin x + \cos x}}.$


a) Ta có: $F(x) = \int {\frac{{\sin x – \cos x}}{{\sin x + \cos x}}} dx$ $ = – \int {\frac{{d(\sin x + \cos x)}}{{\sin x + \cos x}}} $ $ = – \ln (\sin x + \cos x) + C.$
b) Ta có: $F(x) = \int {\frac{{\cos 2x}}{{\sin x + \cos x}}} dx$ $ = \int {\frac{{{{\cos }^2}x – {{\sin }^2}x}}{{\sin x + \cos x}}} dx$ $ = \int {(\cos x – \sin x)} dx$ $ = \sin x + \cos x + C.$


Ví dụ 18: Tìm nguyên hàm: $I = \int {\frac{{\sin 3x.\sin 4x}}{{\tan x + \cot 2x}}} dx.$


Biến đổi biểu thức dưới dấu tích phân về dạng: $\frac{{\sin 3x.\sin 4x}}{{\tan x + \cot 2x}}$ $ = \frac{{\sin 3x.\sin 4x}}{{\frac{{\cos x}}{{\cos x.\sin 2x}}}}$ $ = \sin 4x.\sin 3x.\sin 2x$ $ = \frac{1}{2}(\cos x – \cos 7x)\sin 2x$ $ = \frac{1}{2}(\sin 2x.\cos x – \cos 7x.\sin 2x)$ $ = \frac{1}{4}(\sin 3x + \sin x – \sin 9x + \sin 5x).$
Khi đó: $I = \frac{1}{4}\int {(\sin x + \sin 3x + \sin 5x – \sin 9x)} dx$ $ = – \frac{1}{4}\left( {\cos x + \frac{1}{3}\cos 3x + \frac{1}{5}\cos 5x – \frac{1}{9}\cos 9x} \right) + C.$


Tổng quát: Các nguyên hàm dạng $\int {{{\sin }^m}} x.{\cos ^n}xdx$ với $m$, $n$ là những số nguyên được tính nhờ các phép biến đổi hoặc dùng công thức hạ bậc.


Phương pháp 3: Tính tích phân các hàm lượng giác bằng phương pháp đổi biến.
Phương pháp chung: Để tìm nguyên hàm dạng $I = \int {\rm{R}} (\sin x,\cos x)dx$, trong đó $R$ là hàm hữu tỉ, ta lựa chọn một trong các hướng giải sau:
+ Hướng 1: Nếu ${\rm{R}}( – \sin x,\cos x) = – {\rm{R}}(\sin x,\cos x)$ thì sử dụng phép đổi biến tương ứng là: $t = \cos x.$
+ Hướng 2: Nếu $R(\sin x, – \cos x) = – R(\sin x,\cos x)$ thì sử dụng phép đổi biến tương ứng là: $t = \sin x.$
+ Hướng 3: Nếu ${\rm{R}}( – \sin x, – \cos x) = R (\sin x,\cos x)$ thì sử dụng phép đổi biến: $t = \tan x$ (một số trường hợp có thể là: $t = cot x$).
Do đó với các nguyên hàm dạng:
Nguyên hàm $I = \int {{{\tan }^n}} xdx$, với $n∈Z$ được xác định nhờ phép đổi biến: $t = \tan x.$
Nguyên hàm $I = \int {co{t^n}} xdx$, với $n∈Z$ được xác định nhờ phép đổi biến $t = \cot x.$
+ Hướng 4: Mọi trường hợp đều có thể đưa về tích phân các hàm hữu tỉ bằng phép đổi biến $t = \tan \frac{x}{2}.$


Ví dụ 19: Tìm nguyên hàm: $I = \int {\frac{{\cos x + \sin x.\cos x}}{{2 + \sin x}}} dx.$


Biến đổi $I$ về dạng: $I = \int {\frac{{(1 + \sin x)\cos x}}{{2 + \sin x}}} dx.$
Đặt $t = \sin x$ suy ra: $dt = \cos xdx$ và $\frac{{(1 + \sin x)\cos x}}{{2 + \sin x}}dx = \frac{{1 + t}}{{2 + t}}dt.$
Khi đó: $I = \int {\frac{{1 + t}}{{2 + t}}} dt$ $ = \int {\left( {1 – \frac{1}{{2 + t}}} \right)} dt$ $ = t – \ln |2 + t| + C$ $ = \sin x – \ln |2 + \sin x| + C.$
Nhận xét: Trong bài toán trên sở dĩ ta định hướng được phép biến đổi như vậy là bởi nhận xét rằng: $R(\sin x, – \cos x) = – R(\sin x,\cos x)$, do đó sử dụng phép đổi biến tương ứng là $t = \sin x.$


Ví dụ 20: Tìm nguyên hàm: $I = \int {\frac{{dx}}{{\sin x.{{\cos }^3}x}}} .$


Biến đổi $I$ về dạng: $I = \int {\frac{{dx}}{{\tan x.{{\cos }^4}x}}} .$
Đặt $t = \tan x$, suy ra: $dt = \frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x}}$ và $\frac{{dx}}{{\tan x.{{\cos }^4}x}}$ $ = \frac{1}{{\tan x}}\left( {1 + {{\tan }^2}x} \right)\frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x}}$ $ = \frac{{\left( {1 + {t^2}} \right)dt}}{t}$ $ = \left( {\frac{1}{t} + t} \right)dt.$
Khi đó: $I = \int {\left( {\frac{1}{t} + t} \right)dt} $ $ = \ln |t| + \frac{1}{2}{t^2} + C$ $ = \ln \left| {\tan x} \right| + \frac{1}{2}{\tan ^2}x + C.$


Nhận xét:
+ Trong bài toán trên sở dĩ ta định hướng được phép biến đổi như vậy là bởi nhận xét rằng: $R( – \sin x, – \cos x) = R(\sin x,\cos x).$
+ Việc đánh giá hàm số dưới dấu tích phân như trên để lựa chọn phép đặt ẩn phụ thích hợp luôn tỏ ra rất hiệu quả đối với bài toán xác định nguyên hàm của các hàm lượng giác chứa căn. Ta đi xem xét ví dụ sau:


Ví dụ 21: Tìm nguyên hàm: $I = \int {\frac{{dx}}{{\sqrt[4]{{{{\sin }^3}x.{{\cos }^5}x}}}}} .$


Biến đổi $I$ về dạng: $I = \int {\frac{{dx}}{{\sqrt[4]{{{{\tan }^3}x.{{\cos }^8}x}}}}} $ $ = \int {\frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x.\sqrt[4]{{{{\tan }^3}x}}}}.} $
Đặt $t = \tan x$, suy ra: $dt = \frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x}}$ và $\frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x.\sqrt[4]{{{{\tan }^3}x}}}} = \frac{{dt}}{{\sqrt[4]{{{t^3}}}}}.$
Khi đó: $I = \int {\frac{{dt}}{{\sqrt[4]{{{t^3}}}}}} $ $ = 4\sqrt[4]{t} + C$ $ = 4\sqrt[4]{{\tan x}} + C.$


Ví dụ 22: Tìm nguyên hàm: $I = \int {\frac{{\sin xdx}}{{\cos x\sqrt {{{\sin }^2}x + 1} }}} .$


Đặt $t = \cos x \Rightarrow dt = – \sin xdx$, do đó: $I = – \int {\frac{{dt}}{{t\sqrt {2 – {t^2}} }}} .$
Ta cần xét 2 trường hợp: $t>0$ và $t<0:$
+ Với $t>0$, ta có: $I = – \int {\frac{{dt}}{{{t^2}\sqrt {\frac{2}{{{t^2}}} – 1} }}} $ $ = \int {\frac{{d\left( {\frac{1}{t}} \right)}}{{\sqrt {\frac{2}{{{t^2}}} – 1} }}} $ $ = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\ln \left| {\frac{{\sqrt 2 }}{t} + \sqrt {\frac{2}{{{t^2}}} – 1} } \right| + C$ $ = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\ln \left| {\frac{{\sqrt 2 + \sqrt {2 – {t^2}} }}{t}} \right| + C.$
+ Với $t<0$, ta có: $I = \int {\frac{{dt}}{{{t^2}\sqrt {\frac{2}{{{t^2}}} – 1} }}} $ $ = – \int {\frac{{d\left( {\frac{1}{t}} \right)}}{{\sqrt {\frac{2}{{{t^2}}} – 1} }}} $ $ = – \frac{1}{{\sqrt 2 }}\ln \left| {\frac{{\sqrt 2 }}{t} + \sqrt {\frac{2}{{{t^2}}} – 1} } \right| + C$ $ = – \frac{1}{{\sqrt 2 }}\ln \left| {\frac{{\sqrt 2 – \sqrt {2 – {t^2}} }}{t}} \right| + C$ $ = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\ln \left| {\frac{{\sqrt 2 + \sqrt {2 – {t^2}} }}{t}} \right| + C.$
Tóm lại ta được: $I = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\ln \left| {\frac{{\sqrt 2 + \sqrt {2 – {t^2}} }}{t}} \right| + C$ $ = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\ln \left| {\frac{{\sqrt 2 + \sqrt {1 + {{\sin }^2}x} }}{{\cos x}}} \right| + C.$


Phương pháp 4: Xác định nguyên hàm các hàm lượng giác bằng phương pháp tích phân từng phần.
Phương pháp chung:
Dạng 1: Tìm nguyên hàm: $\int {P\left( x \right)} \sin \alpha xdx$ hoặc $\int {P\left( x \right)} \cos \alpha xdx$, với $P$ là một đa thức thuộc $R[X]$ và $α∈R^*.$
Khi đó, ta đặt: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{u = P(x)}\\
{dv = \sin \alpha xdx}
\end{array}} \right.$ hoặc $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{u = P(x)}\\
{dv = \cos \alpha xdx}
\end{array}} \right.$
Dạng 2: Tìm nguyên hàm: $\int {{e^{ax}}\cos bxdx} $ hoặc $\int {{e^{ax}}\sin bxdx} $ với $a,b \ne 0.$
Khi đó, ta đặt: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{u = \cos bx}\\
{dv = {e^{ax}}dx}
\end{array}} \right.$ hoặc $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{u = \sin bx}\\
{dv = {e^{ax}}dx}
\end{array}} \right.$


Ví dụ 23: Tìm nguyên hàm: $I = \int {\frac{x}{{{{\cos }^2}x}}dx} .$


Sử dụng phương pháp tích phân từng phần, bằng cách đặt: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{u = x}\\
{dv = \frac{{dx}}{{{{\cos }^2}x}}}
\end{array}} \right.$ $ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{du = dx}\\
{v = \tan x}
\end{array}} \right.$
Khi đó: $I = x\tan x – \int {\tan } xdx$ $ = x\tan x – \int {\frac{{\sin x}}{{\cos x}}} dx$ $ = x\tan x + \int {\frac{{d(\cos x)}}{{\cos x}}} $ $ = x\tan x + \ln |\cos x| + C.$


Ví dụ 24: Tìm nguyên hàm: $I = \int {\frac{{{{\cos }^2}xdx}}{{{{\sin }^3}x}}} .$


Biến đổi $I$ về dạng: $I = \int {\frac{{\cos x \cdot d(\sin x)}}{{{{\sin }^3}x}}} .$
Đặt $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{u = \cos x}\\
{dv = \frac{{d(\sin x)}}{{{{\sin }^3}x}}}
\end{array}} \right.$ $ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{du = – \sin xdx}\\
{v = – \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}}
\end{array}} \right.$
Khi đó: $I = – \frac{{\cos x}}{{{{\sin }^2}x}} – \int {\frac{{dx}}{{\sin x}}} $ $ = – \frac{{\cos x}}{{{{\sin }^2}x}} – \int d \left( {\ln \left| {\tan \frac{x}{2}} \right|} \right)$ $ = – \frac{{\cos x}}{{{{\sin }^2}x}} – \ln \left| {\tan \frac{x}{2}} \right| + C.$


Chú ý: Bài toán trên cũng có thể giải được bằng phương pháp đổi biến số, bằng cách nhận xét rằng: ${\rm{R}}( – \sin x,\cos x) = – {\rm{R}}(\sin x,\cos x)$, ta sử dụng phép đổi biến tương ứng là $t=\cos x.$

Giải bài tập những môn khác

Môn Ngữ văn Lớp 12

Môn Vật lí Lớp 12

Môn Sinh học Lớp 12

Môn Hóa học Lớp 12

Môn Tiếng Anh Lớp 12

  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Bright
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 English Discovery
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Friends Global
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 Global Success
  • Đề thi đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 English Discovery
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Global Success - Kết nối tri thức
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery - Cánh buồm
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global - Chân trời sáng tạo
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Global Success
  • SBT Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SBT Tiếng anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 english Discovery
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • SGK Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 Bright
  • Tiếng Anh Lớp 12 Friends Global
  • Tiếng Anh Lớp 12 iLearn Smart World
  • Tiếng Anh Lớp 12 English Discovery
  • Tiếng Anh Lớp 12 Global Success
  • Tài liệu tin học

    Tài liệu Lớp 1

    Tài liệu Lớp 2

    Tài liệu Lớp 3

    Tài liệu Lớp 4

    Tài liệu Lớp 5

    Trò chơi Powerpoint

    Sáng kiến kinh nghiệm